Tàu Kilo VN như 'hổ thêm cánh' với phi cơ P-3 Orion

Tàu Kilo VN như 'hổ thêm cánh' với phi cơ P-3 Orion
TPO - Với P-3 Orion, hải quân Việt Nam có thể tăng cường "đường ngắm" và bán kính chiến đấu của Hải quân Việt Nam lên đến hơn 2.500 km, có thể bao trọn khu vực Biển Đông.

Tàu Kilo VN như 'hổ thêm cánh' với phi cơ P-3 Orion

> Nga 'đua' tàu sân bay với Mỹ, Trung thế nào?
> Siêu ngư lôi có thể trang bị cho tàu Kilo Việt Nam
 

TPO - Với P-3 Orion, hải quân Việt Nam có thể tăng cường "đường ngắm" và bán kính chiến đấu của Hải quân Việt Nam lên đến hơn 2.500 km, có thể bao trọn khu vực Biển Đông.

Hổ thêm cánh

Sau khi các hãng tin Janes của Mỹ và Đài Tiếng nói nước Nga loan báo về khả năng Việt Nam có thể mua 6 phi cơ săn ngầm P-3 Orion của Mỹ, đài truyền hình Phượng Hoàng Kongkong cũng lập tức bình luận về vấn đề này. Theo Phượng Hoàng, lợi thế đáng nể của tàu ngầm Lớp Kilo mà Việt Nam mua là nó được trang bị tên lửa Club-S, là loại tên lửa siêu âm tầm xa, có khả năng tấn công các mục tiêu rất đáng nể và xứng đáng là "anh cả" trong các loại tên lửa cùng loại.

Tuy nhiên những tên lửa này sẽ được cái gì chỉ thị mục tiêu để tạo lợi thế, đó là sự thiếu sót của lực lượng hải quân Việt Nam. Việt Nam là một quốc gia có lực lượng hải quân cỡ trung bình, và thiếu hẳn các vệ tinh, radar, máy bay cảnh báo sớm tầm xa và các phương tiện khác. Do đó, Phượng Hoàng nhận xét sự tăng cường máy bay P-3 sẽ dẫn đến việc phát huy những khả năng của tàu ngầm lớp Kilo và cả những loại tên lửa khác của các tàu mặt nước bị giới hạn.

Phượng Hoàng lưu ý khi hải quân Việt Nam được trang bị các máy bay tuần tra chống ngầm P-3C của Mỹ thì mọi chuyện lại trở thành hoàn toàn khác. Mặc dù chỉ là sự thêm thắt nhỏ nhoi nhưng với tầm phát hiện mục tiêu của loại trang bị này cùng với những thứ vũ khí mà nó có thể mang theo thì hải quân Việt Nam sẽ có thể tăng cường "đường ngắm" và bán kính chiến đấu của Hải quân Việt Nam với P-3C lên đến hơn 2.500 km, có thể bao trọn khu vực Biển Đông. Và quan trọng hơn là chiếc máy bay có thể ở lại lơ lửng hoạt động trên các đảo ở quần đảo Trường Sa một thời gian dài, điều này có ý nghĩa rằng hải quân Việt Nam sẽ củng cố hơn nữa tính chủ động và sự linh hoạt chiến thuật trên vùng biển Đông Việt Nam.

Hơn thế nữa, các máy bay tuần tra P-3C còn cung cấp chỉ thị các mục tiêu cho tàu ngầm Kilo 636 phát huy được lợi thế tấn công từ xa bằng tên lửa Club-S. Điều mà trước kia không thể nay đã có thể. Ngay cả trong thời bình, P-3C được sử dụng thường xuyên trong việc tuần tra thị sát ở quần đảo Trường Sa, có thể thấy hiệu quả và lợi thế rất lớn của P-3C.

Phượng Hoàng phân tích kể cả trường hợp máy bay chiến đấu của đối phương có thể tiếp nhiên liệu trên không, đủ để tuần tra gần như hầu hết không phận trên Biển Đông, nhưng cũng không tài nào kiểm soát được mọi lúc mọi nơi, mọi thời điểm. Đó là lúc mà P-3C hải quân Việt Nam có thể phát huy lợi thế. Có thế thấy rằng không thể đoán trước được điều gì với P-3C ở Biển Đông.

Tóm lại, giá trị chiến lược của P-3C hải quân Việt Nam là rất cao, và việc tăng cường được khả năng của tàu ngầm Kilo 636 nhằm cải thiện đáng kể sức mạnh quân sự của Hải quân Việt Nam trong việc được trang bị P-3C là không thể bàn cãi. Mặc dù Hoa Kỳ nhấn mạnh xuất khâu phiên bản "không vũ khí", nhưng đối với những biến đổi linh hoạt cao trong các điều khoản của P-3C, đó là điều rất khó lường.

Lịch sử phát triển 'sát thủ săn ngầm'

Máy bay tuần biển chống ngầm được thiết kế dựa trên cơ sở máy bay vận tải chở khách của Lockheed L-188 Electra về cơ bản và có những sửa đổi cho các hoạt động đặc thù. Hầu hết các máy bay P-3 đang phục vụ cho Hải quân Mỹ, Hải quân Nhật Bản và Không quân Hoàng gia Australia.

Lịch sử của P-3 bắt đầu vào cuối những năm 1950-x của thế kỷ XX, khi công ty Lockheed nhận được một đơn đặt hàng từ Hải quân Mỹ chuyển đổi máy bay 4 động cơ Lockheed L-188 "Electra" nguyên mẫu thử nghiệm, mã hiệu là model 185 P3V-1, sau đó được đặt tên là Orion.

Nguyên mẫu model được chuẩn bị đến tháng 9 năm 1958. Giai đoạn tiếp theo là chế tạo nguyên mẫu có thể hoạt động được từ chiếc L-188 Electra thứ 3. Trên nguyên mẫu thử nghiệm này đã tăng cường khả năng chịu đựng của khung sườn máy bay, tăng cường lượng dự trữ dầu, định sẵn khả năng lắp ở khoang trên một tổ hợp radar trinh sát, tìm kiếm mục tiêu, ở phần đuôi máy bay là thiết bị cảm ứng sensor phát hiện những biến động từ trường.

Nguyên mẫu thử nghiệm thực hiện chuyến bay lần đầu tiên vào ngày 25 .11.1959, giai đoạn thử nghiệm của các nhà sản xuất kết hợp với các chủ đầu tư đặt hàng đã kết thúc vào tháng 10.1960, kết quả là công ty Lockheed nhận được đơn đặt hàng đóng 7 chiếc máy bay trước khi sản xuất hàng loạt, nguyên mẫu sản xuất đầu tiên model 185 P3V-1 – cất cánh vào bầu trời ngày 15.04.1961 với các trang thiết bị điện tử được giới thiệu lắp trên thân máy bay.

