Tan hoang Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar

Một vụ hủy hoại rừng tại tiểu khu 1023 nhưng BQL Nam Kar không biết.
Một vụ hủy hoại rừng tại tiểu khu 1023 nhưng BQL Nam Kar không biết.
TP - Trước Trạm kiểm lâm số 8, thuộc Ban Quản lý rừng đặc dụng Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar (BQL Nam Kar) - Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Lắk có dựng biển nghiêm cấm các phương tiện xe cơ giới vào rừng. Nhưng chỉ cách trạm chừng hơn 1km, đất rừng bị xới tung, bị lấn chiếm, rừng bị đốt phá tan hoang.

Đốt, phá rừng bên trạm Kiểm lâm

Một buổi trưa đầu tháng 5, trong vai một người đi mua đất, mua nông sản, PV Tiền Phong nghe một người dân đang canh tác… gần rừng đặc dụng Nam Kar (xã Bình Hòa, huyện Krông Ana) kể chuyện . Người này cho biết, gia đình ông vào “khai hoang” khu đất này đã gần 10 năm nay để trồng cà phê và trồng lúa. “Giá mỗi sào khoảng 20 triệu, 1 ha dao động từ 200 triệu đồng trở lên… tùy địa điểm. Chứng thực cho việc mua bán đất là giấy viết tay làm tin”, người nông dân chất phác nở nụ cười. Chúng tôi hỏi, khu vực này “cấm vào” thì làm sao mà mua được đất. “Chú cứ vào thực tế rồi sẽ biết, người ta mang máy móc vào sâu bên trong để cày xới, có sao đâu? ”...

Theo chỉ dẫn của những chủ rẫy, chúng tôi tiếp tục chuyến hành trình. Sau mươi phút di chuyển bằng xe máy, trước mắt chúng tôi là Trạm kiểm lâm số 8. Trước trạm, một bên có biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng và biển nghiêm cấm các phương tiện xe cơ giới vào rừng, nhưng lại không có trạm barie hay người đứng gác chốt bên ngoài. Thậm chí, chiếc xe máy chúng tôi về số 1, động cơ gầm rú chạy qua trạm này cũng chẳng thấy có một đồng chí kiểm lâm nào xuất hiện để kiểm tra.

Tan hoang Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar ảnh 1 Gỗ mới bị đốn hạ tại rừng đặc dụng Nam Kar.
Vừa đi qua Trạm số 8 chừng hơn 1km, trước mắt chúng tôi lại là một quả đồi vừa bị san bằng. Có cả thảy 5 cây gỗ tròn còn rất tươi, đường kính khoảng hơn 40 cm, dài khoảng 5 m được tập kết ven bờ ruộng. Thực tế, hai ngày sau đó khi chúng tôi quay trở lại vị trí  này, đã có 4/5 cây gỗ tròn bị cắt xẻ mang đi.

Từ Trạm số 8 ra bờ sông Kông Nô chừng hơn 5km, ở hai bên đường đi có nhiều nhà dân ở. Bên ngoài những ngôi nhà này có rất nhiều xe máy, nhưng lại không thấy có bóng người ở đâu. Theo tìm hiểu của chúng tôi, số người này hiện đã lên nương rẫy để canh tác. Nhiều nơi đất rừng mới bị cày xới canh tác. Đặc biệt, người dân đã đưa máy múc để làm những hồ chứa nước rất lớn. Khu này, được gọi là vùng lõi khu bảo tồn, nghiêm cấm việc xâm hại dưới mọi hình thức. Nhưng thực tế cho thấy điều ngược lại.

Ở khu vực rừng đặc dụng, để tìm các “vết tích” của những vụ phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy không dễ vì địa hình đi lại rất khó khăn. Tại tiểu khu 1023,1024 có khoảng hơn 3 ha rừng đặc dụng bị  hủy hoại, bị đốt để làm nương rẫy với vị trí “đắc địa”, không dễ dàng phát hiện. Chúng tôi phải mất hàng giờ, phải băng quanh ngọn đồi mới tìm được. Tại đây, chúng tôi quan sát thấy có nhiều cây gỗ lớn (chưa rõ chủng loại) bị đốn hạ, phần cành lửa đang cháy âm ỉ, phần thân đã bị vận chuyển đi bằng đường sông. Ngoài ra, do ảnh hưởng của việc đốt rừng, nhiều cây gỗ lớn ở gần đó có hiện tượng chết khô.

