> Thí điểm cho người Việt chơi casino?
> Tạm gác nghị định về kinh doanh casino
Bài 1: Những nỗ lực đột phá
Nơi dự kiến sẽ là Casino Vân Đồn ở xã Vạn Vân, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Casino Vân Đồn chỉ là một hạng mục trong quy hoạch của đề án xây dựng Khu hành chính-Kinh tế đặc biệt Vân Đồn của Quảng Ninh đang được trình Trung ương. Chi tiết casino Vân Đồn đã làm nên nét sinh sắc hấp dẫn của một đặc khu kinh tế.
Một thời tức tưởi
34 năm trước, chúng ta đã có... đặc khu kinh tế. Đó là đặc khu kinh tế Vũng Tàu - Côn Đảo. Rồi 12 năm sau, năm 1991, đặc khu được giải tán để thành lập tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu!
Rồi nhiều năm sau lại rộ lên nhiều tỉnh thành đua nhau cho ra đời các khu kinh tế mở hoặc khu thương mại tự do.
Rồi cùng với thời gian, phong trào qua đi, hiện xứ mình vẫn không có lấy một đặc khu kinh tế (ĐKKT) đúng nghĩa! Người ta chợt giật mình nhận ra rằng các ĐKKT ấy không khác chi những khu công nghiệp mà địa phương nào cũng có? Nhiều ĐKKT èo uột hoặc đang hấp hối.
Bắt bệnh cho ĐKKT, nhiều chuyên gia, nhà quản lý tưởng nó đói vốn (hoạt động tất cả đều trông chờ ngân sách èo uột của địa phương). Nhưng khi thí điểm ở một vài ĐKKT có đầu tư vốn nhà nước (cũng chỉ là khiêm tốn cầm chừng nhỏ giọt), người ta mới tá hỏa giật mình nhận ra, các ĐKKT đang thiếu một thứ cơ bản khác, mà thứ đó lại không phải là tiền! Cái thứ mà trên thế giới đã làm chán đi lâu nay. Là bí quyết để làm nên những ĐKKT, Khu kinh tế tự do, một xu thế tất yếu.
Nếu 1975, thế giới mới có 665 ĐKKT được thành lập ở 19 quốc gia thì đến nay con số đó lên đến 3.500 ở 135 nước tạo ra hơn 70 triệu việc làm trực tiếp và mỗi năm thu được hơn 500 tỷ USD từ giá trị gia tăng thương mại.
Nhiều quốc gia đang chọn mô hình này như một đòn bẩy nhằm đạt được sự phát triển đột phá về kinh tế (như Trung Quốc với mũi nhọn là các đặc khu Thâm Quyến, Chu Hải, Hạ Môn, Sán Đầu...). Nhật Bản thì coi đây là mũi tên thứ ba trong chiến lược phục hồi phát triển kinh tế vv...
Thể chế đặc thù?
Nhiều ý kiến nắc nỏm rằng gần đây Quảng Ninh đã bắt đúng căn bệnh khiến các ĐKKT èo uột ngắc ngoải bằng Đề án Xây dựng khu hành chính- kinh tế đặc biệt Vân Đồn. Với mục tiêu Vân Đồn phải trở thành khu kinh tế tổng hợp, trung tâm du lịch sinh thái biển-đảo chất lượng cao, trung tâm hàng không quốc tế, trung tâm dịch vụ cao cấp và là đầu mối giao thương quốc tế.
Khu HC- KT đặc biệt Vân Đồn với diện tích trên 2.000 km2, vùng biển hơn 1.600 km2, tập trung phát triển các loại hình du lịch cao cấp, trung tâm thương mại và tài chính quốc tế, đầu mối giao thương và hậu cần, các công trình đầu mối - dịch vụ giao thông đường thuỷ và hàng không, gắn với phát triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp sạch, chất lượng cao. |
Khu HC- KT đặc biệt Vân Đồn với diện tích trên 2.000 km2, vùng biển hơn 1.600 km2, tập trung phát triển các loại hình du lịch cao cấp, trung tâm thương mại và tài chính quốc tế, đầu mối giao thương và hậu cần, các công trình đầu mối - dịch vụ giao thông đường thuỷ và hàng không, gắn với phát triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp sạch, chất lượng cao.
Khu HC- KT đặc biệt Vân Đồn với diện tích trên 2.000 km2, vùng biển hơn 1.600 km2, tập trung phát triển các loại hình du lịch cao cấp, trung tâm thương mại và tài chính quốc tế, đầu mối giao thương và hậu cần, các công trình đầu mối - dịch vụ giao thông đường thuỷ và hàng không, gắn với phát triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp sạch, chất lượng cao.
Trong câu chuyện ngắn ngủi, ông Phạm Minh Chính - Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh nói rằng, khi khởi xướng Đề án Xây dựng khu hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, “lãnh đạo tỉnh nói hộ sự cấp thiết bức xúc của nhiều địa phương để chấn chỉnh, phát triển mà thôi”.
“Quảng Ninh là địa phương có vị trí chiến lược có một không hai ví như một Việt Nam thu nhỏ nhưng chưa phát triển đúng với tiềm năng. Địa bàn Quảng Ninh chúng tôi có đủ điều kiện để thí điểm những vấn đề mới phát sinh mà thực tiễn đặt ra trong quá trình phát triển nhưng chưa được nhà nước quy định hoặc có quy định nhưng không còn phù hợp” - Ông Chính nói.