Trong các thử nghiệm tại căn cứ không quân Pataksen, bao gồm ba mẫu VP3V-1. Tháng 3.1962 tại trung tâm thử nghiệm bay của Hải quân có năm nguyên mẫu Ao trước sản xuất được bay thử nghiệm, chiếc thứ sáu - đã được chuyển giao cho Trung tâm Hải quân nằm ​​ở Albuquerque để đánh giá hệ thống vũ khí trang bị trong chiến đấu.

Các thử nghiệm kiểm tra toàn bộ các tính năng kỹ chiến thuật của máy bay mới được hoàn thành vào tháng 6.1962. Một tháng sau, cùng với việc chuyển đổi sang hệ thống các ký hiệu mới các máy bay quân sự của Mỹ, chiếc máy bay đã được định danh là P-3.

Máy bay chống ngầm P-3 A/B

Tàu Kilo VN như 'hổ thêm cánh' với phi cơ P-3 Orion ảnh 1
 

Các chuẩn của không quân Hải quân Mỹ có những yêu cầu quan trọng về độ tin cậy khi thực hiện các phi vụ bay trên độ cao thấp (chế độ hoạt động chủ yếu của các máy bay chống ngầm) cao hơn hẳn so với máy bay chở khách, chính vì vậy nâng cấp máy bay đòi hỏi phải tăng cường cấu trúc thân và cánh. Đồng thời, P-3 vẫn giữ nguyên những yêu cầu tiêu chuẩn của máy bay hàng không dân dụng về sức bền vật liệu và tuân thủ theo những yêu cầu quan trọng về độ an toàn dân dụng khi các cấu trúc thân máy bay bị phá vỡ. Lượng dầu dự trữ từ model 185 ban đầu đã tăng từ 20613 lít lên đến 20631 và đến 34826 lít. Khi đưa vào sản xuất hàng loạt đã tăng cường đến 38 186 lít dầu.

Cấu trúc máy bay, so với "Electra", vẫn hầu như không thay đổi. Cánh loại ketxon cấu hình tạo nhiệt làm tan băng. Đuôi và cánh ổn định đuôi có dạng tương tự như cánh trước, nhưng có thêm hệ thống chống đóng băng bằng điện. Động lực máy bay bao gồm bốn động cơ turbin phản lựccánh quạt "Allison" T56-A-10W công suất 4.500 mã lực.

Cabin phi công
Cabin phi công.
 

Khác với chiếc máy bay tiền thân ban đầu L-188, Orioon được chia khoang theo chiều của thân máy bay, các cửa sổ của máy bay bị loại bỏ. Phần khoang phía trên của máy bay được ngăn kín có bố trí cabin lái của phi công và các vị trí công tác như bàn điều khiển các thiết bị tìm kiếm và trinh sát, , các trang thiết bị thông tin liên lạc trên máy bay, điều khiển vũ khí trên máy bay.

Phần khoang phía sau không có vách ngăn là nơi bố trí khoang vũ khí và khoang chứa 48 chiếc phao thủy siêu âm chống ngầm. So với L-188, P-3 có thân ngắn hơn 2,1 mét. Thiết kế thân máy bay được thay đổi để thêm khoang vũ khí và lắp đặt các trang thiết bị điện tử mới. Khoang chứa vũ khí được thiết kế để có thể chứa được ngư lôi, bom chìm ở độ sâu lớn, thủy lôi hoặc vũ khí hạt nhân. Máy bay cũng được thiết kế với 10 giá treo dưới cánh, để treo vũ treo các loại vũ khí chống tầu hoặc chống ngầm.

Tàu Kilo VN như 'hổ thêm cánh' với phi cơ P-3 Orion ảnh 3
 

Tổ hợp trinh sát tìm kiếm bao gồm hai hệ thống radar AN/APS-80 giám sát khu vực phía trước và phía sau của máy bay trên bề mặt trái đất, thiết bị phát hiện sự bất thường của từ trường ASO-10, thiết bị phát hiện khí thải của động cơ diesel tàu ngầm AN / ASR-3 "sniffer". Radar anten được đồng bộ hóa hoạt động sao cho đảm bảo quét một diện tích hình tròn chỉ trong một lần quay anten.
Ngoài việc phát hiện các mục tiêu trên bề mặt, các radar có thể hoạt động trong chế độ dẫn đường hàng hải và theo dõi, thông báo tình hình thời tiết. Thiết bị thủy siêu âm AN/AQA-3 hoặc AN / AQA-4 vẫn còn có hạn chế - trắc thủ chỉ có thể đồng thời phân tích thông tin của không quá bốn phao thiết bị thủy siêu âm sonobuoys (RSL).

Sơ đồ cấu tạo chung máy bay P-3 Orion
Sơ đồ cấu tạo chung máy bay P-3 Orion.
 

Thông tin từ tất cả các trang thiết bị, khí tài trinh sát truy tìm hoạt động trong một chế độ tự động hoặc bán tự động chuyển tải về vị trí công tác của sĩ quan điều phối chiến thuật – trên thực tế là chỉ huy các hoạt động tác chiến của máy bay. Sĩ quan chỉ huy thực tế là người "kiểm soát tình hình" và xác định các nhiệm vụ của các thành viên phi hành đoàn trong từng thời điểm riêng biệt của chuyến bay. Trên các máy bay thế hệ trước, phi hành đoàn gồm mười người: hai phi công, một kỹ sư kỹ thuật máy bay, quan sát viên, thông tin liên lạc và năm chuyên viên chuyên trách các thiết bị chống ngầm.
Chuyên viên điều khiển các thiết bị thủy siêu âm có trách nhiệm xác định và thả các phao thủy siêu âm sonar, thu thập và phân tích thông tin, cơ sở dữ liệu thu được từ các phao sonars do một chuyên viên khác đảm nhiệm, một khối lượng công việc rất lớn trong các nội dung công tác phải chịu trách nhiệm là trắc thủ radar, viên trắc thủ này chịu trách nhiệm trước phần lớn các trang thiết bị trinh sát, tìm kiếm mục tiêu- radar,thiết bị phát hiện sự bất thường của từ trường.

