Tận thấy núi đá ong ‘đẻ’ vạn vật quý hơn vàng ở Bình Dương

Tận thấy núi đá ong ‘đẻ’ vạn vật quý hơn vàng ở Bình Dương
TPO - Một hòn núi nhỏ ở vùng kháng chiến Bình Dương được người dân gọi đó là nơi “đá ong đẻ vàng”. Bởi, nằm sâu trong lòng những khối đá ong lớn người ta phát hiện có hàng vạn cổ vật quý giá mà có tiền cũng không thể mua được.

Chúng tôi tìm về xã Thạnh Hội, TX Tân Uyên, Bình Dương để mục sở thị một hòn núi nhỏ được người dân gọi đó là nơi “đá đẻ vàng”. Nơi đó, có tên gọi là Cù Lao Rùa, được công nhận di tích cấp quốc gia.

Theo thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương, Cù Lao Rùa có tổng diện tích là 277 ha, được bao bọc bởi dòng chảy chính của sông Đồng Nai và dòng chảy phụ chia nhánh bao trọn cù lao nhập vào dòng chính và chảy xuôi về Sài Gòn.

Nơi đây là một ngọn đồi nổi cao khoảng 15m so với mặt bằng khu vực, có cấu trúc như hình mu rùa. Sở dĩ người dân địa phương gọi nơi này là “đất vàng” vì đã phát hiện một di tích khảo cổ, có niên đại khoảng 3.500 năm.

Theo đó, vào năm 2003, cơ quan chức năng đã phát hiện có một vài vật chưa từng thấy trong những khối đá ong khổng lồ ở Cù Lao Rùa. Sau đó, các nhà khảo cổ học phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện khai quật 5 hố đào và bất ngờ phát hiện chứa cổ vật có giá trị quý hơn vàng.

Tận thấy núi đá ong ‘đẻ’ vạn vật quý hơn vàng ở Bình Dương ảnh 1 Dưới tảng đá ong phát hiện hàng nghìn vật cổ có niên đại hàng nghìn năm

Kết quả thu được trong quá trình khai quật gồm: bộ răng voi, 1.254 hiện vật nguyên vẹn  bằng đá và đất nung (rìu các loại, bàn mài các loại, khuôn đúc, đục các loại, vòng tay, bi gốm, dọi se sợi, gốm tròn, cuốc, dao, và đồ tùy táng); phục chế hình dạng của hiện vật  bằng cách kết gắn từ những gớm rời nhau lại được 48 hiện vật gốm (Bát bồng, nồi, chậu, đĩa chân cao, tô lớn, âu, hủ,..); thống kê phân loại 85.901 mảnh gốm, gốm mộ táng có 6.791 mảnh, trong đó phân loại, loại hình, chất liệu, màu sắc, gốm tô màu, xương gốm, hoa văn trang trí,...

Theo đánh giá của các nhà khảo cổ học được lưu lại trong hồ sơ khai quật thể hiện, những cổ vật được tìm thấy dưới lòng đá ong ở Cù Lao Rùa quý hơn vàng và dù có tiền cũng không thể mua được.

Nói về lịch sử hình thành địa danh, đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương cho biết, sử sách ghi lại vào năm 1766, cư dân người Việt từ vùng Ngũ Quảng do chiến tranh khốc liệt đói khổ, chạy trốn truy đuổi của chính quyền phong kiến và trốn lính đã vượt biển, ngược dòng sông Lòng Tàu đến Cù Lao Rùa lập nghiệp. Sau đó có ít người Hoa (họ Ôn, Đường, Dương), đã sang Đại Việt, cùng với lưu dân người Việt khai phá đất Cù Lao trồng cây, cấy lúa dọc mé sông, với các giống lúa Baxe, Chùm cụt … Đến năm 1851, trên toàn Cù Lao đã có 360 khẩu.

Tận thấy núi đá ong ‘đẻ’ vạn vật quý hơn vàng ở Bình Dương ảnh 2  Đường lên ngọn núi nhỏ Cù Lao Rùa

Vào năm 1848, khi cuộc sống ổn định, nhân dân đã góp tiền lập đình thần ở 2 làng Tân Hội và Nhựt Thanh, miếu thờ, nhà vuông và xây chùa thờ Phật. Năm 1851, vua Tự Đức có sắc phong đình thần Thạnh Hội, thờ thần hoàng bổn cảnh, nhớ ơn người có công khai phá, bảo vệ vùng đất Cù Lao.

Tận thấy núi đá ong ‘đẻ’ vạn vật quý hơn vàng ở Bình Dương ảnh 3 Cù Lao Rùa được công nhận di tích cấp quốc gia
Tận thấy núi đá ong ‘đẻ’ vạn vật quý hơn vàng ở Bình Dương ảnh 4
Tận thấy núi đá ong ‘đẻ’ vạn vật quý hơn vàng ở Bình Dương ảnh 5
Tận thấy núi đá ong ‘đẻ’ vạn vật quý hơn vàng ở Bình Dương ảnh 6 Dưới những khối đá ong người ta phát hiện nhiều cổ vật
Tận thấy núi đá ong ‘đẻ’ vạn vật quý hơn vàng ở Bình Dương ảnh 7 Đứng từ trên ngọn núi đá nhỏ nhìn xuống là những ngôi nhà dân bao quanh
Tận thấy núi đá ong ‘đẻ’ vạn vật quý hơn vàng ở Bình Dương ảnh 8 Đường vào Cù Lao Rùa được láng nhựa hai bên trồng hoa tạo nên một khung cảnh đẹp
MỚI - NÓNG