Con tàu vũ trụ này đã mang theo nhiều camera, quang phổ kế và những dụng cụ khác để phân tích nồng độ bụi, xem bản đồ màu sắc, thu thập hơn một triệu quang phổ trên bề mặt, đo đạc thành phần bầu khí quyển của Diêm Vương Tinh, tìm kiếm các vệ tinh mới và tạo bản đồ nhiệt của hành tinh này.
New Horizons được phóng ra khỏi Trái Đất với vận tốc 58.000km/h vào tháng 1/2006, khiến nó trở thành con tàu vũ trụ nhanh nhất tại thời điểm đó. Khoảng cách của tàu tính từ Trái đất hiện nay là 4,43 tỷ km và chỉ 440 triệu km từ Diêm Vương Tinh, các quan chức NASA cho biết.
Đây sẽ là một bước tiến mới của ngành khoa học không gian bởi vì NASA hiện nay có rất ít thông tin về hành tinh Diêm Vương, Alan Stern, Trưởng ban điều tra New Horizons cho biết. Hành tinh này quá xa đối với các loại kính thiên văn, thậm chí nếu chúng được đặt trên Trái đất hay ngoài không gian.
Các nhà khoa học cho biết, Diêm Vương Tinh có lẽ có đến 70% là băng đá lởm chởm, một bầu khí quyển mỏng dễ bốc hơi và ít nhất 5 vệ tinh xung quanh. Diêm Vương Tinh, có tên khoa học là Pluto, là "hành tinh lùn" lớn thứ hai được biết đến trong Hệ Mặt Trời (sau Eris) và là vật thể lớn thứ 18 có thể quan sát thấy trực tiếp quay quanh Mặt Trời .
"Tất cả mọi thứ chúng ta biết về hành tinh Diêm Vương cho đến nay có thể phù hợp với những tài liệu trước đây", Alan Stern nói. "Đây sẽ là điều rất thú vị. Lần đầu tiên con người sẽ đi đến gần một hành tinh mới và chúng ta sẽ có thêm một số thông tin mới để bổ sung vào kho kiến thức của loài người. Tàu New Horizons theo kế hoạch sẽ đến điểm dự định vào ngày 14/7/2015.