Các thế hệ tiếp theo của "Orion" số lượng thành viên phi hành đoàn đã tăng lên mười hai. Phần phía sau trong tổng khoang máy bay có 2 cabin cách âm cho hai quan sát viên (quan sát bên phải và trái), tủ bếp và hai gường cơ động cho các thành viên của phi hành đoàn nghỉ ngơi tạm thời.
Để phóng thả các phao thủy siêu âm sonar và phao tiêu, trong máy bay có thiết kế một khoang đặc biệt ở giữa thân. Trong tập hợp các phao trinh sát thủy siêu âm có các phao thủy siêu âm sonar hoạt động ở chế độ chủ động "Julie" và các phao hoạt động ở chế độ thụ động "Jezebel".

Để tìm kiếm các tầu ngầm và tọa độ chính xác của chúng theo các tọa độ địa lý bằng trường quan sát được cấu thành từ các thiết bị phao thủy siêu âm sonar, trên máy bay Orion có một hệ thống định vị cực kỳ tinh vi và chính xác nhất thời điểm đó. Mục đích chủ yếu của Orion là phát hiện các tầu ngầm xô viết, Do thời điểm đó, vị trí của các tầu ngầm tập trung chủ yếu ở vùng bán đảo Kola. Do đó, tổ hợp các thiết bị định vị mục tiêu cần phải có khả năng hoạt động trong vùng nước có vĩ độ cao, gần cực trái đất.

Một hệ thống cũng khá phức tạp, nhưng đơn giản hơn một chút là hệ thống thông tin nội bộ và truyền thông liên lạc, cho phép các thành viên trên máy bay có thể nhận được toàn bộ thông tin từ tất cả các đầu thu của các đài radio, lắp đặt trên máy bay.

Trong khoang phía trước của thân máy bay P-3 được bố trí ngư lôi tự dẫn chống ngầm Mk.43/44/46, các loại bom chìm đầu nổ thông thường và cả bom hạt nhân “Lulu”. P-3 có thể đeo bom, thủy lôi ngoài thân máy bay, có 3 giá treo vũ khí trên cánh và 2 giá treo vũ khí ở khoảng giưa các động cơ turbin cánh quạt và thân máy bay. Tổng khối lượng vũ khí trên thân lên đến 5380 kg.

Khi đưa Orion vào khai thác sử dụng, ngay lập tức các sĩ quan hải quân phát hiện ra những điểm yếu của P-3 trong các thiết bị của hệ thống AQA-3 và hệ thống đã được nâng cấp AQA-4. Việc tìm kiếm tầu ngầm với loại khí tài truyền thống thủy âm, sonar có hiệu quả khá cao, nhưng sác xuất phát hiện tầu ngầm bằng những biến động dị thường của thiết bị đo từ trường thì kém hơn hẳn, còn các thiết bị còn lại chỉ có thể phát hiện tầu ngầm khi tầu hoạt động ở trên mặt nước hoặc ở độ sâu tiềm vọng. Hệ thống "sniffer" báo tín hiệu không chỉ từ khói dầu diesel của tầu ngầm, mà cả khí gas thoát ra từ động cơ turbin cánh quạt của máy bay P-3 Orion.

Hệ thống mới hơn xử lý và phân tích thông tin nhằm phát hiện tầu ngầm được lắp đặt và thử nghiệm trên chiếc P-3 thứ 35 khi xuất xưởng, chính thức trở thành chuẩn lắp đặt cho P-3 được bắt đầu từ chiếc máy bay thứ 110. Từ năm 1962 đến năm 1965 đã sản xuất 157 chiếc P-3A.

Từ chiếc máy bay thứ 158, nhà máy của công ty "Lockheed" bắt đầu đưa ra mẫu sản phẩm mới P-3B. Trên máy bay seria “Bravo” này lắp đặt động cơ turbin cánh quạt Т56-А-14 công suất đến 4910 sức ngựa. hệ thống nguồn điện thứ cấp, đồng thời trong biên chế của vũ khí trang bị tăng cường thêm tên lửa có điều khiển "Bulpap" lớp “Không đối hải”. Có tất cả 144 chiếc P-3B đã được sản xuất.

Vào năm 1978- trên máy bay mã số 152758 thử nghiệm hệ thống tiếp dầu trên không, để thực hiện nội dung đó trước cabin của phi công có lắp đặt bộ phận đầu ống tiếp dầu. Nhưng chiếc máy bay nay đến nay vẫn nằm trong nguyên mẫu thử nghiệm.

Thưc thi nhiệm vụ quân sự của Orion bắt đầu vào tháng 7 năm 1962, khi chiếc máy bay đầu tiên sản xuất hàng loạt P3V-1 được chuyển giao cho biên chế của lực lượng phi đoàn tuần biển VP-8. Sau đó các phi đoàn tuần biển VP-44 và VX-1 được tiếp nhận “Orion”, các máy bay này thay thế cho các máy bay tuần biển cũ P-2 Neptun.

Phi đoàn VP-8 đạt được trạng thái sẵn sàng chiến đấu vào tháng 9.1962 và lập tức được tham gia thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu. 12 chiếc P-3A của đơn vị tuần biển trực tiếp thực hiện nhiệm vụ phong tỏa quốc đảo Kyba trong Khủng hoảng biển Caribbean năm 1962.

Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, P-3A thuộc phi đoàn VP-9, cất cánh từ sân bay ở Okinawa, tuần tra Vịnh Bắc Bộ trong suốt chiến dịch " "Market Time" để kiềm soát và ngăn chặn tuyến đường vận tải biển của mền Bắc Việt chi viện cho Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam (MTGP) cả sinh lực, vũ khí và trang thiết bị chiến tranh. Nhiệm vụ tuần tra ban ngày, chủ yếu được giao cho các tàu xuồng của Hải quân Mỹ, và vào ban đêm trên các vùng biển ven bờ là hoạt động tuần tra kiểm soát của "Orion" phát hiện những chiếc thuyền và tầu vận tải nhỏ bằng radar.
Máy bay tuần tra mới P-3A dần dần thay thế dần các thủy phi cơ P-5M "Marilyn." Trên chiến trường Việt Nam, "Orion" thích hợp hơn nhiều so với "Hải Vương tinh - Neptune" cho các hoat động tác chiến ở phía bắc của khu phi quân sự ( từ vĩ tuyến 17- DMZ) - trong các vùng nước của Vịnh Bắc Bộ, tiếp giáp với bờ biển của Miền Bắc Việt Nam.

