Tâm lý học thấu hiểu bản thân: Những câu chuyện nhỏ bồi đắp sự thiện lương cho tâm hồn

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Hàn Quốc có câu tục ngữ “Lòng nhân từ từ nhà kho mà ra”. Nhà kho vốn là nơi người nông dân cất giữ lương thực sau vụ thu hoạch. Khi nơi đó được lấp đầy thì tấm lòng của bạn tràn đầy hơn và rộng rãi hào phóng với người khác hơn.

Khi “nhà kho” nội tâm dồi dào thì ta mới thoải mái quan tâm đến người khác. Nếu có thứ lương thực nào có thể lấp đầy “nhà kho” nội tâm này thì đó chính là niềm tin rằng: Ta phải là một người tốt.

Thực tế, chúng ta hay có xu hướng chỉ nhìn thấy mặt sáng của người khác và mặt tối của bản thân, khi đó trục nội tâm của ta bị lệch sang một bên. Và trong thế giới nội tâm đó, chúng ta vô tình tự tấn công và làm tổn thương chính mình lẫn người khác. Nếu chúng ta cố gắng tìm hiểu chính mình là người như thế nào, dù chỉ với một phần mười nỗ lực mà chúng ta dành ra để kiếm tiền hoặc học ngoại ngữ, thì ít nhất, trục nội tâm sẽ không bị sai lệch.

Để khỏa lấp mong muốn được nhìn nhận và thấu hiểu, cuốn sách Tâm Lý Học Thấu Hiểu Bản Thân sẽ hướng dẫn bạn cách gặp gỡ “bản thể” của chính mình từ những kinh nghiệm tư vấn tâm lý dạn dày của bác sĩ Yang Chang Soon - tác giả của nhiều sách bán chạy về lĩnh vực tâm lý - đời sống tại Hàn Quốc.

Tâm lý học thấu hiểu bản thân: Những câu chuyện nhỏ bồi đắp sự thiện lương cho tâm hồn ảnh 1

“Tâm Lý Học Thấu Hiểu Bản Thân” mang đến cho độc giả các chiến thuật tâm lý phòng thân hữu ích như cách vượt qua giận dữ, trầm cảm...

Qua các trang sách, tác giả Yang Chang Soon mang đến nhiều câu chuyện về sự an ủi, khen ngợi, thấu hiểu và chấp nhận bản thân; cùng các giải pháp cơ bản, thiết thực giúp bạn biết cách nhìn thấu người khác, thấu hiểu chính mình với lòng tự trọng và sự tự tin được nuôi dưỡng. Qua đó, cuốn sách hướng tới việc xây dựng các mối quan hệ lành mạnh, có cuộc sống cá nhân và xã hội trưởng thành, tốt đẹp hơn.

Tác giả Yang Chang Soon mượn hình ảnh minh chứng: Trẻ nhỏ có thể cười sảng khoái ngay cả với những điều nhỏ nhặt, giản đơn, còn người trưởng thành coi đó là điều hiển nhiên. Song, đó cũng là cách thức hoạt động của não bộ.

Vỏ não được kích hoạt khi nó nhận thông tin mới, sau khi trở nên quen thuộc, thông tin đó ngay lập tức được chuyển đến vùng dưới vỏ não (subcortical area). Đó là lý do tại sao với một đứa trẻ thì mỗi ngày đều là ngày mới, còn với người lớn, ngày nào cũng như ngày nào.

Thêm vào đó, não bộ của người lớn không còn chỗ cho những điều mới mẻ, vì nó chứa đầy rẫy mâu thuẫn của định kiến và thành kiến, của nỗi sợ thất bại, của yêu-ghét và cả niềm tự hào rằng bản thân đã biết quá nhiều thứ.

Tâm lý học thấu hiểu bản thân: Những câu chuyện nhỏ bồi đắp sự thiện lương cho tâm hồn ảnh 2
Cuốn sách khơi mở cho độc giả những góc nhìn, thái độ và cách sống một cuộc đời thú vị.

Đừng hy vọng tâm hồn mình sẽ trưởng thành tốt đẹp trên mảnh đất khô khan như vậy. Thế nên, nếu bạn có thể nhận ra những thay đổi của ngày hôm qua với hôm nay; có thể chấp nhận bản thân như mình vốn là; thì bạn cũng có thể thoát khỏi những định kiến và thành kiến đối với chính mình do những buồn vui, sai lầm hay thất bại của ngày hôm qua.

Hãy trân trọng bản thân, và đối xử với mình như một người quý giá. Khi chúng ta coi trọng một ai đó, chúng ta mong muốn người đó trưởng thành và phát triển. Tương tự như vậy, khi ta coi trọng bản thân, mong mình trở thành một người tốt, ta sẽ không dễ dàng rơi vào tình trạng lười biếng hoặc làm nên những chuyện đáng thất vọng.

Tâm lý học thấu hiểu bản thân: Những câu chuyện nhỏ bồi đắp sự thiện lương cho tâm hồn ảnh 6
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Công xưởng xanh của Apolenka: Chìm vào màu xanh tuyệt đẹp như thế giới cổ tích

Công xưởng xanh của Apolenka: Chìm vào màu xanh tuyệt đẹp như thế giới cổ tích

HHT - “Công xưởng xanh của Apolenka” là một cuốn sách tuyệt đẹp. Không chỉ bởi các bức tranh với sắc xanh diệu kỳ tưởng như đang ở thế giới cổ tích, mà còn vì câu chuyện được kể rất ấm áp. Không những thế, cuốn sách còn mang đến cho các bạn nhỏ những hiểu biết thú vị về một nghề truyền thống ở nước Séc xa xôi.