Tàu chiến Trung Quốc đông nhất thế giới, nhưng Mỹ không hề ngán

Tàu khuc trục Type-052 lớp Lữ Hồ của Hải quân Trung Quốc
Tàu khuc trục Type-052 lớp Lữ Hồ của Hải quân Trung Quốc
TPO - Trung Quốc có nhiều tàu chiến hơn bất kỳ cường quốc nào trên thế giới, kể cả Mỹ, và nước này có thể thống trị hải quân toàn cầu — ít nhất là về số lượng thuần túy — trong vòng một thập kỷ. Tuy nhiên, Hải quân Giải phóng Quân Nhân dân Trung Quốc (PLAN) vẫn có những cách đáng kể để tương xứng với sức mạnh của Hải quân Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper nói.

“Tôi muốn nói rõ rằng Trung Quốc không thể sánh với Mỹ về sức mạnh hải quân,” ông Esper phát biểu tại một sự kiện của tổ chức nghiên cứu RAND Corporation vào thứ Tư tuần trước, Business Insider đưa tin.

Ông nói thêm: “Ngay cả khi chúng tôi ngừng đóng tàu mới, [Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa] sẽ mất nhiều năm để thu hẹp khoảng cách về khả năng của chúng tôi trên biển cả. Số tàu rất quan trọng, nhưng chúng không nói lên toàn bộ câu chuyện. Chúng không đề cập các loại tàu và khả năng của các tàu được đem ra tính; kỹ năng của đội thủy thủ vận hành chúng; năng lực của các sĩ quan lãnh đạo họ; hoặc những cách mà chúng ta chiến đấu và duy trì chúng”.

Hải quân Giải phóng Quân Nhân dân Trung Quốc (PLAN) hiện đang đóng tàu sân bay thứ ba và quan trọng hơn là tàu sân bay lớn nhất của họ. Và không giống như hai tàu sân bay hiện tại, chiếc này còn hơn là một bản sao của các thiết kế thời Liên Xô. Còn vài năm nữa con tàu sân bay này mới được trang bị và nhiều năm nữa nó mới sẵn sàng bắt đầu thử nghiệm trên biển, tuy nhiên, tàu sân bay thứ ba này có khả năng sẽ hoàn thành nhanh hơn nhiều so với Sơn Đông, tàu sân bay thứ hai của PLAN và là tàu đầu tiên được đóng tại Trung Quốc.

Ngoài các tàu sân bay, PLAN hiện đang trang bị 20 tàu khu trục hiện đại tương tự các lớp tàu Aegis của Mỹ, được bổ trợ bởi 11 tàu khu trục cũ hơn (không phải loại Aegis). Trong số 20 tàu chiến mới hơn đó, 18 chiếc chỉ mới được đưa vào hoạt động trong vòng bảy năm qua.

Để đối phó với mối đe dọa hàng hải ngày càng tăng do Trung Quốc gây ra, bộ trưởng Esper cũng đã công bố một kế hoạch đầy tham vọng nhằm mở rộng không chỉ quy mô mà còn cả sức mạnh và tầm hoạt động của hải quân Mỹ với một loạt các tàu robot, tàu ngầm và máy bay. Ông đã vạch ra một kế hoạch sẽ mở rộng hạm đội Mỹ từ 293 tàu hiện tại lên hơn 355 chiếc.

Kế hoạch này yêu cầu bổ sung hàng chục tỷ đô la vào ngân sách của hải quân Mỹ từ nay đến năm 2045. Ông Esper nói rằng việc tăng kinh phí là cần thiết để duy trì sự sẵn sàng và duy trì một lực lượng lớn hơn đáng kể.

Esper nói thêm: “Lực lượng hải quân trong tương lai sẽ cân bằng hơn về khả năng tác chiến từ trên không, từ mặt biển và trong lòng biển”.

Hải quân Mỹ hiện đang vận hành 11 tàu sân bay, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác, nhưng điều đáng lo ngại là tên lửa siêu thanh chi phí thấp hơn và ngư lôi mạnh mẽ, chẳng hạn như ngư lôi Poseidon hạt nhân của Nga, có thể là "sát thủ tàu sân bay". Đây là tình huống mà đội hình gồm nhiều tàu nhỏ hơn, nhưng nhiều tàu có thể có người lái hoặc không, hoặc thậm chí hoàn toàn tự đông, là rất quan trọng.

Hải quân Mỹ trong tương lai có thể là một lực lượng bao gồm nhiều lực lượng tác chiến mặt nước nhỏ hơn có thể tạo ra một sự thay đổi lớn trong cách Mỹ tiến hành chiến tranh hải quân trong nhiều năm và thậm chí nhiều thập kỷ tới, ông Esper đề xuất.

Sự thay đổi như vậy có thể đã được nhìn thấy trong chương trình khinh hạm mang tên lửa dẫn đường mới, bao gồm các tàu có khả năng sát thương cao hơn, khả năng sống sót và khả năng tiến hành chiến tranh phân tán; trong khi các máy bay không người lái mới như Sea Hunter có thể được sử dụng để theo dõi và thậm chí săn tàu ngầm của đối phương một cách tự động trong nhiều tháng.

Ông Esper tái khẳng định rằng Trung Quốc là mối đe dọa an ninh hàng đầu của Mỹ và nói thêm rằng khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương sẽ là “không gian tác chiến ưu tiên” đối với Mỹ. “Khu vực này không chỉ quan trọng vì là trung tâm giao thương và thương mại toàn cầu, mà còn là tâm điểm của cuộc cạnh tranh cường quốc với Trung Quốc”.

MỚI - NÓNG
Đề nghị Bộ Công an vào cuộc đấu thầu vàng SJC
Đề nghị Bộ Công an vào cuộc đấu thầu vàng SJC
TPO - Chiều 16/4, Ngân hàng Nhà nước cho biết đã có văn bản gửi các bộ, ngành chức năng đề nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng trong công tác quản lý thị trường vàng. Đáng chú ý, Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ Công an phối hợp trong tổ chức hoạt động đấu thầu vàng miếng SJC để đảm bảo hoạt động đấu thầu được an toàn, hiệu quả.