Từ năm 1968, người Mỹ đã bắt đầu cắt giảm các lực lượng quân sự của mình ở Đông Dương, nhưng số lượng các máy bay tuần thám không thay đổi. Từ năm 1971, một số phi đội "Orion" hoạt động không chỉ từ Okinawa mà còn với từ các căn cứ khác như Philippines Sengli point, sân bay quân sự Cam Ranh và Tân Sơn Nhất miền Nam Việt Nam. Tháng 12.1971, người Mỹ rút lực lượng khỏi Cam Ranh và các máy bay "Orion" bắt đầu bay trên biển Đông từ sân bay Cubi Point thuộc Philippines.

Phong tỏa Cuba và chiến tranh Đông Dương, những giai đoạn phục vụ sáng láng của P-3 nhưng không phải là nhiệm vụ quân sự chủ yếu của "Orion". Mục đích yêu cầu nhiệm vụ chính của P-3 - theo dõi tàu ngầm kẻ thù tiềm năng. Các máy bay chống ngầm ngày đêm tuần tra các vùng biển tiếp giáp với bờ biển của Mỹ, cũng như các khu vực có khả năng hiển diện các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo của Liên bang Xô viết.

Tên lửa đạn đạo RSM-25 trên các tầu ngầm nguyên tử của Liên bang Xô Viết dự án 667 có tầm bắn từ 2000 – 3000 km, chính vì vậy khu vực tuần tra tìm kiếm các tầu ngầm mang tên lửa đạn đạo vùng Bắc Đại Tây Dương và Thái Bình Dương đều nằm trong phạm vi tuần thám của "Orion" có căn cứ trên lãnh thổ nước Mỹ. Bán kính hoạt động của P-3B khoảng 4000 km, đồng thời chế độ tiêu chuẩn hoạt động tuần biển của máy bay trên hai động cơ tiết kiệm nhiên liệu trong khu vực được giao trên khoảng cách là 1850 km tính từ căn cứ. Người Mỹ đã xây dựng một hệ thống toàn cầu các dài sonar trinh sát, tình báo và cảnh báo sớm cố định SOSUS, hệ thống này có khả năng phát hiện và xác định gần đúng tọa độ hoạt động của các tàu ngầm. Nhiệm vụ xác định chính xác vị trí của các tầu ngầm đối phương, chủng loại tầu ngầm và tấn công tiêu diệt trong điều kiện chiến tranh được giao cho P-3 “Orion”.

Ngoài nhiệm vụ tìm kiếm tầu ngầm, P-3 còn có nhiệm vụ triển khai các trận địa thủy lôi diễn tập, chỉ thị mục tiêu ngoài đường chân trời, cung cấp các thông tin cần thiết cho các tàu nổi, trinh sát khí tượng, tiến hành xác định tọa độ chính xác cho các hoạt động tìm kiếm cứu nạn trên biển.

Các máy bay tuần biển P-3B đầu tiên được giao cho các phi đoàn VP-9 và VP-26, có căn cứ Không quân Hải quân tại Moffett Fildts Brunswick vào tháng 1.1966. Chiếc “Bravo” cuối cùng được giao cho Phi đoàn VP-30 vào mùa hè năm 1968.

Máy bay P-3 “Orion” được giới thiệu với các khách hàng quốc tế đầu tiên tại triển lãm hàng không quốc tế Paris Air Show vào năm 1963. Máy bay được giới thiệu chi tiết cả khi thực hiện các chuyến bay cũng như đỗ trên đường băng. Máy bay đã trình diễn chế độ bay tuần thám tiết kiệm bằng hai động cơ và quay vòng với bán kính gần 500m. Người Mỹ đã triển khai một chiến dịch quảng cáo rầm rộ nhằm giới thiệu máy bay P-3 “Orion” với các đồng minh và khách hàng tiềm năng của mình.

Những đối thủ cạnh tranh của hãng "Lockheed" hoàn toàn không có mặt trong cuộc triển lãm này. Khi đó lần đầu tiên các nhà chế tạo máy bay châu Âu có đưa ra giới thiệu máy bay chống ngầm “Atlantic”, nhưng các thông số kỹ thuật bay của chiếc máy bay hai động cơ và tính năng kỹ chiến thuật của hệ thống trang thiết bị điện tử on board trên máy bay của họ thua sút hẳn so với P-3. Nước đầu tiên đặt mua “Orion” là New Zealand, 5 chiếc P-3 được nhập về đã thay thế các thủy phi cơ “Sort” và "Sunderland" MR. 5. Năm 1968, Úc mua của hãng Lockheed 10 chiếc P-3B.

Na Uy đã mua về 2 chiếc P-3B để thực hiện nhiệm vụ tuần tra bờ biển chuyên dụng, sau khi đã tháo bỏ hầu hết các trang thiết bị điện tử tuần thám chống ngầm, được đặt tên là P-3N và thực hiện nhiệm vụ tuần tra các vùng biển thuộc Na Uy.

Các nước đã mua “Orion” như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Thái Lan, Chile và Hy Lạp đã nhập về những chiếc P-3 đã qua sử dụng. Tây Ban Nha đã mua 3 chiếc P-3A đã qua sử dụng vào năm 1973, sau đó mua thêm 2 P-3A từ biên chế của Hải quân Mỹ và 5 chiếc P-3B từ lực lượng không quân của Na Uy.

Những chiếc “Orion” của Tây Ba Nha được biên chế vào không đoàn tuần tra số 221, đóng tại căn cứ không quân Jerez. Trong phi đoàn 221, các máy bay “Orion” được thay thế các thủy phi cơ đã lỗi thời HU-16А "Albatross", cuối những năm 1990 lực lượng không quân của Tây Ban Nha có trong biên chế 2 chiếc P-3A và 5 chiếc P-3B.

Bồ Đào Nha đã mua 6 chiếc "Orion", được lấy ra từ lực lượng vũ trang Úc, sau khi nâng cấp và hiện đại hóa, các máy bay này đã được được định danh là P-3P. Chiếc máy bay đầu tiên đã được nâng cấp tại nhà máy của công ty "Lockheed" tại California, năm chiếc còn lại – tại các nhà máy không quân của Bồ Đào Nha. Năm chiếc máy bay P-3 này nằm trong biên chế của Không đoàn 601, có trụ sở tại căn cứ không quân Lages, tại căn cứ trong thời kỳ "chiến tranh lạnh" đồng thời cùng làm nhiệm vụ thường xuyên có mặt ít nhất là 5 chiếc P-3 của Hải quân Mỹ.

