Dẫn chứng từ ông Quang cho thấy trong thực tế, hầu hết các doanh nghiệp chế biến thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long đều trả lương cao hơn mức lương tối thiểu vùng từ 50% - 100%.
Đại diện VASEP cho rằng đây là ngành độc hại nên khi đóng Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm Y tế, bảo hiểm thất nghiệp và phí Công đoàn, lương tối thiểu vùng đều phải cộng thêm 5% đối với công nhân không có tay nghề và thêm 7% cho lao động có tay nghề, tổng cộng 12%.
Nếu năm 2016, tăng lương tối thiểu vùng 12,4%, có nghĩa là doanh nghiệp phải đóng các khoản bảo hiểm trên và phí Công đoàn là 17,4% - 24,5%.
Theo ông Quang, lao động trong ngành chế biến hải sản ở đồng bằng sông Cửu Long đến 80% là nữ, chỉ làm từ làm 5 đến 8 năm là xin nghỉ việc về lập gia đình. 25 năm qua, số lao động nghỉ chế độ hưu trí rất thấp, chỉ khoảng 1 - 2%, phần lớn rơi vào những người lao động gián tiếp.
“Hầu hết công nhân đang làm việc không muốn đóng BHXH vì họ không thể làm đến khi về hưu, nên không muốn bị trừ tiền bảo hiểm này hằng tháng, bởi họ muốn số tiền này cộng vào lương để có thu nhập cao hơn”, ông Quang nói đồng thời kiến nghị Bộ LĐTB% XH và Thủ tướng Chính Phủ, Quốc hội xem xét đến việc tăng lương tối thiểu vùng và đóng các khoản BHXH, BHYT, BHTN và phí Công đoàn sao cho doanh nghiệp có đủ sức khỏe để hội nhập, tồn tại và phát triển.
Ông Phạm Minh Huân, thứ trưởng Bộ LĐTB& XH cho biết chúng ta nên tìm ra hướng tốt nhất cho người lao động, Chính phủ sẽ có giải pháp và đồng hành hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển.
Về lương theo ông Huân nên đi theo thị trường, thỏa thuận với người lao động, nhà nước đưa ra mức lương tối thiểu, doanh nghiệp theo mức thu nhập của mình để thống nhất với họ mức lương hợp lý”.