Trong căn nhà lá bên tỉnh lộ 907 thuộc ấp Phú An, không khí nhộn nhịp. Chị Nguyễn Thị Thu Hương, một công nhân, cho biết: “Chúng tôi rất biết ơn anh An đã đem nghề đan len về địa phương, tạo cho chúng tôi công ăn việc làm ổn định, tay nghề khá một tháng thu nhập 4 triệu đồng”.
Quê nghèo, nhà nghèo, anh An học hành dang dở, đến lớp 9 thì phải nghỉ để cùng gia đình kiếm sống bữa cháo, bữa rau. Ước mơ thay đổi cuộc sống bản thân và xóm giềng luôn cháy bỏng trong lòng.
Chúng tôi rất biết ơn anh An đã đem nghề đan len về địa phương, tạo cho chúng tôi công ăn việc làm ổn định, tay nghề khá một tháng thu nhập 4 triệu đồng”.
Công nhân Nguyễn Thị Thu Hương
Tính tình lanh lẹ, hoạt bát, anh xin làm hướng dẫn viên du lịch, được thời gian thấy khó thực hiện ước mơ. Năm 25 tuổi, anh vào làm ở Công ty Dệt len Cekavina của Hàn Quốc tại TPHCM. Nhận ra công việc có thể giúp thực hiện ước mơ, anh cố gắng học giỏi nghề, sau 5 năm, xin về quê nhà mở cơ sở cho Công ty Cekavina.
Tháng 9/2009, cơ sở dệt len ra đời có 40 máy. Chính quyền địa phương giúp đỡ mở lớp dạy kỹ thuật đan len, ăn cơm miễn phí. Khóa học từ 45 ngày đến 60 ngày do anh đảm nhiệm. Tháng 5/2012, cơ sở nâng lên Hợp tác xã Trung Tính với 80 máy đan len và 70 công nhân.
Trong đó, 40 máy thêu cho công nhân làm tại chỗ, 40 máy cho công nhân giỏi đem về nhà. Mỗi máy 5 triệu đồng, gia công hàng cho Công ty Cekavina, chỉ làm từng bộ phận rồi đưa về Công ty ráp lại. Anh An đang mơ ước làm ăn phát triển, mua được máy ráp hoàn chỉnh sản phẩm tại quê.