Không quân hải quân Thái Lan nhận được 2 P-3B (P-3T), trước đây được trước đây được biên chế thuộc một trong những phi đoàn dự bị Không quân Hải quân Mỹ. "Orion" chống ngầm thay thế cho máy bay chống ngầm S-2A "Neptune" thuộc phi đoàn số 2 của Thái Lan (căn cứ không quân U-Tapao). Chilê và Hy Lạp cũng đã nhập 4 chiếc UP-3A và P-3B.

Hai chiếc EP-3A (EATS) được quân đội Mỹ sử dụng trong các vụ thử nghiệm tên lửa với mục đích xác định chính xác quỹ đạo bay của tên lửa. Hai chiếc EP-3A (SMILS) được sử dụng để kiểm soát và theo dõi các vụ phóng tên lửa từ các tầu ngầm nguyên tử mang tên lửa đạn đạo. Từ năm 1979, các máy bay Р-ЗА/В biên chế trong lực lượng dự bị của Hải quân Mỹ đã trải qua đợt nâng cấp và hiện đại hóa theo chương trình TACNAVMOD (Tactical Navigation Modification), trong khuôn khổ chương trình này đã lắp đặt các hệ thống sonar thủy âm kỹ thuật số AQA-5 DIFAR, tương tự Р-ЗС; máy bay được biết đến với mã hiệu Block I. Trong sự phát triển tiếp theo các P-3B được nâng cấp lên Block II ("Superbee") với các trang thiết bị tìm kiếm mục tiêu hoàn thiện hơn, các cảm biến hồng ngoại đồng thời có khả năng sử dụng tên lửa chống tàu Harpoon. Vào đầu những năm 1990, chương trình tiếp tục nâng cấp và hiện đại hóa Block III("Superbee") với lắp đặt hệ thống tác chiến điện tử, hệ thống liên lạc vệ tinh và các màn hình mầu cho các đài radar.

Theo thời gian các Orion như các máy bay chống ngầm model đời đầu đã lỗi thời, các trang thiết bị, khí tài được thay đổi nhằm thực hiện các nhiệm vụ mới. Các phương án Orion thứ cấp có rất nhiều: Các máy bay ЕР-ЗА sử dụng để thử nghiệm các trang thiết bị điện tử, các máy bay ЕР-ЗЕ Aries (10 chiếc) thực hiện nhiệm vụ trinh sát điện tử, máy bay tác chiến điện tử giả lập của đối phương EP-2J (2 chiếc) dành cho các cuộc diễn tập, phòng thí nghiệm trên không NP-3A/D, máy bay khảo sát, đo đạc và nghiên cứu địa hình, địa từ trường RP-3A/D, máy bay huấn luyện ТР-ЗА, máy bay vận tải UP-ЗА/В, máy bay hàng không VIP (hàng không dành cho các hành khách quan trọng) và máy bay trinh sát khí tượng WP-3A.

Vào năm 1989, 12 chiếc máy bay cũ đã lỗi thời Р-ЗА được Cơ quan Lâm nghiệp Mỹ mua lại từ Hải quân, 9 chiếc trong số này được gia cho tập đoàn "Aero Union Corporation" ở Chico, California để chuyển loại thành máy bay cứu cháy rừng, hai chiếc được giao cho công ty "Hawkins and Powers" (Greybull, bang Wyoming), một chiếc được giao cho "Black Hills Aviation" Alamogordo, bang New Mexico. Sau này cả ba chiếc đều được giao trả lại cho cơ quan Lâm Nghiệp Mỹ, chúng không được chuyển loại thành máy bay chữa cháy. Vào năm tập đoàn "Аего Union" khai thác sử dụng 7 chiếc P-3A/RADSII (định danh là Aerostar) cùng với các máy bay chữa cháy và phục vụ bảo vệ tài nguyên rừng khác như máy bay thủy phi cơ Neptune và C-S4.

Trên các máy bay Orion mang số hiệu thân máy bay có hai chữ số của cơ quan Lâm nghiệp Mỹ: 00,20,21,22,23,25 и 27. Mặc dù căn cứ của lực lượng phòng chống cháy rừng ở Chico, California, các máy bay phòng cháy chữa cháy hoạt động ở nhiều sân bay khu vực khác nhau. Một chiếc máy bay mang số hiệu trên thân 24 đã bị rơi vào ngày 6.10.1991. Aerostar đã được sử dụng thả chất chống cháy Phos-Speck để dập tắt các đám cháy vào năm 1990 và đã chứng minh là phương tiện chống cháy rừng hiệu quả nhất. Khả năng cơ động của máy bay và công suất mạnh mẽ của hệ thống động lực cho phép máy bay có thể hoạt động trong điều kiện địa hình đồi núi rất phức tạp đồng thời có thể ngắm và thả chất chống cháy rừng chính xác và hiệu quả.

Uy lực máy bay chống ngầm P-3C

Tàu Kilo VN như 'hổ thêm cánh' với phi cơ P-3 Orion ảnh 5
 

Mặc dù đã có những nỗ lực rất lớn của ngành công nghiệp Mỹ, thiết bị dò tìm thủy âm của máy bay vẫn không làm hài lòng lực lượng Hải quân. Trong năm năm liên tục, Hải quân Mỹ đã tiến hành nghiên cứu phát triển một hệ thống xử lý dữ liệu tự động mới và quản lý các trang thiết bị truy tìm tầu ngầm, không chỉ có sonar. Phiên bản cuối cùng của hệ thống A-NEW cũng không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, nhưng A-NEW là phiên bản tốt nhất trong các phiên bản tùy chọn mà ngành công nghiệp giới thiệu. Nền tảng cho tổ hợp này này là một biến thể mới của máy bay chống ngầm P-3C "Charlie."

Xử lý thông tin từ nhiều hệ thống dò tìm, trinh sát tàu ngầm khác nhau được thực hiện bởi máy tính trung tâm trên máy bay AN/ASQ-114 do công ty "Yunivak" chế tạo. Р-3С là máy bay đầu tiên trên thế giới được trang bị máy tính điện tử trung tâm xử lý tín hiệu thông tìn từ các hệ thống dò tìm và hệ thống định vị, dẫn đường. Đồng thời, máy tính còn tính toán và ra quyết định thả phao trinh sát thủy siêu âm sonar đồng thời ra quyết định sử dụng vũ khí chống ngầm. Ứng dụng máy tính và bộ vi xử lý tín hiệu thủy âm AQA-7 mới cho phép tăng đáng kể hiệu quả của hệ thống sonar – với ứng dụng này, cùng một lúc có thể xử lý thông tin từ 31 phao thủy siêu âm, trong khi đó hệ thống AQA-5 chỉ “lắng nghe” được không hơn 16 phao.

