Tạo đà phát triển cho các doanh nghiệp nông thôn

Tạo đà phát triển cho các doanh nghiệp nông thôn
Bức tranh doanh nghiệp nông thôn đang khởi sắc nhờ hàng loạt chương trình hỗ trợ vốn, đào tạo nghề, đầu tư trang thiết bị, xúc tiến thương mại… được ngành chức năng Đà Nẵng triển khai suốt 5 năm qua (2005 – 2010, theo Nghị định 134 của Chính Phủ). Tuy nhiên theo các nhà quản lý, doanh nghiệp để thực sự tạo đà cho các đơn vị nông thôn vẫn cần thêm các chương trình quy mô và kinh phí lớn hơn nữa.

Chương trình Xúc tiến thương mại thị trường trong nước

Tạo đà phát triển cho các doanh nghiệp nông thôn

Bức tranh doanh nghiệp nông thôn đang khởi sắc nhờ hàng loạt chương trình hỗ trợ vốn, đào tạo nghề, đầu tư trang thiết bị, xúc tiến thương mại… được ngành chức năng Đà Nẵng triển khai suốt 5 năm qua (2005 – 2010, theo Nghị định 134 của Chính Phủ). Tuy nhiên theo các nhà quản lý, doanh nghiệp để thực sự tạo đà cho các đơn vị nông thôn vẫn cần thêm các chương trình quy mô và kinh phí lớn hơn nữa.

Vực dậy làng nghề

Nhìn khí thế sản xuất, chế biến nước mắm ngày càng sôi nổi, phát triển của làng nghề mình, đến giờ ông Vinh – Phó chủ tịch Hiệp hội làng nghề nước mắm Nam Ô (Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) vẫn chưa hết ngỡ ngàng: Làng nghề có truyền thống từ lâu đời nhưng không ít lần đứng trước nguy cơ mai một, tàn lụn. Trước đây, cách làm của người dân địa phương hoàn toàn tự phát, manh mún, thiếu trang thiết bị, cách thức quản lý điều hành nên từ những năm 1980, làng nghề đứng trước nguy cơ tàn lụi. Nhiều hộ gia đình bỏ nghề, làm các việc khác mưu sinh.

Đầu năm 2005 khi chương trình phát triển công nghiệp nông thôn, làng nghề có thêm cơ hội mới; Sở Công Thương, Trung tâm Khuyến công TP Đà Nẵng xúc tiến hành loạt chương trình, như hỗ trợ gần 40 hộ về kỹ thuật, nguyên liệu sản xuất, đăng ký thương hiệu; UBND quận Liên Chiểu cũng hỗ trợ dụng cụ, máy móc cho hơn 50 hộ… làng nghề bắt đầu khởi sắc. “Giờ đầu ra của các sản phẩm nước mắm Nam Ô đã được nhiều địa phương biết đến, số hộ làm nghề tăng rõ rệt lên đến 160 hộ, các thức chế biến, sản xuất được cải thiện đáng kể nhưng vẫn đảm bảo độ đặc trưng thơm ngon của nước mắm Nam Ô” – ông Vinh phấn khởi.

Các chương trình khuyến công góp phần tạo đà cho doanh nghiệp nông thôn, làng nghề phát triển
Các chương trình khuyến công góp phần tạo đà cho doanh nghiệp nông thôn, làng nghề phát triển . Ảnh: Nguyễn Huy

Cùng thụ hưởng chương trình khuyến công, ông Nguyễn Việt Minh – Chủ tịch Hội làng nghề đá Mỹ Nghệ Non Nước (quận Sơn Trà, Đà Nẵng) bộc bạch: Hàng chục doanh nghiệp chế tác, kinh doanh đá mỹ nghệ, hộ sản xuất được hỗ trợ xây dựng thương hiệu, quảng bá tại các hội chợ, triển lãm, đào tạo hàng trăm lao động; tập huấn kỹ năng bán hàng, hướng làng nghề gắn kết với du lịch…