Tuy nhiên ai cũng hiểu là để Đề án nói trên trở thành hiện thực thì trên phải cho Quảng Ninh nói chung và Vân Đồn nói riêng một cơ chế, một thể chế đặc biệt, cụ thể là một luật riêng! Rất có thể là Khu hành chính- kinh tế đặc biệt Vân Đồn phải có một hình thức thể chế đặc thù theo mô hình kiểu “một quốc gia trong một quốc gia’’ để thu hút được vốn, kỹ thuật phương pháp quản lý của nước ngoài?
Tôi cố gắng nán ông Chính lại để có thể tường thêm về một khía cạnh và dường như là xương sống của thể chế đặc biệt mà Quảng Ninh đang đề nghị xin. Ấy là mô hình lãnh đạo công - quản trị tư.
Lãnh đạo công nói gọn là Nhà nước đưa ra các ý tưởng định hướng, hoạch định chính sách, chiến lược quy hoạch tổ chức đôn đốc thực hiện và thanh tra, kiểm tra, giám sát.
Quản trị tư là Nhà nước thiết lập cơ chế giao cho tư nhân thực hiện các dịch vụ công, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, điều hành. Trong đó không thể thiếu việc thuê chuyên gia tư vấn nước ngoài quản lý một số lĩnh vực KT-XH theo cơ chế thỏa thuận về tiền lương.
Cụm từ Khu kinh tế tự do và mô hình Lãnh đạo công- Quản trị tư như là một thứ lạ lẫm lẫn nhạy cảm? Tôi gợi thêm ông Chính thì được trả lời rằng nguyên tắc xây dựng mô hình và hệ thống chính trị của Khu hành chính - kinh tế đặc biệt là phải đảm bảo nguyên tắc lãnh đạo của Đảng. Đảng đứng trong Nhà nước, hiện thân trong bộ máy nhà nước. MTTQ và các đoàn thể để cầm quyền, lãnh đạo quản lý mọi hoạt động của Khu kinh tế tự do.
“Cái Quảng Ninh và Vân Đồn nói riêng đang cần là thể chế, cơ chế đặc thù và vượt trội. Như vậy chúng tôi chỉ làm cái việc triển khai cụ thể 3 đột phá chiến lược mà Đại hội Đảng XI đã đề ra và chủ trương Đổi mới hoàn thiện hệ thống chính trị”.
Còn chuyện liên kết tìm kiếm các đối tác và nhà đầu tư chiến lược cho Khu hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn (dường như động thái ấy hẳn nhiên phải có như là một thứ thế chấp để Đề án được khả thi?) thì sao? Tôi tìm hiểu thì được biết: chỉ riêng mảng mới lạ lẫm, nhạy cảm như Dự án Khu du lịch phức hợp cao cấp có casino và trò chơi có thưởng (tổng vốn dự kiến 4-5 tỷ USD, trong đó 3,4 tỷ USD cho chi phí xây dựng và thiết bị, 15,7 triệu USD cho chi phí quản lý DA. 585 triệu USD cho chi phí GPMB vv...) chỉ trong một thời gian ngắn đã và đang có các nhà đầu tư máu mặt trên thế giới quan tâm.
Như Tập đoàn Genting Group (Malaysia) đã 4 lần khảo sát và ký biên bản ghi nhớ; đại diện Tập đoàn Cedona (Hoa Kỳ) cắp cặp nằm ở Vân Đồn từ tháng 4/2012; Tập đoàn Cacsars Entertainment (Hoa Kỳ) sang tiếp cận tìm hiểu từ tháng 10/2012; Tập đoàn Phoenix của Macau; Tập đoàn Texhong (Hồng Kông) vv... Đặc biệt lãnh đạo Quảng Ninh đã trực tiếp làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Las Vegas. Dự án phải có sức mời gọi và hấp dẫn thế nào thì ông Tổng Giám đốc điều hành Toàn cầu Tập đoàn Las Vegas mới bay sang Việt Nam và về Vân Đồn nằm khảo sát nghiên cứu nhiều ngày.
Rồi Dự án sân bay quốc tế Vân Đồn (Giai đoạn I, vốn khoảng 250 triệu USD) hiện đang có 2 đối tác là Liên doanh Tổng Công ty Hàng không Hàn Quốc và Công ty Joinus Việt Nam. Tập đoàn Thương mại Canada đã ký kết biên bản ghi nhớ về việc nghiên cứu và đầu tư Dự án và nhiều thủ tục khả thi khác. Hiện nhà đầu tư đang hoàn thiện hồ sơ theo ý kiến tham gia góp ý của Bộ GTVT Việt Nam.
Để trình bày và vận động cho Đề án Khu HC-KT đặc biệt Vân Đòn, lãnh đạo tỉnh đã bươn bả đôn đáo ở nhiều chục hội nghị, hội thảo khoa học trong và ngoài Quảng Ninh. Tại những diễn đàn ấy đã vang lên lời bày tỏ tha thiết lẫn rốt ruột về việc Vân Đồn cần có một cơ chế riêng, một “thượng phương bảo kiếm”.
Chưa hết, họ còn chuyển tải thông điệp ấy bằng cách trực tiếp đến 19 bộ và cơ quan ngang bộ, trực tiếp gặp và bàn với những người và bộ phận có trách nhiệm. Lại thêm 9 ủy ban của Quốc hội. Và với 2 đảng ủy khối T.Ư...