Khả năng phát hiện mục tiêu trên P-3C được tăng cường đáng kể bằng giải pháp lắp đặt hệ thống truyền hình quang ảnh nhiệt cấp độ thấp thay cho đèn pha trên P-3A / B và radar kiểu mới ARS-115. Thiết bị truyền thông kỹ thuật số cho phép trao đổi thông tin với các máy bay khác, tàu và và các sở chỉ huy trên bờ biển. Trước phi công được lắp đặt màn hình hiển thị tình huống chiến thuật. Nâng cấp toàn bộ các trang thiết bị dẫn đường và các đài thông tin vô tuyến bằng kỹ thuật số và truyền thông đa phương tiện.
Chuyến bay đầu tiên YP-3C được thực hiện vào tháng 09.1968, máy bay P-3C được biên chế cho Hải quân Mỹ bắt đầu vào năm 1969. Sự phát triển năng lực tác chiến và các tính năng kỹ chiến thuật của tàu ngầm, đặc biệt là các tàu ngầm năng lượng hạt nhân làm xuất hiện nhu cầu tiếp tục nâng cấp hoàn thiện hệ thống trang thiết bị điện tử của các máy bay chống ngầm ở phương Tây. Tất cả các phiên bản "Orion" biến thể P-3C đã trải qua bốn chương trình hiện đại hóa.

Chiếc P-3C hoàn thiện đầu tiên cất cánh vào tháng 4.1974. Nhưng phải đến tháng 1.1975 các máy bay P-3C mới được lắp đặt đầy đủ các trang thiết bị mới. Trên các máy bay này đã tăng 7 lần bộ nhớ của máy tính điện tử, lắp đặt thiết bị xử lý tín hiệu thủy âm AQA-7 (V) "Difar" mới và hệ thống các thiết bị tiếp nhận tín hiệu radio định vị vệ tinh"Omega". Có tất cả 31 chiếc P-3C đã được trang bị lại các hệ thống này.

Tháng 8.1977, tại Pataksen bắt đầu thử nghiệm máy bay P-3C với hệ thống quan sát hồng ngoại vùng bán cầu phía trước. Vũ khí, khí tài trên máy bay được biên chế có tên lửa chống tầu "Harpoon" và hàng loạt các giải pháp cải tiến nâng cấp khí tài tìm kiếm thủy âm. Kết quả thu được từ những giải pháp kỹ thuật tiên tiến là hình thành một máy bay tác chiến trên biển đa nhiệm, có khả năng độc lập hoạt động trên biển, trinh sát do tìm và tấn công tiêu diệt các chiến hạm nổi và tàu ngầm tất cả các lớp và chủng loại.

Vụ phóng tên lửa đầu tiên của P-3A tên lửa chống tầu "Harpoon" vào mục tiêu là tàu khu trục đã thải hồi "Ingersoll" đang neo đậu ngoài khơi bờ biển California diễn ra vào tháng 12.1972. Vụ phóng tên lửa thành công đầu tiên của "Orion" vào một mục tiêu đang chuyển động trên biển được thực hiện vàotháng 11.1973. Trong giai đoạn năm 1977 đến năm 1981 đã sản xuất 44 máy bay P-3 theo phương án này.
Bắt đầu từ năm 1981, 24 "Orion" được lắp đặt các thiết bị định vị dẫn đường và các trang thiết bị radars, trang thiết bị tác chiến điện tử và truyền thông có độ tin cậy cao hơn nhiều lần.
Theo phương án thứ tư (bao gồm cả các cải tiến giữa hai giải pháp) "Orion" đã được lắp các trang bị, khí tài xử lý tín hiệu từ tất cả các phao thủy siêu âm. Tổ hợp các trang thiết bị xử lý thông tin có cơ sở hạ tầng là máy tính xử lý tín hiệu thủy âm IBM "Proteus." Máy tính BTSVM CP-901 cho phép đồng thời xử lý các tín hiệu thông tin từ 99 phao. Trong số các giải pháp nâng cấp, cải tiến, hoàn thiện khác nhau có nội dung nâng cấp thiết bị APU nguồn năng lượng dự trữ, nhằm giảm nhiệt độ trên các trang thiết bị, khí tài càng lúc càng được tăng cường nhiều hơn và lắp đặt hệ thống tiếp nhận thông tin từ các phao thủy âm. Ngoài ra, cũng xuất hiện khả năng treo trên các vấu treo bên trong cánh máy bay thùng container trang thiết bị tác chiến điện tử AN/ALQ-78.

Thế hệ thứ năm của “Orion” , được coi là tiên tiến nhất hiện nay, do hãng “Boeing” phát triển từ năm 1987. Khả năng các khí tài trang thiết bị điện tử phát hiện các tàu ngầm có độ ồn thấp đã tăng gấp năm lần. Nguyên mẫu của "Orion" thế hệ thứ 5 đã thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 12.1991.
Cuộc đấu thầu thiết kế máy bay chống ngầm thế hệ tương lai theo chương trình LRAACA (máy bay chống ngầm tác chiến tầm xa với khả năng tấn công các mục tiêu trên mặt đất và mục tiêu trên biển) diễn ra vào tháng 10.1988. Nhà thầu thắng cuộc là "Lockheed". Ban đầu, dự án phát triển loại máy bay này được định danh là P-3G, sau đó đổi thành - P-7A. Máy bay theo dự án sẽ được trang bị các tổ hợp trang thiết bị, khí tài săn ngầm mới và thay đổi động cơ turbin phản lực cánh quạt bằng động cơ turbin phản lực cánh quạt mới của "General Electric" GE38 có hiệu suất 5150 mã lực(sph). Đồng thời nghiên cứu giải pháp thay đổi triệt để cấu trúc khung máy bay. Khung sườn cấu trúc thiết kế của "Elektra" cho đến ngày nay vẫn không đổi. Nhưng chương trình này bị hủy bỏ vào năm 1990.

Cuối những năm 1980. Những chiếc máy bay Р-3С "Charlie." Serial đầu tiên được biên chế vào Phi đoàn VP – 56. Đóng quân tại căn cứ không quân Patuxent River.

Ngoài những phi đoàn thường trực chiến đấu của không quân Hải quân Mỹ, “Orion” còn được biên chế vào lực lượng dự bị động viên chiến lược của Không quân Hải quân. Vào năm 1970, sau khi bàn giao 9 máy bay P-3A từ các đơn vị chiến đấu, đã thành lập phi đoàn VP-91- phi đoàn dự bị chiến lược đầu tiên của lực lượng tuần biển. Có tất cả 15 phi đoàn P-3 “Orion” dự bị chiến lược của lực lượng hải quân Mỹ.

