TPO - Trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Phạm Minh Chính chiều nay (14/1), Thủ tướng Liên bang Nga Mikhail Mishustin khẳng định Nga hợp tác với nhiều nước trong phát triển điện hạt nhân và sẵn sàng tham gia xây dựng ngành công nghiệp điện hạt nhân của Việt Nam.
TPO - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký quyết định thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Theo đó, Thủ tướng làm Trưởng Ban Chỉ đạo và Phó Trưởng ban Thường trực là Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn.
TPO - Lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, năm 2024 hoạt động sản xuất kinh doanh của EVN đã có lãi, nộp ngân sách hơn 25.000 tỷ đồng. EVN đề xuất Thủ tướng giao tập đoàn tiếp tục đầu tư các dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
TPO - Theo Bộ Công Thương, để đảm bảo tiếp nhận chuyển giao công nghệ, vận hành, duy tu, bảo dưỡng nhà máy điện hạt nhân an toàn, cần khoảng 1.200 người có trình độ đại học. Trong trường hợp tái triển khai cả 2 dự án nhà máy điện hạt nhân (Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2), nhu cầu nhân lực tương ứng sẽ là 2.400 người.
TPO - Phần lớn người dân sống tại khu vực quy hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2 đều đồng thuận với việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân.
TPO - Chiều 23/12, Bộ Công Thương tổ chức tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025. Tại cuộc họp, Bộ Công Thương công bố 10 sự kiện nổi bật ngành trong năm nay.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, Dự án Nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận sẽ sớm tái khởi động. Do đó, ông đề nghị các doanh nghiệp, trường đại học Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam trong lựa chọn công nghệ và phát triển nguồn nhân lực điện hạt nhân.
TPO - "Công tác nhân sự được tiến hành thận trọng, đúng định hướng của Đảng với quy trình, thủ tục chặt chẽ theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, đạt được sự đồng thuận, thống nhất rất cao", Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng nêu.
TPO - Theo lãnh đạo Bộ Công Thương, mức đầu tư Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng dự kiến sẽ tỷ USD và không thể thấp hơn được.
TPO - "Đối với bù chéo giá điện giữa các nhóm khách hàng, cần giảm dần và tiến tới xóa bỏ thông qua xây dựng cơ cấu biểu giá bán lẻ điện phản ánh chi phí theo đặc điểm tiêu thụ điện gây ra cho hệ thống điện”, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho hay.
TP - Cùng với việc đào tạo nhân lực, việc chọn công nghệ nào cho dự án điện hạt nhân của Việt Nam và các vấn đề liên quan là việc cần tính toán kỹ càng. Việt Nam không nên vì mức chào giá rẻ của nước nào đó mà thay đổi quyết định với đối tác đã chọn.
TPO - Chiều 27/11, Chính phủ trình Quốc hội việc tiếp tục chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Chính phủ khẳng định, phát triển điện hạt nhân phải bảo đảm an toàn ở mức cao nhất, giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường.
TP - Cần nghiên cứu, chuẩn bị về quy định luật pháp, cơ chế, lựa chọn kỹ lưỡng về công nghệ, xây dựng các quy định, đào tạo lại nhân lực và chuẩn bị các nguồn lực cần thiết khác… là ý kiến của nhiều chuyên gia khi trao đổi với PV Tiền Phong xung quanh việc tái khởi động dự án điện hạt nhân.
TP - Trao đổi với PV Tiền Phong, chuyên gia năng lượng Hà Đăng Sơn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Năng lượng và Tăng trưởng xanh, cho rằng, đáng nhẽ Việt Nam làm điện hạt nhân từ nhiều năm trước trong bối cảnh các nguồn năng lượng cơ bản như thủy điện lớn ở Việt Nam đã hết dư địa, điện than, điện khí đều có những nhược điểm rất lớn về phát thải khí nhà kính, tính không ổn định trong vận hành.
TPO - Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, Ban Chấp hành Trung ương thống nhất cao với chủ trương tái khởi động Chương trình điện hạt nhân tại Việt Nam và tiếp tục nghiên cứu Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Đây là công việc quan trọng để phát triển hạ tầng năng lượng quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.
Theo chuyên gia, Việt Nam cần thiết nghiên cứu, khởi động lại kế hoạch phát triển điện hạt nhân để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng, đồng thời giúp giảm phát thải carbon.
Hơn 1 năm sau khi UBND tỉnh Ninh Thuận thông báo hủy thu hồi 820ha đất tại vùng quy hoạch Nhà máy điện hạt nhân 1 và 2, người dân dần ổn định cuộc sống. Song, họ vẫn chờ quyết sách cuối cùng về điện hạt nhân.
TPO - Theo ông Nguyễn Hồng Diên - Bộ trưởng Bộ Công Thương, khi các nguồn điện truyền thống không có dư địa để phát triển nữa, thì điện hạt nhân và những nguồn năng lượng mới trong tương lai "dứt khoát phải có".
TPO - Theo ông Trần Chí Thành - Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, khi chúng ta khởi động lại dự án điện hạt nhân cần tập hợp nhân lực đã được đào tạo trước đây để tiếp tục đào tạo lại và bổ sung nâng cao. Với khối lượng công việc khó và đồ sộ của dự án điện hạt nhân thì cần phải khẩn trương chuẩn bị sớm.
TPO - Ngân sách chi thêm 139.000 tỷ đồng tăng lương cơ sở năm 2025; điều 'chưa từng có' giữa giá vàng nhẫn và SJC; lùm xùm quanh vụ Temu; Bộ Công Thương nói về việc khởi động lại dự án điện hạt nhân; hàng không thế giới 'chao đảo' vì vụ Israel tấn công Iran... là những thông tin đáng chú ý trong tuần qua.
TPO - Tại họp báo thường kỳ quý III của Bộ Công Thương ngày 23/10, đại diện Bộ Công Thương cho biết, ngay sau chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ nghiên cứu kinh nghiệm trên thế giới và có báo cáo gửi Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn.
TPO - Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) đưa ra chính sách về phát triển điện hạt nhân, với đề xuất Nhà nước độc quyền trong đầu tư xây dựng các dự án nhà máy điện loại này, do đây là dự án quan trọng liên quan tới an ninh quốc gia.
TPO - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan liên quan nghiên cứu phát triển điện hạt nhân; tiếp tục hoàn thiện các quy định, thể chế và cập nhật, điều chỉnh quy hoạch điện VIII.
TPO - Nga hy vọng sẽ tăng cường xuất khẩu hải sản sang Trung Quốc sau khi Bắc Kinh cấm nhập khẩu hải sản của Nhật Bản vì việc xả nước phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima xuống biển.
TPO - Hôm nay (20/8), Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida sẽ có chuyến thăm ngắn tới nhà máy hạt nhân Fukushima, nơi bị sóng thần tàn phá năm 2011, để nhấn mạnh sự an toàn của việc xả nước thải phóng xạ đã qua xử lý xuống Thái Bình Dương.
TPO - Nhiều người dân Hàn Quốc đang mua tích trữ rất nhiều muối biển và những hàng hóa liên quan khác, vì lo ngại việc Nhật Bản sắp xả hơn 1 triệu tấn nước nhiễm xạ đã qua xử lý xuống biển.