Chúng tôi đến nhà chú Hùng, chú Tuấn (đường Chu Văn An, TP Huế) một người thợ kim hoàn ở kinh đô Huế và chứng kiến người thợ tài ba này chế tác kim hoàn vô cùng tinh xảo. Chú Hùng, cho biết: “Chú đã học nghề này từ những người thầy tài ba của làng Kế Môn và gắn bó với nó suốt 26 năm qua".
Theo đó, để tạo ra một sản phẩm bạc tinh xảo đầu tiên người thợ phải mua bạc lẻ bạc vụn ở thợ phân kim rồi sau đó nung chảy và đổ ra thành thỏi.
Tùy vào yêu cầu của khách hàng mà thợ kim hoàn sẽ xử lí như : nấu chảy, dát mỏng và tạo hình theo yêu cầu. Nhưng để rút ngắn chi phí sản xuất, giờ đây người làm kim hoàn đã chuyển qua đúc khuôn và không còn chuộng đồ thủ công như chú làm nữa.
Dù vậy, vẫn đang còn rất nhiều người đặt hàng các sản phẩm làm bằng tay hết sức tinh tế của chú. Những đứa trẻ đã quen với tiếng mài dũa
Được biết, để có thể trở thành một người thợ kim hoàn như chú cần phải học từ 5-10 năm.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều người sau khi học xong thì bỏ cuộc vì vất vả. Vì vậy, ở Huế thợ làm kim hoàn cũng thưa dần, chỉ còn một số gia đình làm theo kiểu cha truyền còn nối.
Chú Tuấn miệt mài bên những sản phẩm.
Đôi khi thợ chạm như nghệ sĩ, cũng cần phải thăng hoa để sản phẩm đủ độ chín và đẹp.
Nếu nhánh nữ trang cần sự tập trung khéo léo trong uốn nắn tạo hình thì nhánh chạm cần sự tỉ mỉ, chính xác và hoa tay.