Vào khoảng giữa những năm 1080 –x, là đỉnh điểm của cuộc đối đầu giữa lực lượng hải quân Mỹ và hải quân Liên bang Xô Viết, các phi cơ “Orion” P-3 có mặt trong biên chế của 24 phi đoàn không quân Hải quân và một phi đoàn huấn luyện của không quân Hải quân Mỹ.

Các phi đoàn được biên chế vào 5 không đoàn tuần biển chống ngầm. Hai không đoàn trực thuộc Hạm đội Atlantic và có sáu phi đoàn P-3, ba không đoàn còn lại mỗi không đoàn có 4 phi đoàn P-3 thuộc lực lượng không quân hải quân của Hạm đội Thái bình dương.

Căn cứ không quân chính của các phi đoàn tuần biển nằm trên lãnh thổ của Mỹ và trên quần đảo Hawaii, nhưng các máy bay P-3 luôn luôn trong trạng thái công tác các vùng biển nước ngoài, theo dõi các hoạt động của các chiến hạm Xô viết và các tàu ngầm. "Orion" thường xuyên thực hiện các chuyến bay từ các sân bay Adyak trên vùng cực Bắc Alaska, các căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản tại Atsugi, Iwakuni và Misawa, từ căn cứ Cubi Point thuộc Philippines, nằm ​​trên quần đảo san hô Diego Garcia thuộc Ấn Độ .

Các căn cứ tiền tiêu của P-3 khu vực Đại Tây Dương – là căn cứ Guantanamo thuộc Cuba, Keflavik ở Iceland, Mildenhell ở Anh, Rota và Sigonella ở Tây Ban Nha, Lagens thuộc Bồ Đào Nha, Suda ở Crete.

Trong những năm cuối của 1980 -x, ba không đoàn thuộc hạm đội "Thái Bình Dương" đã biên chế lại cơ cấu tổ chức thành hai không đoàn sáu phi đoàn P-3. Đến cuối năm 1990, lực lượng không quân hải quân của Mỹ có 246 P-3B / C. Chuyến bay cuối cùng thực hiện nhiệm vụ tuần thám tàu ngầm của máy bay P-3A từ một trong những phi đoàn dự bị được thực hiện vào tháng 3.1990. Những chiếc P-3B thuộc các phi đoàn tiền tiêu thực hiện những nhiệm vụ "chiến đấu" cuối cùng vào tháng 9.1990. Hiện đang phục vụ trong lực lượng không quân các hạm đội chỉ còn P-3C.

13 chiếc Р-3С, được nhập khẩu từ Mỹ vào giai đoạn 1981 -1984, đang phục vụ trong lực lượng không quân Hải quân Hà Lan và được biên chế thành hai phi đoàn tuần biển. Một chiếc P-3C từ năm 1987 đã được lắp hệ thống quang hồng ngoại nhìn đêm của hãng " Phillips". P-3 Hà Lan đóng quân tại căn cứ không quân Keflavik, Iceland, được sử dụng để kiểm soát và tuần thám các vùng nước thuộc Biển Bắc và Bắc Đại Tây Dương. Căn cứ không quân Keflavik là căn cứ mà các phi công NATO gọi đùa là "thủ đô chống ngầm của thế giới." Trong thời kỳ "chiến tranh lạnh" ở đó, các lực lượng thuộc khối quân sự NATO trên cơ sở luân phiên thường trực, liên tục làm nhiệm vụ theo dõi và chống ngầm ít nhất là một phi đoàn "Orion" tuần tra tuyến đường “hành quân độc đạo" các tàu ngầm nguyên tử của Hạm đội Biển Bắc từ căn cứ trên bán đảo Kola thâm nhập vào các vùng nước Đại Tây Dương. Ngay cả sau khi "tan băng" của cuộc đối đầu chính trị giữa hai hệ thống, vị thế của Keflavik trên biển cũng không hề thay đổi.

Ví dụ, trong một cuộc tập trận của khối quân sự NATO, thực hiện vào tháng 10.1996, trên sân bay Keflavik thuộc Iceland đã tập trung tất cả các loại máy bay chống ngầm của Hoa Kỳ, Hà Lan, Canada, Na Uy, Bồ Đào Nha, Anh, Ý, Đức và Pháp. Máy bay tuần tiễu chống ngầm của năm nước đầu tiên là các máy bay P-3 "Orion".
P-3 của Icelan và Na Uy không chỉ thực hiện nhiệm vụ theo dõi và chống ngầm, mà còn thực hiện nhiệm vụ giám sát toàn cầu các vùng biển Bắc Cực, nơi mà các tàu chiến và máy bay của Liên Xô hoạt động thường xuyên. Cũng nhờ vào các phi hành đoàn "Orion", các lực lượng vũ trang Na Uy ở phương Tây trong tháng 4.1987 lần đầu tiên đã có những bức ảnh chất lượng cao của máy bay chiến đấu Su-27 mới nhất của Liên bang Xô Viết.
Không quân Hàn Quốc giai đoạn những năm 1994-1995 đã nhập khẩu được 8 chiếc P-3C. Sau nhiều năm trì hoãn liên quan đến lệnh cấm vận của Quốc hội Mỹ, Pakistan vào cuối năm 1990 đã mua được 4 chiếc P-3C. Hợp đồng cung cấp "Orion" cho Pakistan được ký vào năm 1990, máy bay được sản xuất vào năm 1991, cùng năm đó tại Hoa Kỳ đã đào tạo các phi hành đoàn P-3C cho Pakistan.

Nổi bật nhất là các “Orion” phục vụ cho lực lượng hải quân Canada và Nhật bản. Vào năm 1976 Hải quân Canada sau một thời gian dài nghiên cứu các đề xuất khác nhau đã quyết định chọn P-3 vào vị trí máy bay chống ngầm thuộc vùng biển nước mình. Không quân hải quân Canada trong giai đoạn 1980-1981 đã nhập khẩu 18 chiếc máy bay chống ngầm CP-140 "Aurora", là sự kết hợp giữa thân của P-3C và trang thiết bị chống ngầm của máy bay chống ngầm trên tàu sân bay S-3A "Viking". CP-140 được biên chế thành bốn phi đoàn.
Ba chiếc CP-140A "Arcturus" được thiết kế để kiểm soát vùng kinh tế tiếp giáp với bờ biển của thềm lục địa và bảo vệ thủy sản biển của Canada. Máy bay "Arcturus" được đơn giản hóa hơn so với "Aurora", các trang thiết bị điện tử trên máy bay chỉ chủ yếu làm nhiệm vụ tìm kiếm, theo dõi và xác định vị trí tọa độ các tầu, thuyền dân sự. Các máy bay này đã thay thế các máy bay tuần biển của Canada CP-121 "Trekker" trong giai đoạn 1992-1993.

