Tăng ni, phật tử sống trọn ngày Tự tứ

0:00 / 0:00
0:00
Lễ tác pháp Tự tứ tại chùa Sắc tứ Khải Đoan
Lễ tác pháp Tự tứ tại chùa Sắc tứ Khải Đoan
TPO - Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, để phòng tránh việc lây nhiễm trong cộng đồng, mùa an cư hạ kiết năm nay, Ban trị sự Phật giáo tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo các trường hạ trong tỉnh tự tổ chức lễ tại tự viện. Lễ mãn hạ và Tự tứ năm nay, được tổ chức nội bộ không có phật tử tham dự.

Thường lệ, mỗi năm sau ngày Rằm tháng Tư âm lịch, các chư tôn đức tăng, ni phật tử Đắk Lắk kiết giới an cư ba tháng để thúc liễm thân tâm, ôn tập kinh, luật, luận trau dồi giới đức theo truyền thống đức phật chế định.

Hằng năm sau ba tháng an cư kiết hạ, chư tăng, ni phải tiến hành buổi lễ Tự tứ. Ngày thực hiện lễ này được gọi là ngày Phật hoan hỷ. Buổi lễ Tự tứ cử hành mỗi năm một lần tại một đạo tràng tu tập, vào ngày cuối cùng của mùa an cư kiết hạ, hầu hết tổ chức vào ngày Rằm tháng Bảy, ngày Phật hoan hỷ, ngày xá tội vong nhân.

Tăng ni, phật tử sống trọn ngày Tự tứ ảnh 1

Lễ Tự tứ là ngày lễ quan trọng trong phật giáo

Rằm tháng Bảy năm nay, chùa Sắc tứ Khải Đoan trang nghiêm tiến hành lễ tác pháp Tự tứ và giải chế an cư kiết hạ phật lịch 2565. Tại buổi lễ, chư hành giả an cư đã tác pháp thỉnh cầu giáo giới đại tăng tiến hành nghi thức đối thú Tự tứ, thâu chung bản và hồi hướng công đức sau ba tháng an cư kiết hạ.

Tại các đạo tràng an cư kiết hạ, trước buổi Tự tứ, toàn thể tăng già đã tiến hành lạy sám hối, hoặc là lạy tam thiên, vạn phật, liên tục trong những ngày cuối hạ, với mục đích là giải trừ cho hết nghiệp chướng, để hoàn toàn thanh tịnh bước vào buổi lễ Tự tứ được khinh an.

Lễ Tự tứ là một ngày lễ quan trọng trong Phật giáo, đánh dấu sự kết thúc của ba tháng an cư. Lễ Tự tứ là hình thức thú lỗi lẫn nhau, vì trong thời gian an cư ít nhiều có những lỗi lầm do thấy, do nghe, do nghi nên thú lỗi với chư tăng trước khi từ giã lên đường hành đạo. Nhằm giúp các vị tỳ-kheo thấy lỗi của mình mà sửa sai và hoàn thiện bản thân.

Tăng ni, phật tử sống trọn ngày Tự tứ ảnh 2

Tự tứ đúng pháp giúp nhau giữ trọn giới đạo đã thọ

Nếu vị nào thật tâm tu hành, cần cho bản thân trở thành người toàn thiện, sẽ giác ngộ, thỉnh nguyện và hoan hỷ đón nhận những lời chỉ bảo của đại chúng. Nhờ vào những dịp Tự tứ đúng pháp, giúp nhau giữ trọn giới đạo đã thọ. Qua sự thỉnh nguyện và tận tình chỉ bảo của đại chúng, mỗi cá nhân nhận biết được khuyết điểm, chân thành sám hối, tự hoàn thiện bản thân, nhờ đại chúng mà bào mòn được bản ngã.

Theo ông Nghiêm Văn Chuẩn, Trưởng ban Tôn giáo (Sở Nội vụ tỉnh Đắk Lắk), quý chư tăng tập trung trí tuệ, năng lượng trong mùa an cư kiết hạ có thể diệt trừ, tiêu tán nghiệp oan, tăng trưởng thiện lành.

“Hiện nay, do tình hình dịch COVID-19, các Giáo hội Phật giáo tuân thủ các văn bản của Trung ương Giáo hội, chính quyền địa phương các cấp. Giáo hội dừng tất cả các cuộc lễ tôn giáo. Các nghi lễ quan trọng thực hiện bằng hình thức trực tuyến”, ông Chuẩn cho biết.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Thanh niên tín đồ tôn giáo mang Tết Trung thu đến với thiếu nhi

Thanh niên tín đồ tôn giáo mang Tết Trung thu đến với thiếu nhi

TPO - Tối 27/9, Tỉnh đoàn – Hội LHTN Việt Nam tỉnh Đồng Tháp, Ban Từ thiện xã hội Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Đồng Tháp và Câu lạc bộ Thanh niên Phật giáo thành phố Sa Đéc tổ chức chương trình “Vui Trung thu đón Trăng rằm” tại chùa Phước Hưng (thành phố Sa Đéc) cho gần 600 thiếu nhi, đoàn viên, thanh niên và người dân.
Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các tôn giáo khu vực miền Trung và Tây Nguyên

Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các tôn giáo khu vực miền Trung và Tây Nguyên

TPO - Thời gian qua, các tôn giáo đã xây dựng hàng nghìn mô hình, triển khai nhiều hoạt động đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần tạo được sự chuyển biến về nhận thức, thay đổi thái độ, hành vi, thói quen của nhiều chức sắc, chức việc, nhà tu hành, đồng bào các tôn giáo và người dân ở cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.