TPO - Huế hiện là nơi duy nhất của cả nước và khu vực Đông Nam Á có tới 8 di sản được UNESCO công nhận, ghi danh là Di sản thế giới. Địa phương này trên tiến trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế.
TPO - Phố cổ Bao Vinh từng là khu phố sầm uất gắn với cảng thị ven sông Hương của xứ Đàng Trong và Kinh thành Phú Xuân. Ngày nay, khu phố trở nên “phai dấu” xưa, khi những ngôi nhà cổ dần biến mất trước áp lực đô thị hóa, lối sống thay đổi.
TPO - Lần đầu tiên, chương trình chạy vì cộng đồng “ThuaThienHueJogging” hưởng ứng Tháng Thanh niên do Tỉnh Đoàn TT-Huế tổ chức đã thu hút hơn 5.500 vận động viên tham gia.
TPO - Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I (Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước) phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Triển lãm Kinh thành Huế - Dấu xưa còn lại nhằm dựng lại hình ảnh về Kinh thành Huế một cách rõ nét hơn thông qua gần 100 châu bản triều Nguyễn lần đầu được công bố.
TPO - Việc đầu tư chỉnh trang, nâng cấp và xây mới hệ thống nhà vệ sinh công cộng dọc hai bờ sông Hương và khu vực Thành nội theo hướng thiết kế độc đáo, hiện đại, gắn với không gian xanh thân thiện môi trường.
TPO - Huế bước vào những ngày tháng 6 với rực rỡ sắc hoa phượng thắm đua nở trên nhiều nẻo đường, con phố, khu di tích, trường học, công sở; như để điểm tô thêm cho vẻ đẹp của vùng đất Cố đô và gợi lên trong nhiều người về hoài niệm của một thuở học trò đầy hoa mộng.
TPO - Trong đêm giao thừa, tại TT-Huế sẽ tổ chức 3 điểm bắn pháo hoa thuộc khu vực trung tâm TP Huế và hai huyện Phong Điền, Phú Lộc; với 2.000 quả pháo hoa tầm cao được bắn lên trời chào mừng năm mới Quý Mão 2023.
TPO - Ở Huế có một cộng đồng dân cư sống tạm tại vùng 1 di tích lăng vua triều Nguyễn hơn 40 năm qua. Nhiều hộ dân muốn di dời khỏi nơi này sau gần nửa thế kỷ “mắc kẹt” trong khu vực di sản văn hóa Cố đô, nhưng ý nguyện đó vẫn chưa thành hiện thực.
TPO - Sáng 11/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Võ Văn Thưởng đã đến dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại phường An Hòa, TP Huế, nhân kỷ niệm 92 năm Ngày truyền thống Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2022).
TPO - “Thần đèn” Nguyễn Văn Cư vừa từ TPHCM đến Huế để cùng các cộng sự thực hiện việc di dời một tòa chánh điện ở chùa Diệu Đế - ngôi Quốc tự một thời, nhằm bảo tồn bức tranh “Long Vân Khế Hội” quý giá được vẽ trên trần chánh điện.
TPO - Phố đêm quanh khu vực di tích Hoàng thành Huế dự kiến khai trương đầu năm 2022. Đây sẽ là không gian tái hiện về một Huế xưa để công chúng, du khách thưởng thức các loại hình diễn xướng, trải nghiệm trò chơi dân gian cùng sản phẩm các nghề truyền thống, thưởng thức đặc sản ẩm thực Huế... nhưng không có rượu bia.
TPO - Công trình Quốc Tử giám tại Huế là di tích trường đại học thời phong kiến còn tồn tại nguyên vẹn ở Việt Nam, mang giá trị cao về mặt lịch sử, văn hóa. Di tích đã được ghi tên vào danh mục Di sản thế giới của UNESCO cùng hệ thống di tích Cung đình triều Nguyễn.
TPO - Những ngày gần đây, hoa lục bình không ngừng đua nở tím biếc miên man trên các ao hồ tự nhiên bao quanh Kinh thành Huế, hòa vào sự cổ kính của thành quách rêu phong, tạo nên sự chú ý của nhiều người đi đường.
TPO - Những kiến trúc đặc trưng của Huế như chùa Thiên Mụ, cầu Tràng Tiền, Hoàng thành... đã được ông Nguyễn Thanh Tùng phục dựng, thu vào một khu vườn ở TPHCM. Đây là món quà mà vị tiến sỹ dành tặng mẹ của mình khi gia đình sống xa quê.
TPO - Đầu năm 2020, công viên bên trong Kinh thành Huế khu vực trước Đại nội trở thành vườn Hoàng mai (mai vàng Huế) bạt ngàn, với mong muốn biến nơi đây là điểm nhấn đậm sắc Xuân của đất Cố đô. Sau một năm, vườn Hoàng mai gần như đồng loạt kết nụ đơm hoa vàng rực rỡ cả một góc trời Kinh thành Huế.
