Tận thấy ‘siêu mặt trăng’ duy nhất trong năm 2017

TPO - Hiện tượng khoa học kỳ thú “siêu mặt trăng” đã xuất hiện trên bầu trời một số quốc gia trên thế giới vào tối Chủ nhật (3/12).

Siêu trăng xuất hiện vào tối Chủ nhật vừa qua được gọi với cái tên “Full Cold Moon”. Đây là hiện tượng siêu trăng duy nhất của năm, và mở đầu cho “bộ ba siêu trăng” liên tiếp, sẽ diễn ra vào 1/1 và 31/1/2018.

Đây là hiện tượng khoa học xảy ra khi Mặt trăng ở khoảng cách gần với Trái đất nhất trong quỹ đạo quay của nó (358 499.079 km). Ở vị trí này, người Trái đất được chiêm ngưỡng Mặt trăng lớn 14% và sáng hơn 30% so với bình thường, CNN đưa tin.

Dưới đây là một số hình ảnh tuyệt đẹp về siêu trăng tối 3/12:

Tận thấy ‘siêu mặt trăng’ duy nhất trong năm 2017 ảnh 1

Trăng lên trên tuyến đường cao tốc Yangon, Myanmar.

Tận thấy ‘siêu mặt trăng’ duy nhất trong năm 2017 ảnh 2

Mặt trăng xuất hiện phía sau chùa Uppatasanti ở Naypyitaw, Myanmar. Các nhà khoa học khuyên, thời gian tốt nhất để thưởng thức siêu trăng là sau hoàng hôn và trăng vừa lên và vài phút trước khi Mặt trời mọc. Lúc này, Mặt trăng ở ngang đường chân trời, trông sẽ lớn hơn và sáng hơn lúc đã mọc lên cao.

Tận thấy ‘siêu mặt trăng’ duy nhất trong năm 2017 ảnh 3

Pakistan.

Tận thấy ‘siêu mặt trăng’ duy nhất trong năm 2017 ảnh 4

Tại Yorkshire, Anh, mọi người cùng có cơ hội chứng kiến hiện tượng tuyệt đẹp này.

Tận thấy ‘siêu mặt trăng’ duy nhất trong năm 2017 ảnh 5

Mặt trăng ló dạng sau bức tượng nổi tiếng Nữ thần Tự do trên đỉnh Liberty ở trung tâm thành phố New York.

Tận thấy ‘siêu mặt trăng’ duy nhất trong năm 2017 ảnh 6

Mặt trăng mọc trên nóc tòa nhà Capitol ở Washington, DC.

Tận thấy ‘siêu mặt trăng’ duy nhất trong năm 2017 ảnh 7

Highlands Ranch, Colorado

Tận thấy ‘siêu mặt trăng’ duy nhất trong năm 2017 ảnh 8

Avondale Estates, Georgia

Theo Theo CNN, RT
MỚI - NÓNG