Tăng nội lực để phát triển

Tăng nội lực để phát triển
Lãnh đạo các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và các nhà quản lý ở ĐBSCL ráo riết tìm cách tăng nội lực để vượt qua thách thức, thúc đẩy phát triển.

Chương trình Xúc tiến thương mại thị trường trong nước

Tăng nội lực để phát triển

Lãnh đạo các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và các nhà quản lý ở ĐBSCL ráo riết tìm cách tăng nội lực để vượt qua thách thức, thúc đẩy phát triển.

Từ đầu năm 2011, bạn hàng Nhật Bản đề nghị tạm ngừng các hợp đồng cung cấp nguyên liệu giấy, vật tư ngành in cho Việt Nam. Trong bối cảnh Nhật Ban là thị trường cung cấp nguyên liệu giấy, ngành in đứng thứ 2 thế giới, ngành in Việt Nam đứng trước nhiều thách thức do nguồn giấy cho ngành in và sản xuất bao bì phải nhập từ nước ngoài 50-60%.

Mới đây, Cty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai (Đồng Nai) điều chỉnh tăng thêm 800.000 đồng cho mỗi tấn giấy và giá hiện đã ở mức 4,7 triệu đồng/tấn. Ông Nguyễn Văn Nam, GĐ Cty TNHH Thương mại Tân Hưng ở cụm công nghiệp Cái Sơn-Hàng Bàng (Cần Thơ) cho biết, giá giấy tăng càng làm cho doanh nghiệp gặp khó về nguồn vốn vay, trong khi lãi suất đã “nghẹt thở”.

Chủ cơ sở giấy Vạn Đạt ở đường 3-2, Cần Thơ, ông Phương Văn Vạn bày tỏ, giá cả đều tăng nhưng không thể tăng giá bán, chỉ còn cách tiết kiệm tối đa chi phí và tìm sự đồng thuận giảm lợi nhuận ở khách hàng để duy trì mối làm ăn. Cùng quan điểm, ông Trần Bình Trọng, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Cty Cổ phần In tổng hợp Cần Thơ, cho rằng, phải kìm giữ giá, tránh “gây sốc” cho người tiêu dùng thì mới hy vọng duy trì sản xuất ổn định.

Quá trình tìm kiếm sự đồng thuận giữa các doanh nghiệp trong ngành, cùng giảm chi phí, giảm lợi nhuận để tăng sự cạnh tranh cho sản phẩm cũng là con đường tăng nội lực cho các doanh nghiệp và cho cả ngành sản xuất. Không chỉ ngành in và sản xuất bao bì mà tất cả các ngành sản xuất công nghiệp, cần tăng nội lực để đứng vững trong bão táp thương trường, khi mà hầu hết nguyên vật liệu phải nhập khẩu.

Tìm giải pháp giảm phụ thuộc vào nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, tăng nội lực lại chính là tìm lời giải cho bài toán phát triển công nghiệp phụ trợ. Mới đây, dự án nhà máy chiếu xạ, khử trùng thủy-hải sản, bảo quản thực phẩm đông lạnh của Cty Cổ phần Chiếu xạ An Phú mở ra ở khu công nghiệp Bình Minh (Vĩnh Long) gây được sự chú ý của hầu hết các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản ở ĐBSCL. Đây là dự án đầu tư cho ngành công nghiệp phụ trợ rất cần thiết, hỗ trợ nâng cao chất lượng thủy sản xuất khẩu vào những thị trường khó tính nước ngoài.

GĐ Sở KH-ĐT tỉnh Vĩnh Long Trần Văn Rón cho rằng, phải phát triển công nghiệp phụ trợ thì mới thực sự thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển vào chiều sâu và nhất là không trùng lắp với các địa phương khác, gây lãng phí.

Ngọc Duyên

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Chưa nghỉ lễ đã 'cháy' tour du thuyền vịnh Hạ Long
Chưa nghỉ lễ đã 'cháy' tour du thuyền vịnh Hạ Long
TPO - Những chuyến du thuyền ngắm vịnh Hạ Long đã được đặt kín từ 2-3 tháng trước nên dự báo không đủ sức cung ứng cho dịp 30/4-1/5 cho khách nội địa. Do đó, đại diện một số doanh nghiệp lữ hành chia sẻ rằng liên tục phải từ chối hàng chục cuộc gọi đặt tour này mỗi ngày trong thời gian gần đây.