Tân sinh viên ‘hụt hẫng’ khi nhiều lần thi tuyển không đậu vào các câu lạc bộ

0:00 / 0:00
0:00
Tân sinh viên ‘hụt hẫng’ khi nhiều lần thi tuyển không đậu vào các câu lạc bộ
SVVN - Ngoài việc thích ứng và làm quen việc học trực tuyến và môi trường mới, nhiều bạn sinh viên năm thứ nhất cũng tìm kiếm cho mình một “ngôi nhà thứ hai" mang tên "câu lạc bộ". Tuy nhiên, không ít bạn đã “sốc” khi nhiều lần bị rớt trong việc thi tuyển không đậu.

Tham gia câu lạc bộ: Động lực hay áp lực?

Sau khi đậu vào CLB Sân khấu và Điện ảnh, Nguyễn Trúc Ngân (tân sinh viên trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP. HCM) cho biết: “Lúc đầu, mình cũng không nghĩ gì cho tới khi câu lạc bộ tổ chức sự kiện mời được đạo diễn "gạo cội", quy mô chương trình lớn. Tham gia câu lạc bộ, với mình hiện tại, không còn vì điểm rèn luyện mà mình muốn được giao lưu, học cách làm việc sao cho chuyên nghiệp. Mình thấy ngưỡng mộ các anh chị khóa trên vì khả năng xử lý tình huống và vì nguồn năng lượng mà các anh chị mang lại. Điều đó đã giúp mình nhiệt huyết hơn, có “lửa” hơn khi tham gia hoạt động cùng câu lạc bộ”.

Tân sinh viên ‘hụt hẫng’ khi nhiều lần thi tuyển không đậu vào các câu lạc bộ ảnh 1

Trúc Ngân chia sẻ về trải nghiệm lần đầu tham gia câu lạc bộ.

Cũng giống như Trúc Ngân, khi là một thành viên chính thức của CLB Tình nguyện IR4C (khoa Quan hệ Quốc tế), Ngô Thị Thanh Huyền (tân sinh viên trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP. HCM) cũng đã quen biết nhiều bạn mới, từ đó Huyền cảm thấy tự tin hơn trong môi trường mới, vốn nhiều bỡ ngỡ. Thanh Huyền thổ lộ: “Các anh chị trong câu lạc bộ hướng dẫn giúp mình biết làm việc chuyên nghiệp thật sự là như thế nào. Mình học được nhiều kỹ năng và thử sức nhiều mảng mình chưa từng biết".

Tân sinh viên ‘hụt hẫng’ khi nhiều lần thi tuyển không đậu vào các câu lạc bộ ảnh 2

Thanh Huyền và kỳ tuyển thành viên mới vào câu lạc bộ đáng nhớ.

Nhiều tân sinh viên đã đặt cho mình câu hỏi: “Có nên ứng tuyển vào câu lạc bộ bằng mọi giá?”, khi bị rớt nhiều câu lạc bộ, dù đã cố gắng suốt trong quá trình thi tuyển. Áp lực tham gia v để tạo lập mối quan hệ, nỗi lo sợ bị “bơ vơ” khi là sinh viên năm thứ nhất là không hề nhỏ.

Hoàng Kiều Oanh và Nguyễn Khánh Ly (cùng là tân sinh viên một trường đại học tại TP. HCM) đã không thành công khi tham gia ứng tuyển vào một câu lạc bộ. Cả hai đã trải qua quá trình thi tuyển gần một tháng: “Chúng mình khá buồn và tiếc thời gian, công sức trong quá trình thi tuyển. Nhưng chúng mình cũng đã học được cách làm việc của một câu lạc bộ và trau dồi thêm khả năng làm việc nhóm. Chúng mình nghĩ, mọi tổ chức đều có tiêu chí riêng, có lẽ mình chưa phù hợp. Tụi mình sẽ chọn môi trường khác để rèn luyện bản thân, thay vì tiếp tục thi tuyển vào câu lạc bộ. Tuy nhiên, nhiều bạn cùng chung hoàn cảnh như tụi mình thì "khá sốc" khi rớt nhiều câu lạc bộ”.

Tân sinh viên ‘hụt hẫng’ khi nhiều lần thi tuyển không đậu vào các câu lạc bộ ảnh 3

Tân sinh viên bày tỏ cảm nhận sau một tháng thử sức với các CLB.

Giải pháp nào cho tân sinh viên nếu không tham gia các câu lạc bộ?

Khi đã là một thành viên chính thức của câu lạc bộ, những động lực hay áp lực cũng mong manh khó phân định. Lê An Hòa (tân sinh viên trường ĐH Sư phạm Hà Nội) bày tỏ: “Tham gia câu lạc bộ khiến mình thấy vui vì tìm được các bạn trẻ cùng sở thích để trò chuyện. Nhưng phần lớn các câu lạc bộ ở đại học thì chuyên nghiệp hơn, do vậy mà các “deadline” cũng căng hơn. Mình tham gia hai câu lạc bộ nên mình thường bị trùng giờ họp và việc sắp xếp thời gian cho câu lạc bộ đôi khi cũng là bài toán đau đầu”.