TPO - Theo Chủ tịch UBND tỉnh TT-Huế Phan Ngọc Thọ, Bộ Quốc phòng đồng ý chuyển giao 42 ha đất thuộc Mang Cá nhỏ, Mang Cá lớn (bao gồm Trấn Bình Đài, Huế) về cho Di tích Huế. Nếu di dân dân sự ở khu vực Thượng Thành, Eo Bàu là lịch sử, thì việc quân đội giao lại 42 ha đất tại Kinh thành Huế là “lịch sử của lịch sử”.
TPO - Đây là đoạn kè cổ được trùng tu kỳ công bậc nhất từ trước đến nay ở Huế. Với chiều dài chỉ hơn 200 mét, nhưng thời gian trùng tu kéo dài 90 ngày, thực hiện gần như hoàn toàn bằng phương pháp thủ công.
TPO - Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế, hai chiếc cổng cổ ở Đông thành Thủy quan gắn với Kinh thành Huế vừa xuất lộ rất có giá trị. Những vị trí gắn với “cổng phụ” này từng được ghi lại trong cuốn Đại Nam Nhất thống chí, đây chính là nơi dùng đặt đại bác phòng thủ thời nhà Nguyễn.
TPO - Bị nhà dân che lấp qua bao nhiêu năm, một cổng nhỏ xuyên qua bờ tường dày bằng gạch của Kinh thành Huế vừa xuất lộ sau khi giải tỏa nhà dân, khiến nhiều người bất ngờ.
TP - Trong lịch sử các cuộc giải tỏa đất đai, giải phóng mặt bằng, di dân tại xứ Huế xưa nay, đây là cuộc di dời dân quy mô lớn nhất, mang tầm quốc gia, với khung chính sách đặc biệt chưa từng có. Mục đích cuộc di dân này nhằm chấm dứt cảnh sống treo, sống bám, sống khổ của hàng vạn dân giữa vùng lõi di sản văn hóa mang tầm thế giới.
TP - Năm 2016, nhiều người bất ngờ khi tỉnh TT-Huế có chủ trương điều chỉnh khoanh vùng khu vực 1 bảo vệ di tích Kinh thành Huế. Không ít lời mỉa mai rằng, Huế di tích “xài không hết” nên xin điều chỉnh thu hẹp. Song, nếu ai tận thấy nỗi khổ sở của nhiều cư dân “vùng 1” có nhà cửa xuống cấp, không được sửa chữa trong khu vực di tích Huế, họ mới hiểu hết cái lý của sự điều chỉnh, mặc dù vẫn không hề đơn giản để làm ngay vì đó là vùng lõi di sản văn hóa thế giới.
TP - Huế sắp bước vào cuộc đại di dân lịch sử ra khỏi Kinh thành vốn có lịch sử hình thành hơn 200 năm. Với hàng vạn nhân khẩu phải dời đến nơi ở mới. Đằng sau cuộc di dân “có một không hai” này là nỗi niềm, ký ức về cuộc sống treo, sống bám đằng đẵng gần nửa thế kỷ, là nguyện ước, cùng những chồng chất lo toan chuyện cơm áo tương lai trước ngày “pháo lệnh” di dân điểm hỏa.
TPO - Hàng chục năm nay, hàng nghìn hộ dân phải sống “treo”, “sống khổ”, sống trong sợ hãi bên trong những ngôi nhà mục nát, hay những căn lều dựng tạm chênh vênh trên Thượng thành bao quanh Kinh thành Huế.
TPO - Chiều 27/7, cơ quan Công an tại tỉnh TT-Huế đã vào cuộc điều tra nguyên nhân về cái chết bất thường của một người đàn ông tại khu vực gần chân Kinh thành Huế.
TPO - Sáng 21/7, ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, cho biết, kể từ hôm nay, để bảo đảm an toàn cho hiện vật, tài sản và du khách khi tham quan điện Thái Hòa trong thời gian tu bổ cấp thiết Bửu tán và điện Thái Hòa, Trung tâm tạm thời di chuyển ngai vua triều Nguyễn về nơi an toàn và giới hạn khu vực tham quan tại ngôi điện cổ này.
Triều đại phong kiến vua Nguyễn cuối cùng tại Huế đã trải qua với bao biến cố lịch sử. Hàng vạn cổ vật quý hiếm đi cùng triều đại này hiện đã mất mát quá nhiều, không còn “ở lại” được trên mảnh đất nó đã từng tồn tại.
Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế vừa mời hội đồng gồm những chuyên gia và lãnh đạo các sở XD, KHĐT, UBND tỉnh, Sở Văn hóa để đánh giá nguyên nhân Phu Văn Lâu bị đổ sập. Hội đồng này đã đưa ra kết luận.