Theo ông Phan Văn Kha – Giám đốc Sở Công thương TP Đà Nẵng: Qua thực tiễn 5 năm triển khai các đề án khuyến khích phát triển nông thôn, Đà Nẵng đã tạo sự chuyển biến chất lượng sản phẩm, chất lượng lao động cho các đơn vị trực tiếp thụ hưởng; gần 20 đơn vị áp dụng công nghệ mới và hơn 300 cơ sở nông thôn, doanh nghiệp công nghiệp đã được đào tạo bồi dưỡng, nâng cao năng lực, quản lý doanh nghiệp và nhân sự, tài chính, kỹ thuật công nghệ. Thành phố hỗ trợ thành lập các hợp tác xã, hiệp hội, hiệp hội làng nghề trên địa bàn nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp nông thôn, góp phần vực dậy các làng nghề.

Trực tiếp nhất của chương trình này là các đơn vị trên địa bàn miền núi, nông thôn huyện Hòa Vang (Đà Nẵng). Ông Nguyễn Hữu Chất – Phó trưởng phòng Công thương huyện Hòa Vang cho biết: Huyện có 65 doanh nghiệp, 2 hợp tác xã và hơn 600 cơ sở hoạt động sản xuất công nghiệp nông thôn với gần 4.000 lao động tham gia. Trong đó các đơn vị may mặc, thủ công mỹ nghệ trực tiếp thụ hưởng chương trình, góp phần tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn, phát triển sản xuất. Cụ thể từ 2005 – 2009, các nhóm ngành có mức tăng trưởng cao của huyện như sản xuất quần áo (tăng 45%), sản xuất thực phẩm đồ uống (26%), thủ công mỹ nghệ, gỗ (tăng 14%)…

Tăng nguồn lực, mở rộng phạm vi

Bức tranh chung của doanh nghiệp nông thôn đang có sự chuyển biến khá rõ nét, tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế, nhà quản lý và các doanh nghiệp địa phương thực trạng của các đơn vị sản xuất nông thôn vẫn cần giải pháp quy mô về cả số lượng và kinh phí. Ông Chất kiến nghị:

Do tính chất doanh nghiệp nông thôn còn sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, nhỏ lẻ và phân tán nên thành phố cần sớm quy hoạch thành các vùng, các cụm công nghiệp nhỏ để quản lý, đảm bảo an ninh trật tự, môi trương và thuận tiện trong việc triển khai các chương trình hỗ trợ, phát triển chung.

Theo ông Vân – Phó chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Đà Nẵng: Phần lớn các đơn vị sản xuất, kinh doanh nông thôn, làng nghề là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ gia định nên hạn chế về năng lực tài chính, thiếu vốn để đầu tư, mở rộng sản xuất, trong khi đó chương trình khuyến khích phát triển doanh nghiệp nông thôn 5 năm qua mới chỉ triển khai 24 dự án với số tiền khoảng 1,8 tỷ đồng và hơn 400 triệu đồng hỗ trợ đào tạo nghề là con số “khiêm tốn”. Vì thế, việc tăng cường các nguồn lực là cần thiết, thực sự tạo đà cho các doanh nghiệp nông thôn phát triển.

Về vấn đề này, ông Kha cho rằng: Trước mắt ngành chức năng sẽ tìm ra các đặc thù của từng địa phương, từng ngành nghề để huy động các nguồn lực tài chính. Khuyến công vào đâu, ngành nghề nào phải có tiềm năng và phù hợp. Đồng thời, chúng tôi kiến nghị các cấp nghiên cứu đề xuất mở rộng phạm vi, đối tượng thụ hưởng chính sách khuyến công vì điều kiện mỗi vùng miền khác nhau, không chỉ hỗ trợ những doanh nghiệp nông thôn mà còn các đối tượng khác nhất là các khu vực, các quận mới thành lập, có nhiều doanh nghiệp có tiềm năng để phát triển sản xuất kinh doanh

 UBND TP sẽ chỉ đạo ngành công thương xây dựng, triển khai các chương trình, chế độ chính sách đến đối tượng khuyến công một cách có hiệu quả, tập trung vào các giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp nông thôn xây dựng thương hiệu, trang thiết bị, đào tạo lao động… hướng đến các chương trình về sản xuất sạch, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Ông Phùng Tấn Viết, Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng
Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG