Tái cơ cấu ngành trồng trọt ở Nam bộ

Tái cơ cấu ngành trồng trọt ở Nam bộ
TP - Ngày 3/1 tại Tiền Giang, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị tổng kết sản xuất trồng trọt năm 2013, triển khai kế hoạch năm 2014 và bàn giải pháp tái cơ cấu ngành trồng trọt các tỉnh, thành Nam bộ.

> Đào tạo nghề gắn với quy hoạch sản xuất nông nghiệp

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Đăng Doanh yêu cầu ngành nông nghiệp các tỉnh thành căn cứ điều kiện sản xuất cụ thể của từng địa phương, xây dựng kế hoạch sản xuất trồng trọt năm 2014, đảm bảo diện tích, năng suất và sản lượng lúa, đồng thời tập trung chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa kém hiệu quả, tạo bước chuyển biến rõ nét trong năm 2014, làm tiền đề cho sự chuyển dịch mạnh mẽ thời gian tới.

Để đạt mục tiêu đề ra, các địa phương cần chỉ đạo tập trung các giải pháp tổng hợp, đồng bộ nhằm gia tăng chất lượng lúa, gạo với nền tảng là thực hiện “cánh đồng mẫu lớn”, “ghi chép sổ tay sản xuất lúa theo VietGAP”, với các tiêu chí dựa trên chương trình “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”; tăng cường cơ giới trong tất cả các khâu sản xuất lúa, nâng cao tỷ lệ lúa được sấy, nhất là trong vụ hè thu. Các tỉnh cần tăng cường hỗ trợ phát triển sản xuất lúa chất lượng cao, lúa đặc sản, xây dựng thương hiệu lúa gạo Việt Nam; đẩy mạnh chương trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên nền đất lúa.

Trước mắt, có kế hoạch và giải pháp chuyển đổi cây trồng trong vụ xuân hè 2014 tại các tỉnh có sản xuất lúa xuân hè, chú trọng cây ngô và đậu nành. Ngoài lúa, các tỉnh Nam bộ còn duy trì sản xuất hơn 100.000 ha ngô, sản lượng hằng năm khoảng 550.000 tấn và tập trung phát triển đậu nành trên nền đất lúa...

Theo Cục Trồng trọt, năm 2014, toàn vùng có kế hoạch gieo sạ hơn 4,7 triệu ha lúa, tăng 6.646 ha và sản lượng đạt hơn 27,4 triệu tấn, tăng 282.826 tấn so với năm 2013. Trên cơ sở đó, sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long vẫn phải chú trọng việc đảm bảo diện tích, năng suất và sản lượng, nhằm đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu.

Theo Cục Trồng trọt, năm 2013, các tỉnh Nam bộ đạt được nhiều thành tựu nổi bật như: xây dựng “cánh đồng mẫu lớn”, xây dựng thương hiệu lúa gạo và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa. Trong vụ đông xuân 2012-2013, các tỉnh xây dựng được 76. 559 ha “cánh đồng mẫu lớn”; vụ hè thu 2013, tổng diện tích mô hình “cánh đồng mẫu lớn” đạt gần 54.000 ha.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.