Theo UBND tỉnh Bắc Giang, năm 2021, diện tích vải thiều trên địa bàn tỉnh là 28.100ha, sản lượng ước đạt 180.000 tấn. Đến sáng 29/5, tỉnh này cũng ghi nhận 1.881 ca mắc COVID-19 với nhiều địa phương bị phong tỏa, cách ly.
Vải thiều tại Bắc Giang bắt đầu chín đỏ, chính vụ sẽ diễn ra từ ngày 10/6 và kéo dài khoảng 1 tháng. |
Do vậy, UBND tỉnh xây dựng kế hoạch tiêu thụ vải thiều với 3 kịch bản có thể xảy ra. Kịnh bản 1, dịch bệnh được kiểm soát, vải thiều được tiêu thụ tương đối thuận lợi. Khi đó, mục tiêu sản lượng vải thiều được tiêu thụ 50% trong nước, khoảng 90.000 tấn; 50% xuất khẩu, khoảng 90.000 tấn.
Kịch bản 2, dịch bệnh diễn biến phức tạp, tuy nhiên vẫn trong tầm kiểm soát. Theo kịch bản này, mục tiêu tiêu thụ 70% sản lượng vải thiều trong nước, khoảng 130.000 tấn; 30% xuất khẩu khoảng 50.000 tấn.
Xấu nhất là kịch bản 3, dịch COVID-19 ảnh hưởng toàn diện, hoạt động xuất khẩu nhỏ giọt, sản lượng vải thiều chủ yếu tiêu thụ nội địa. Lúc này, Bắc Giang sẽ tập trung mọi nguồn lực, cả hệ thống chính trị chung tay vào cuộc hỗ trợ, giúp người dân từ công tác thu hoạch, chế biến và tiêu thụ vải thiều. Ước tính với kịch bản này, sản lượng vải thiều chủ yếu được tiêu thụ trong nước, chiếm 90%, khoảng 160.000 tấn; xuất khẩu 10%, khoảng 20.000 tấn.
Năm nay, nhân công từ các địa phương khác khó đến Bắc Giang nên chính quyền đã đưa ra nhiều phương án thay thế như đổi công hái vải, huy động các đoàn thể... |
Năm nay, vải thiều Bắc Giang được mùa. Thương hiệu vải của tỉnh đã được 30 quốc gia biết đến. |
Vải thiều được rửa, ngâm qua nước đá lạnh trước khi đóng gói. |
Vải thiều được sơ chế tỉ mỉ, loại bỏ quả hỏng; cắt tỉa cuống, lá... trước khi đóng gói. |
Do chưa vào chính vụ nên đa phần vải thiều tại Bắc Giang vẫn còn xanh. |
Vải thiều được đóng gói cẩn thận trước khi vận chuyển lên biên giới xuất khẩu sang Trung Quốc. |
Vải thiều là một trong những sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Bắc Giang với tổng giá trị năm 2020 khoảng 7.000 tỷ đồng. |