Tại sao Trung Quốc 'ngán' Mỹ đánh Syria?

TPO- Trung Quốc có thể sẽ mất hết nếu Mỹ và phương Tây tấn công thay thế chính thể ở Syria: Nguồn cung dầu mỏ, các dự án đầu tư, quan hệ chiến lược với Iran và cả các chiến binh thánh chiến Hồi giáo.

Tại sao Trung Quốc 'ngán' Mỹ đánh Syria?

> Mỹ bắt đầu chuyển vũ khí cho phe nổi dậy Syria

> LHQ họp bàn vấn đề Syria, Nga tiếp tục cảnh báo Mỹ 

TPO- Trung Quốc có thể sẽ mất hết nếu Mỹ và phương Tây tấn công thay thế chính thể ở Syria: Nguồn cung dầu mỏ, các dự án đầu tư, quan hệ chiến lược với Iran và cả các chiến binh thánh chiến Hồi giáo.

Trung Quốc thời gian qua đã liên tiếp ngăn chặn những nỗ lực của phương Tây nhằm có được những nghị quyết chống Syria trong Hội đồng bảo an Liên hiệp Quốc.

Đại diện chính thức của đại lục trong hội nghị thượng đỉnh G-20 đã cảnh báo Mỹ về những nguy cơ từ việc can thiệp quân sự vào Syria. Bắc Kinh có những lý do quan trọng trong việc ủng hộ ông Bashar al-Assad, nhưng họ chỉ ủng hộ Syria trong im lặng.

 

"Những hoạt động can thiệp quân sự vào Syria sẽ gây ảnh hướng rất xấu đến nền kinh tế thế giới, đặc biệt là giá dầu mỏ vì xung đột vũ trang sẽ đẩy giá dầu mỏ lên cao” – Thứ trưởng bộ Tài chính Trung Quốc Zhu Guangyao trong một cuộc họp báo bên lề Hội nghị G-20. Quan điểm của Trung Quốc về vấn đề xung đột ở Syria không được thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, mặc dù chỉ là nguyên tắc của tổ chức lãnh đạo nhà nước “hành động thận trọng và nghệ thuật không xuất đầu lộ diện”. Trong nghệ thuật ẩn giấu quan điểm này, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã thể hiện đẳng cấp rất cao.

Quan điểm chính thức của Trung Quốc được người phát ngôn Bộ ngoại giao Tần Cương đưa ra: “Mọi bước đi tiếp theo trong vấn đề Syria phải được sự đồng thuận và ủng hộ của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế về vấn đề quan hệ đối ngoại trên thế giới. Chúng tôi cũng kêu gọi các cuộc đàm phán chính trị tại Syria. Chúng tôi cho rằng đó là giải pháp duy nhất nhằm thoát khỏi tình trạng xung đột bi thảm ở Syria” – phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói và kêu gọi chờ đợi kết quả thanh sát điều tra vụ tấn công hóa học ngày 21.8 của nhóm thanh sát viên Liên Hiệp quốc.Tại sao Trung Quốc lo sợ?

 

Thứ nhất, đó là nguy cơ nội bộ của Trung Quốc. Quan điểm của Nga và Trung Quốc đồng nhất về vấn đề Syria, không phải vì sự đoàn kết hay tình hữu nghị đặc biệt với chính quyền ông Bashar al-Assad bởi lẽ Trung Quốc và Nga không có vị thế kinh tế mạnh ở Syria. Nhưng Trung Quốc có một khu tự trị Hồi giáo ở tỉnh Tân Cương. Tỉnh này có hơn 20 triệu người, chủ yếu là người Duy Ngô Nhĩ mà tổ chức khủng bố Al – Qaeda đang kêu gọi tham gia thánh chiến chống lại những kẻ dị giáo.

Đại diện của Al-Qaeda Abu Yahya al-Libi đã gọi là người Duy Ngô Nhĩ là “những người Hồi giáo bị đàn áp” đồng thời khẳng định rằng Trung Quốc đang đe dọa lấy đi bản sắc dân tộc của họ. Theo chủ tịch khu tự trị Nur Bekri, trong khu tự trị Tân Cương đông người người Duy Ngô Nhĩ đang có một nhóm người Hồi giáo cực đoan có tên gọi là " Đông Turkistan ". Nhóm này hoạt động với tư tưởng thành lập một nhà nước Hồi giáo độc lập trong lòng Trung Quốc”. Từ đó có thể thấy, bất cứ sự tăng cường nào của lực lượng chiến binh thánh chiến Hồi giáo ở Trung Đông đều làm cho Trung Quốc có thêm những vấn đề rắc rối và những nguy cơ.

Thứ hai, cần phải nhận thức rằng bản thân khái niệm “thay đổi chính thể” không thể chấp nhận được trong tư duy của những nhà lãnh đạo Trung Quốc. Họ không bao giờ muốn thử thách mình trong những điều kiện tương tự. Một trong những cơn ác mộng kinh hoàng của chính phủ Trung Quốc là trở thành đất nước bị “cả thế giới bỏ rơi” sau những sự kiện phức tạp năm 1989.

Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào (phải) và Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad.
 

Thứ ba, đó là an ninh kinh tế bị đe dọa. Chiến lược chính trị của Phương Tây, Israel, Saudi Arabia là chia lại khu vực Đông Ả rập (phá hoại chủ quyền của các quốc gia và chia nhỏ các nước theo dân tộc, tôn giáo và dòng tôn giáo) được Trung Quốc nghiên cứu kỹ lưỡng và cho rằng trong tương lai sẽ lan rộng ra khu vực châu Á và lan đến lãnh thổ của Trung Quốc.

Trung Quốc cũng như Nga ủng hộ chiến dịch can thiệp vào Libya đã vô cùng tức giận khi kế hoạch một hành lang bay nhân đạo an toàn đã nhanh chóng biến thành một vụ thảm sát và lật đổ, đồng thời hủy diệt luôn những dự án đầu tư của nước nảy ở Libya. Theo các phương tiện truyền thông của Trung Quốc, đã từng có 75 công ty nước này hoạt động đầu tư ở Libya. Số lượng các cán bộ và nhân viên hoạt động ở Libya vào đầu năm 2011 là 36.000 người, tổng giá trị các Hợp đồng đã ký kết lên đến 18,8 tỷ USD với hơn 50 dự án đầu tư xây dựng. Cho đến nay số lượng người Trung Quốc ở Libya có khoảng gần 1.000 người, tất cả các dự án đều bị đóng băng. Trung Quốc không muốn sự cố thiệt hại nặng nề lại tiếp tục tái diễn. Đó là nguyên nhân buộc Trung Quốc phải ủng hộ chính quyền ông Bashar al-Assad.

Trung Quốc không có những khoản đầu tư lớn vào Syria, nhưng lại có một vị thế kinh tế chính trị rất tốt với Iran – nước đồng minh thân cận của Syria. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiểu rằng tấn công Syria đồng nghĩa với tấn công Iran, đối tác kinh tế, thương mại và đầu tư lớn nhất của Trung Quốc. Chỉ riêng lượng dầu mỏ nhập từ Iran đã chiếm khoảng 20% nhập khẩu. Các nhà thống kê và phân tích Trung Quốc đã nhiều lần phát biểu rằng Trung Quốc và Ấn Độ thực sự rất khó chịu các lệnh trừng phạt được áp đặt lên xuất khẩu dầu mỏ của Iran. Điều đó đã tạo ra sự thống trị của Saudi Arabia về giá trong các hoạt động xuất khẩu dầu mỏ, nhằm đạt được lợi ích khi xuất khẩu dầu với giá cao hơn.

Viện nghiên cứu chính trị Trung Đông Washington đã nhận định: ”Đã đến lúc chúng ta cần phải thông minh hơn trong trò chơi nguy hiểm này. Từ quan điểm của Bắc Kinh, Iran là đồng minh chiến lược của Trung Quốc trong mọi lĩnh vực và là điểm tập trung mọi nguồn lực chống lại nước Mỹ”. Trong khoảng hai thập kỷ trở lại đây, người Trung Quốc đã xây dựng ở Iran nhiều khu nhà chung cư, cầu, đập ngăn nước, đường hầm, đường sắt, đường ống dẫn dầu, nhà máy phát điện và tàu điện ngầm ở Tehran.

Rõ ràng, nếu Mỹ thành công trong việc lật đổ ông Bashar al-Assad bằng vũ lực, Tehran sẽ đứng trên bờ vực của cuộc phong tỏa cấm vận và nguy cơ nội chiến do phát triển vũ khí hạt nhân. Đồng thời số lượng các chiến binh thánh chiến của Al – Qaeda sẽ tăng vọt. Điều này chắc chắn sẽ khiến tất cả công sức của Bắc Kinh ở khu vực Trung Đông đổ xuống sông xuống bể, cũng như cắt nguồn dầu mỏ nhập khẩu mà nền kinh tế Trung Quốc đang khát. Ngoài ra, Trung Quốc còn phải chuẩn bị đối phó với làn sóng tấn công của các lực lượng Hồi giáo cực đoan ở khu tự trị Hồi giáo vùng Tân Cương cùng với chính sách xoay trục của Mỹ về phía Đông. Đó có thể coi là thảm họa.

Trung Quốc hoàn toàn không muốn thấy sự hiện diện của các chiến binh Hồi giáo cực đoan. Nước này cũng đã đầu tư đáng kể vào các nước Ả rập ở phía đông Trung Đông. Nhưng họ có thể sẽ mất hết, nếu để Mỹ và phương Tây tấn công thay thế chính thể ở Syria. Tờ "Bình luận quân sự” theo những nguồn tin mật đã thông báo về sự hiện diện của tàu đổ bộ Jinggangshan (Tĩnh Cương Sơn) số hiệu 999 ở khu vực Biển Đỏ qua kênh đào Suez. Đây có thể là câu trả lời đầu tiên của Trung Quốc.

Trịnh Thái Bằng (Theo Bình luận Quân sự-Nga)

Theo Dịch