Tận mắt xem học viên trường xiếc khổ luyện thành tài

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Tại nơi đào tạo diễn viên xiếc chuyên nghiệp duy nhất của Việt Nam, các học viên khổ luyện từng ngày để thực hiện kỹ thuật các bộ môn nhào lộn, thăng bằng, tung hứng, thể thao... 
Tận mắt xem học viên trường xiếc khổ luyện thành tài ảnh 1

Huệ (15 tuổi, đến từ Quốc Oai) cùng bạn đang thực hiện một động tác kỹ thuật trong bộ môn thăng bằng. "Em phải mất một thời gian dài khổ luyện mới thực hiện được động tác này nhưng mới chỉ ở mức cơ bản. Khi đã xác định theo đuổi ngành này, em gạt qua nỗi sợ, sự khắc nghiệt, hay cả những chấn thương nhẹ để phấn đấu trở thành một diễn viên chuyên nghiệp", nữ học viên nói.

Tận mắt xem học viên trường xiếc khổ luyện thành tài ảnh 2

Hiện nay, trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam đào tạo các chuyên ngành thuộc lĩnh vực nghệ thuật xiếc và một số chuyên ngành thuộc lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn gồm: xiếc người, xiếc thú, ảo thuật, hài hước...


Tận mắt xem học viên trường xiếc khổ luyện thành tài ảnh 3
Các học viên ở đây độ tuổi từ 11 đến 18. Vì vậy, thầy cô giáo trường xiếc ngoài dạy chuyên môn còn đóng vai trò như một "bảo mẫu", cùng sinh hoạt, dạy học viên về kỹ năng sống.
Tận mắt xem học viên trường xiếc khổ luyện thành tài ảnh 4

Chia sẻ với PV Tiền Phong, anh Nguyễn Minh Chính (giáo viên khoa Xiếc) cho biết: "Thầy và trò trường xiếc luôn phải trong trạng thái tập trung cao độ mỗi khi tập luyện. Để thực hiện được những động tác khó, trước tiên, tôi dạy học viên cách ngã như thế nào cho an toàn trước. Ví dụ như tiết mục nhào lộn, các em phải học tư thế ngã sao cho an toàn và tự bảo vệ mình trước. Ngoài giờ học, thầy cô giáo cũng gọi điện nhắc nhở các em chế độ ăn uống, nghỉ ngơi sao cho đảm bảo sức khỏe để luyện tập. Dần, thầy và trò như con với cha, cùng ăn, cùng ngủ, cùng sinh hoạt. Đây chính là một trong những đặc thù của trường xiếc so với các trường khác".

Tận mắt xem học viên trường xiếc khổ luyện thành tài ảnh 5

Với các bạn học viên nữ sẽ bị hạn chế về sức khỏe, tốc độ nhưng lại có ưu thế trên sân khấu. Bởi ở mỗi tiết mục biểu diễn có độ mạo hiểm cao, nữ giới nếu thực hiện sẽ toát lên sự mềm mại, truyền cảm, tạo điểm nhấn cho mỗi phần trình diễn và càng thu hút sự chú ý, quan tâm của khán giả.

Tận mắt xem học viên trường xiếc khổ luyện thành tài ảnh 6

Các học viên phải mất 2 năm cơ bản để tập các kỹ thuật ban đầu của môn nhào lộn, thăng bằng, tung hứng, thể thao...; sau đó bước vào 3 năm chuyên ngành. Song song với quá trình tập luyện, học viên cũng được học các môn văn hóa phổ thông từ lớp 6 đến lớp 12.

Tận mắt xem học viên trường xiếc khổ luyện thành tài ảnh 7

Nữ học viên thực hiện động tác vừa uốn dẻo, vừa lắc vòng bằng ngón chân. Trước đó, cô bạn từng nhiều lần tập không thành.

Tận mắt xem học viên trường xiếc khổ luyện thành tài ảnh 8

Thông thường, mỗi giáo viên tại trường xiếc sẽ hướng dẫn trực tiếp nhóm 8 học viên, hoặc 1 kèm 1 vì động tác phức tạp, nguy hiểm, yêu cầu sự tập trung cao.

Tận mắt xem học viên trường xiếc khổ luyện thành tài ảnh 9

Thầy giáo người nước ngoài đang thực hiện mẫu để hướng dẫn cho học viên.

Tận mắt xem học viên trường xiếc khổ luyện thành tài ảnh 10

Nữ học viên thực hiện động tác lắc nhiều vòng một lúc và đòi hỏi phải chuyển động khéo léo, mềm mại, giữ không để chiếc vòng nào rơi xuống.

Tận mắt xem học viên trường xiếc khổ luyện thành tài ảnh 11

Hai bạn học viên đang thực hiện kỹ thuật cơ bản của bộ môn tung hứng.

Tận mắt xem học viên trường xiếc khổ luyện thành tài ảnh 12

Sự tập trung cao độ của nữ học viên trong quá trình luyện kỹ thuật thăng bằng.

MỚI - NÓNG
Đoạn đường Nguyễn Trãi bên cạnh hầm chui Thanh Xuân mênh mông nước tối 7/9. Ảnh: Thái An.
Mưa tối ngập đường Hà Nội, xe chết máy, rác trôi đầy
TPO - Tối nay (7/9), thêm nhiều cây xanh đổ gãy trên đường phố Hà Nội, nhưng người đi đường sợ hơn cả vẫn là tình trạng ngập nước ở một số nơi. Xe chết máy, nhiều người bì bõm, hì hục dắt xe cả đoạn phố dài, trong khi rác sinh hoạt, phế thải xây dựng lững lờ trôi…