Từng trải qua cảm xúc khi là tân sinh viên trong việc chọn lựa tham gia các câu lạc bộ kỹ năng, Hoàng Đào Nhật Ánh (cựu sinh viên trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP. HCM) chia sẻ: “Đa phần các bạn tân sinh viên khi mới vào giảng đường thường có tâm lý bỡ ngỡ, vì thấy mình còn “non nớt” nên muốn tham gia câu lạc bộ để có nền tảng nhằm phát triển, học hỏi. Chính vì vậy, nhiều khi các bạn lại thấy quá áp lực và nếu chẳng may rớt nhiều câu lạc bộ, dễ đánh mất sự tự tin”.

Tân sinh viên ‘hụt hẫng’ khi nhiều lần thi tuyển không đậu vào các câu lạc bộ ảnh 4

Chị Nhật Ánh chia sẻ kinh nghiệm tham gia câu lạc bộ cho các bạn tân sinh viên.

Chị Ánh cho biết, trải nghiệm ở câu lạc bộ không phải lựa chọn duy nhất, sau cùng mục đích tham gia cũng để phát triển bản thân. Bởi vậy, mỗi bạn sẽ có nhiều lựa chọn và môi trường khác nhau. Chị cũng cho rằng, việc rớt câu lạc bộ không phải là một vấp ngã, cũng không phải là một thước đo để đánh giá năng lực hay kỹ năng của các bạn tân sinh viên. “Xem nó như trải nghiệm thì sẽ thấy thú vị hơn. Các bạn nên có một cái nhìn tổng quan, vận dụng công thức 5W1H: What? - mục tiêu của mình là gì, Why? - tại sao lại chọn theo đuổi nó, Where? - ở đâu mình có thể phát triển mục tiêu đó, Who? - ai/ tổ chức nào là môi trường phù hợp để mình phát triển, How? - theo đuổi nó như thế nào”, chị Ánh chia sẻ.

Chị Ánh cũng đưa ra lời khuyên cho các bạn tân sinh viên: Nên bình thường hóa nhìn nhận việc rớt câu lạc bộ tại các trường đại học, cao đẳng là một trải nghiệm để tân sinh viên có thể tìm ra những hoạt động, môi trường khác phù hợp hơn, như việc tham gia các tổ chức Đoàn - Hội, tìm công việc làm thêm theo sở thích, tự lập các dự án cá nhân, làm cộng tác viên cho các dự án, tìm những sân chơi mở theo sở thích mà không cần thi tuyển, học thêm các môn năng khiếu - kỹ năng…

Để tránh “bẫy đa cấp” các bạn tân sinh viên cần chú ý:

“Để tránh bẫy bán hàng đa cấp, các bạn tân sinh viên khi đi làm thêm muốn học hỏi, rèn luyện về kỹ năng cũng cần phải chú ý: Bất cứ công việc gì cần tìm hiểu tất cả những thông tin về doanh nghiệp, tổ chức mà bạn dự định đăng ký, nộp hồ sơ. Đó có phải là các công ty mà báo chí, cơ quan chức năng đã hoặc đang cảnh báo hay không? Tiếp theo, các bạn cần chủ động và dành thời gian nhiều hơn cho việc tìm hiểu thông tin về kinh tế, đời sống xã hội… Cuối cùng, hãy trình báo cơ quan chức năng nếu như bạn hay người thân là nạn nhân của mô hình kinh doanh bất hợp pháp này”, ThS Nguyễn Quỳnh Nga, Phó Trưởng Phòng Thanh tra - Pháp chế - Sở hữu trí tuệ, trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP. HCM) chia sẻ.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

SVVN - Anh Nguyễn Văn Đạt có 8 năm kinh nghiệm làm việc tại Tập đoàn Thế giới di động, đang là Giám đốc Phát triển mạng lưới kiêm Giám đốc Đối ngoại Công ty cổ phần Thời trang YODY. Anh là 1 trong số 5 diễn giả khách mời tại talkshow "Chuyển đổi việc làm: Cơ hội, thách thức cho người lao động và doanh nghiệp" do trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQG Hà Nội tổ chức. Đây là chia sẻ của anh dành riêng cho chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong.
Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

SVVN - Tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", diễn ra ở trường THCS-THPT Hai Bà Trưng (quận Tân Bình, TP. HCM), ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM cho biết: “Theo thống kê của Google vào tháng 6/2023, gần 80% người dân Việt Nam sử dụng mạng xã hội, thời lượng trung bình là 3 giờ đồng/ngày”.
Báo Tiền Phong và Keppel đưa hai hệ thống máy lọc nước sạch đến người dân tỉnh Bến Tre và Trà Vinh

Báo Tiền Phong và Keppel đưa hai hệ thống máy lọc nước sạch đến người dân tỉnh Bến Tre và Trà Vinh

SVVN - Nhân Ngày Nước thế giới (22/3) với chủ đề “Leveraging water for peace” - “Nước cho hòa bình”, báo Tiền Phong phối hợp Tập đoàn Keppel cùng Tỉnh Đoàn Bến Tre, Tỉnh Đoàn Trà Vinh tổ chức trao tặng hai hệ thống máy lọc nước nhiễm mặn có công suất sản xuất 12.000 lít nước sạch mỗi ngày.