Thường xuyên uống các chất kích thích
Rượu bia, thuốc lá làm tăng nguy cơ gây ung bướu là điều ai cũng biết. Nhưng ngay cả với những đồ uống thông thường như cà phê và nước có gas cũng có thể làm nặng thêm tình trạng viêm loét đường tiêu hóa, một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn tới ung thư dạ dày.
Thật vậy, khi thường xuyên uống hoặc uống quá nhiều, nước có gas vốn chứa carbonat sẽ làm căng dạ dày, gây ra hiện tượng trào ngược và trực tiếp dẫn đến ung thư thực quản. Ngoài ra, với hàm lượng acid cao và các chất phụ gia, nước có gas cũng gây tổn thương niêm mạc dạ dày ruột non.
Tương tự, trong cà phê có thành phần caffeine, khi uống nhiều sẽ kích thích dạ dày, làm tăng tiết acid dịch vị, làm các vết loét trên đường tiêu hóa lan rộng, gây đau đớn và thậm chí là xuất huyết.
Thường xuyên... ăn cơm một mình và căng thẳng kéo dài
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, ăn cơm một mình là nguyên nhân gây ra những cảm xúc tiêu cực và khiến cơ thể căng thẳng.
Lúc này, 2 hormon sẽ được cơ thể tiết ra: Adrenalin và Noradrenalin, làm tăng nhịp tim và hô hấp. Nếu tình trạng stress kéo dài hơn bình thường hoặc yếu tố stress quá mạnh, cơ thể sẽ huy động thêm Cortisol để điều chỉnh các quá trình trao đổi chất của cơ thể. Nhưng chính Cortisol này lại là con dao hai lưỡi ngăn cản cơ thể tiết ra các yếu tố bảo vệ dạ dày. Cortisol làm tăng axit HCl và pepsine, là nguyên nhân chính gây ra bệnh trào ngược dịch vị dạ dày thực quản, cũng như viêm loét dạ dày tá tràng hay nặng hơn là ung thư dạ dày.
Bởi vậy, những người có đời sống quá khép kín nên cởi mở hơn và tốt nhất là tìm được một người bạn để ăn cơm cùng.
Trong trường hợp buộc phải ăn cơm một mình, bạn nên cố gắng duy trì những trạng thái tích cực và thoải mái, đồng thời nên tìm một không gian thích hợp để dùng bữa.
Tái sử dụng thức ăn thừa hoặc thực phẩm đã hết hạn
Đồ ăn thừa thường được "tái sử dụng" bằng cách dùng lò vi sóng hâm nóng. Nhưng ít ai biết rằng, cách làm này lại khiến chúng sản sinh nhiều vi khuẩn gây hại cho cơ thể.
Ngoài ra, thói quen của rất nhiều nhà là hâm lại cơm nguội để ăn nhưng thực ra điều này không tốt cho dạ dày. Nguyên nhân là do lượng tinh bột trong cơm khi đun nóng từ 60 độ C trở lên sẽ bị chuyển hóa thành bột hồ. Mà bột hồ lại làm chậm quá trình tiêu hóa, gây ảnh hưởng lớn đến dạ dày.
Trường hợp những thực phẩm đã quá hạn sử dụng thì thường có nấm mốc hoặc bị biến chất, sản sinh ra nhiều chất gây ung thư.
Nên làm thế nào để giảm thiểu nguy cơ ung thư dạ dày?
Để dạ dày của chúng ta luôn khỏe mạnh, bạn cần kiên trì thực hiện những nguyên tắc bảo vệ và chăm sóc cơ quan như sau:
Hình thành lối sống khoa học, giảm bớt áp lực công việc, cai rượu, bỏ thuốc, xây dựng chế độ ăn uống sạch sẽ, bổ dưỡng.
Tránh xa hoặc tối thiểu là sử dụng điều độ các chất kích thích như cà phê, nước có gas
Nguyên tắc “3 không”: Không ăn đồ sống, không ăn thực phẩm lạnh, không ăn quá no. Nguyên nhân là bởi thực phẩm sống, lạnh sẽ khiến cơ thể nhiễm hàn khí, gây hại cho dạ dày. Trong khi đó, ăn quá no lại tăng cường áp lực cho cơ quan này, khiến dạ dày rơi vào tình trạng "quá tải"
Chỉ nấu vừa đủ ăn, hạn chế tối đa việc ăn thức ăn để qua đêm hoặc hết hạn sử dụng
Việc thực hiện những nguyên tắc trên là cần thiết, nhưng tốt hơn hết là chúng ta cần kết hợp với một biện pháp chủ động hơn để giảm thiểu nguy cơ ung bướu. Đó là phương pháp thải độc kép, giúp đào thải độc tố cơ thể 1 cách toàn diện và là kết quả của công trình nghiên cứu hơn 20 năm của GS. Paul Talalay - trường ĐH Y Johns Hopkins, Hoa Kì.
Để tìm hiểu thêm về công trình nghiên cứu này, xin mời đọc thêm TẠI ĐÂY
Muốn biết về 5 lý do mà bạn sẽ muốn bắt đầu thải độc ngay từ hôm nay, hãy xem thêm TẠI ĐÂY
Để đặt hàng ngay hoặc tìm hiểu thêm về điểm bán trên toàn quốc của sản phẩm thải độc kép, thải độc cơ thể toàn diện, xem thêm TẠI ĐÂY