Lực lượng phòng vệ Biển Nhật Bản đứng thứ hai trên thế giới về sở hữu các "Orion" sau Hải quân Hoa Kỳ. "Orion" đã được người Nhật lựa chọn để thay thế cho "Neptune" vào tháng 8.1977. Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp hàng không và công nghiệp điện tử, họ đã chọn phương án được cấp phép sản xuất thay vì mua sản phẩm có sẵn tại Mỹ.

Ba chiếc máy bay Р-3С, được nhập khẩu cho lực lượng phòng vệ Nhật Bàn, là sản phẩm của hãng "Lockheed". Năm chiếc P-3C tiếp theo được lắp ráp tại Nhật Bản từ các thành phần và phụ kiện từ hàng Lockheed, 92 chiếc máy bay P-3C còn lại được đóng mới và lắp ráp hoàn toàn tại nhà máy ". Kawasaki Heavy Industries" của Nhật Bản.

"Orions" được biên chế trong lực lượng phòng vệ Nhật Bản là 10 phi đoàn, chiếc P-3C cuối cùng được đưa vào biên chế vào tháng 9.1997. Trong thời hạn Nhật Bản được cấp phép sản xuất máy bay “Orion”, các máy bay này đã nhiều lần được nâng cấp và hoàn thiện.

Bắt đầu chiếc máy bay thứ 46, người Nhật đã tăng cường khả năng của các radars tìm kiếm, trinh sát mục tiêu và quy trình xử lý tín hiệu thủy siêu âm, lắp đặt các khí tài tác chiến điện tử. 9 máy bay được lắp đặt hệ thống điều khiển bay tự động.

Từ chiếc máy bay thứ 70, bộ khí tài "DIFAR" được thay thế bằng hệ thống xử lý tín hiệu thủy âm "Proteus" với một máy tính trung tâm. Từ năm 1989, đã lắp đặt thêm hệ thống liên lạc vệ tinh, có thể phát hiện được rõ ràng nhờ 4 cần antens trên bộ phận phía trước của thân máy bay.

Nhưng chiếc máy bay P-3C được chế tạo từ trước, bắt đầu từ năm 1993 được thay thế hoàn toàn các thiết bị radio điện tử, hệ thống truyền thông và thông tin liên lạc. Chiếc máy bay đầu tiên đã nâng cấp được đưa trở lại Lực lượng phòng vệ Nhật bản vào năm 1996.

Tính năng kỹ chiến thuật máy bay:

Chủng loại

P-3A

P-3C

Sải cánh,m

30.37

30.37

Chiều dài máy bay, m

35.61

35.61

Chiều cao máy bay, m

10.27

10.27

Diện tích cánh,m2

120.77

120.77

Khối lượng, kg

Rỗng

26920

27892

Tải trọng cất cánh TB

56360

61236

Tải trọng cất cánh max

57833

64411

Dự trữ nhiên liệu trong, kg

28350

28350

Kiểu loại động cơ

4 turbin phản lực cánh quạt Allison T56-A-10W

4 turbin phản lựccánh quạt Allison T56-A-14

Hiệu suất sph

4 х 4500

4 х 4910

Tốc độ tối đa, km/h

720

761

Tốc độ hành trình, km/h

598

608

Tốc độ tuần thám, km/h

380

381

Tầm bay xa nhất, km

7500

7672

Bán kính hoạt động tác chiến, km

3600

3835

Trần bay, m

8625

8625

Phi hành đoàn

5 đến 16 trắc thủ tác nghiệp

5 + 5 trắc thủ tác nghiệp

Vũ khí trang bị:

Tải trọng vũ khí – 9072kg trong khoang chưa và trên 10 vấu treo:
Trong khoang chứa vũ khí:
8 ngư lôi MK 46/50
8 bom chìm MK 54 hoặc 3 MK 57 hoặc 2 MK 101
3 thủy lôi MK 36/52 hoặc 1 MK 25/39/55/56
Trên các vấu treo:
2 tên lửa chống tàu Harpoon (AGM-84), 2 Tên lửa có điều khiển Maverick (AGM 65)
đến 6 ngư lôi MK 46/50.
2х 907 kg hoặc 4х 454 kg thủy lôi hoặc rocket

Tải trọng vũ khí - 9072 kg trong khoang chứa và trên 10 vấu treo.

3 10/20 kT bom hạt nhân В57, hoặc

1х 907kg Mk.55 hoặc Mk.56 thủy lôi, hoặc 3х 454-kg Mk.52 thủy lôi,

Hoặc 8 x 157-kg bom chìm Mk.54

Hoặc 8х 227-kg Mk.82 hoặc 3х 454-kg Mk.83 bom chìm,

Hoặc 8 x227kg thủy lôi Mk.36 hoặc 3х 481-kg thủy lôi Mk.40,

Hoặc 4х Mk.101 bom chìm hạt nhân, hoặc 8 ngư lôi Mk.46 hoặc 6 ngư lôi Mk.50 Barracuda.

Trên các vấu treo:

10х 157-kg bom chìm Mk.54,

Hoặc 10х 227-kg bom Mk.82 hoặc 8х 454-kg bom Mk.83, hoặc 4 Mk.101 bom chìm hạt nhân,

10 thủy lôi Mk.36 или 8х 481-kg thủy lôi Mk.40,

Hoặc 8х 454-kg Mk.52 thủy lôi hoặc 6х 907-kg Mk.55 hoặc Mk.56 thủy lôi,

8 tên lửa chống tầu AGM-84 Harpoon, hoặc

2 tên lửa không đối không AIM-9L Sidewinder, hoặc

10 ống phóng Rocket LAU-68A hoặc -69А 7х70-mm hoặc 19х70-мм rocket, hoặc

10 ống phóng LAU-10A/C 5х127-mm Rocket.

Trịnh Thái Bằng

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Diễn biến đợt mưa rất lớn ở miền Trung
Diễn biến đợt mưa rất lớn ở miền Trung
TPO - Đêm qua và sáng sớm nay, mưa bắt đầu ở Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi. Trong hôm nay và ngày mai, mưa mở rộng ra toàn bộ khu vực từ Thanh Hoá đến Quảng Ngãi. Nhiều điểm mưa hơn một ngày có thể lên tới hơn 350mm.