Tảng đá ở sa mạc Ả Rập Xê Út tách đôi hoàn hảo như dao cắt, lý do có thể là gì?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Một tảng đá có tên là Al Naslaa ở sa mạc của Ả Rập Xê Út được gọi là tảng đá dị thường nhất thế giới, vì nó được chia thành hai nửa bằng một đường thẳng đứng, hoàn hảo như dao cắt. Đã có những cách lý giải nào được đưa ra về hiện tượng này?

Ở sa mạc mênh mông tại Ả Rập Xê Út, nơi thường được nhắc đến trong những câu chuyện siêu nhiên từ xa xưa, có một tảng đá bí ẩn được coi là một trong những thứ lạ thường và thú vị nhất thế giới.

Tảng đá này có tên là Al Naslaa. Bất kỳ ai nhìn thấy nó cũng sẽ phải dừng lại và nhìn thêm lần nữa, bởi có một đường “cắt” theo chiều dọc, thẳng gần như hoàn hảo ở ngay giữa tảng đá, khiến cho tảng đá trông như một ổ bánh mỳ được cắt bằng dao vậy.

Mà đây là tảng đá hoàn toàn tự nhiên. Nó không phải là một tác phẩm của một nghệ sĩ, hay một thử nghiệm khoa học công nghệ nào cả.

Chỉ có một sự thật đơn giản về tảng đá này: Đó là chưa ai thực sự biết tại sao nó lại như thế!

Tảng đá ở sa mạc Ả Rập Xê Út tách đôi hoàn hảo như dao cắt, lý do có thể là gì? ảnh 1

Tảng đá Al Naslaa. Ảnh: Arabian Rock Art Heritage.

Chưa hết, dọc theo “đường cắt” thẳng đứng kia còn có những nét khắc cổ đại, hình các con vật và những hình dạng khác. Điều này chứng tỏ rằng tảng đá đã tách đôi từ rất lâu, qua nhiều thế hệ rồi.

Vẫn chưa hết, thay vì có cái “gốc” lớn để “ngồi” trên mặt đất, hai nửa của tảng đá lại được “đỡ” trên phần chân đế tương đối nhỏ. Nhìn tổng thể thì tảng đá tạo nên một hình dạng rất cân bằng và lạ mắt.

Mỗi nửa của tảng đá cao khoảng 6 mét và hai nửa không hề chạm nhau tại bất kỳ điểm nào ở phía trên mặt đất.

Tảng đá ở sa mạc Ả Rập Xê Út tách đôi hoàn hảo như dao cắt, lý do có thể là gì? ảnh 2

Trông giống y như ổ bánh mỳ khổng lồ được cắt bằng dao. Ảnh: Disdero/ Wikimedia Commons.

Một lời giải thích hay được nhắc đến về tảng đá lạ lùng này là đá trầm tích xói mòn ở những tốc độ khác nhau, vì vậy có thể để lại những cấu trúc trông giống như bệ đỡ, cũng như tạo ra những hình dạng theo kiểu khối đá to trên một cái chân đế nhỏ, trông như thể sắp sụp đổ (và đến một ngày, chúng sẽ sụp đổ thật). Nhưng còn tại sao khối đá được “cắt” đôi thì giả thuyết này chưa nói đến.

Giả thuyết khác về “vết cắt” là khối đá tình cờ có vết nứt thẳng như vậy và nó đã tách đôi. Nếu còn các vết nứt khác bên trong tảng đá thì lại cũng đến một ngày, tảng đá sẽ vỡ vụn ra.

Tảng đá ở sa mạc Ả Rập Xê Út tách đôi hoàn hảo như dao cắt, lý do có thể là gì? ảnh 3

Đường tách đôi thẳng đến hoàn hảo, dọc theo nó có các hình vẽ từ xa xưa. Ảnh: Disdero/ Wikimedia Commons.

Nói cho cùng, thiên nhiên luôn có khả năng tự tạo ra những điều bất ngờ, kỳ diệu và kỳ lạ đến mức khó tưởng tượng. Có lẽ chúng ta cũng không cần một lời giải thích rõ ràng nào cả, cứ để tảng đá đó là một bí ẩn, như sự bí ẩn của nơi nó thuộc về vậy.

Tảng đá ở sa mạc Ả Rập Xê Út tách đôi hoàn hảo như dao cắt, lý do có thể là gì? ảnh 7
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

HHT - Nếu thường xuyên theo dõi các trận đấu của đội tuyển Việt Nam, người hâm mộ có thể nhận ra rằng đã một thời gian khá dài, các cầu thủ mặc áo đấu không in tên. Ngay trong trận đấu vòng loại thứ hai World Cup 2026 khu vực châu Á, áo đấu của ĐT Việt Nam cũng không có tên cầu thủ. Tại sao lại như vậy?
Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

HHT - Trong trận đấu ở vòng loại World Cup 2026 châu Á, có một thời điểm Hoàng Đức của đội tuyển Việt Nam đã đi bóng vào khu vực cấm địa của ĐT Indonesia. Một cầu thủ Indonesia đã tranh bóng khiến Hoàng Đức bị ngã. Nhiều khán giả cho rằng trọng tài cần thổi phạt đền cho ĐT Việt Nam trong tình huống này. Vậy quyết định của trọng tài là sai hay đúng?