Tan hoang Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar ảnh 2 Đường độc đạo dẫn vào rừng đặc dụng phải qua trạm kiểm lâm số 8.

Đến gần 12 giờ trưa, trên đường tìm đường trở về, chúng tôi rất ngạc nhiên vì cách không xa Trạm kiểm lâm số 8, một diện tích rừng rất lớn đang bị châm đốt, tiếng nổ của những cây le vang lên cả một khu vực rộng…  Và cũng tuyệt nhiên không thấy bóng dáng của cán bộ hay nhân viên kiểm lâm nào xuất hiện. Trên đường ra trụ sở làm việc của BQL khu bảo tồn Nam Kar tại thị trấn Liên Sơn (huyện Lắk), chúng tôi tự hỏi : Vì sao rừng đặc dụng lại có thể bị người dân ngang nhiên lấn chiếm, phá tan hoang nhiều đến vậy?

Lại do... lực lượng mỏng (?!)

Từ thâm nhập thực tế, PV Tiền Phong đã phản ánh vụ việc nói trên đến lãnh đạo BQL Nam Kar. Ông Dương Bá Cường - Phó giám đốc BQL Nam Kar khẳng định: Khu vực mà PV phản ánh, Ban quản lý đã bàn giao cho chính quyền địa phương quản lý và sử dụng. Thế nhưng, vì sao đã bàn giao cho địa phương mà vẫn đặt Trạm kiểm lâm tại đây. PV đề nghị ông Cường cho xem các quyết định bàn giao khu vực nói trên. Ông Cường từ chối đồng thời đề nghị gặp giám đốc BQL để nắm thông tin. “Hiện đang có tổ kiểm lâm cơ động và tổ pháp chế đang làm việc tại Trạm kiểm lâm số 8. Nếu có việc đốt rừng hay huỷ hoại rừng thì bên Trạm kiểm lâm số 8 đã báo về rồi”, ông Cường nói.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Nhật -Giám đốc BQL Nam Kar khẳng định, vị trí mà PV Tiền Phong cung cấp thuộc địa phận rừng đặc dụng của BQL Nam Kar quản lý, chưa bàn giao về cho địa phương. Khu vực này đã bị đồng bào dân tộc thiểu số phía Bắc vào lấn chiếm từ năm 2000. Sau khi chính quyền địa phương vận động, hiện số hộ này đã đồng ý đi khai phá vùng kinh tế mới.

Tan hoang Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar ảnh 3 Vết mùn cưa còn rất mới.

“Không được phép khai thác tại rừng đặc dụng, nếu phát hiện sẽ xử lí nghiêm, không bao che. Minh chứng cho sự việc này, đầu năm 2018 chúng tôi đã chuyển hồ sơ, cơ quan điều tra đã khởi tố một vụ án. Chúng tôi thành lập Trạm kiểm lâm số 8 là để ngăn chặn việc lấn chiếm đất rừng, phá rừng. Thế nhưng, việc người dân lấn chiếm rừng làm nương rẫy là có. Nguyên nhân, do lực lượng của chúng tôi rất mỏng. Trạm số 8 chỉ có 4 người. Nhiều vị trí phải kiểm soát cách xa, đường đi lại rất khó khăn”, ông Nhật phân bua.

Tại buổi làm việc với BQL, PV Tiền Phong cung cấp thêm hình ảnh mới về vụ hủy hoại rừng đặc dụng tại tiểu khu 1023, 1024 và một số vị trí khác, ông Nhật cho biết: "Chúng tôi chưa phát hiện vụ này, sẽ cho xác minh!

Trong khi rừng đặc dụng vẫn bị khai thác, đốt phá ngang nhiên, thì thái độ thờ ơ và buông lỏng quản lý của lực lượng chức năng nơi đây cần được xem xét, làm rõ.

Từ Trạm số 8 ra bờ sông Kông Nô chừng hơn 5km, ở hai bên đường đi có nhiều nhà dân ở. Bên ngoài những ngôi nhà này có rất nhiều xe máy, nhưng lại không thấy có bóng người ở đâu. Theo tìm hiểu của chúng tôi, số người này hiện đã lên nương rẫy để canh tác. Nhiều nơi đất rừng mới bị cày xới canh tác. Đặc biệt, người dân đã đưa máy múc để làm những hồ chứa nước rất lớn. Khu này, được gọi là vùng lõi khu bảo tồn, nghiêm cấm việc xâm hại dưới mọi hình thức. Nhưng thực tế cho thấy điều ngược lại.

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.