Cho đến khi cuộc chiến kết thúc, lực lượng Kriegsmarine, Hải quân Phát xít Đức đã có trong tay 1.162 tàu ngầm U-boat. Tên gọi của nó bắt nguồn từ tiếng Đức “Unterseeboot”, tức là tàu lặn dưới biển. Vào thời điểm cuộc chiến bắt đầu, chỉ huy của hạm đội tàu U-boat của Đức là Karl Donitz từng nói, nếu ông ta có 300 tàu U-boat thì sẽ “có thể bóp chết Anh và chiến thắng cuộc chiến”.
Ban đầu, Kriegsmarine chỉ có 56 chiếc U-boat, nhưng trong suốt chiều dài cuộc chiến, riêng loại U-boat VII lực lượng này đã có đến 691 chiếc. Đây là ảnh chụp tàu ngầm U-boat trong một cuộc tập trận vào năm 1936.
Tàu U-boat không được coi là một tàu ngầm thực thụ giống như các tàu ngày nay, nó là một tàu chiến có khả năng lặn xuống biển ở một độ sâu vừa phải. Động cơ diesel của tàu này cần không khí, do vậy khi lặn, tàu được vận hành bởi 100 tấn ắc quy chì và phải nổi lên sau vài tiếng khi không khí và pin đều cạn kiệt.
Do chạy bằng ắc quy, tàu U-boat rất chậm khi lặn dưới biển. Vận tốc của tàu khi lặn chỉ vào khoảng 8 hải lý/giờ, so với 17,2 hải lý/giờ khi nổi trên mặt nước.
Tàu được vận hành bởi 44 người.
Không gian trên tàu rất chật hẹp. Đây là ảnh chụp bên trong một tàu ngầm U-boat.
Tàu U-boat được trang bị một khẩu pháo 88mm trên bong, cùng một súng đại liên phòng không 20mm.
Tàu U-boat còn có thủy lôi để tấn công từ dưới lòng biển. Đây là ảnh chụp thủy lôi G7 của Đức, loại vũ khí tiêu chuẩn cho tất cả các tàu U-boat và các tàu sử dụng thủy lôi trong cuộc chiến.
Tuy nhiên, nhiều loại thủy lôi vào thời kỳ đầu cuộc chiến thường phát nổ sớm hoặc hoàn toàn không nổ.
Đến năm 1943, quân Đồng Minh đã bắt đầu săn tìm U-boat trên biển. Đây là ảnh chụp máy bay Đồng minh ném bom một tàu U-boat.
Đến cuối cuộc chiến, U-boat trở thành cánh cửa tử thần đối với thủy thủ Đức. Trong số 40.900 người lái U-boat, khoảng 28.000 người đã tử trận. Ảnh trên chụp lại cảnh lính Mỹ ở trên một con tàu U-boat mới chiếm được.
Tàu U-boat cũng đã đánh chìm hơn 2.600 tàu chiến của Quân Đồng minh trong Thế chiến II.