TP - Các trường đại học (ĐH) đã và đang chuyển thành ĐH. Cho đến nay, nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ sự khác nhau giữa trường ĐH và ĐH là như thế nào trong khi các chuyên gia cho rằng, các trường sau khi đổi tên phải thể hiện mạnh mẽ ở các kết quả nghiên cứu, kết quả đào tạo, kết quả đóng góp cho cộng đồng, xã hội…
TPO - Các chuyên gia giáo dục hoàn toàn ủng hộ đề xuất đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong hệ thống giáo dục tại Việt Nam vì đây là một bước đi quan trọng, không chỉ giúp học sinh tiếp cận với những nguồn tài liệu quốc tế phong phú mà còn mở ra cơ hội cạnh tranh cao hơn trong môi trường học thuật và làm việc trong bối cảnh toàn cầu hoá xã hội như hiện nay.
TPO - Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cho rằng, khi chưa thể nâng được tiền lương theo hệ thống bảng lương cao nhất thì cần nghiên cứu trợ cấp cho nhà giáo, áp dụng như y tế cơ sở được 100% phụ cấp.
TP - Trước thềm năm học mới, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn có cuộc trao đổi với PV Tiền Phong về những nội dung, phần việc quan trọng trong năm học 2024-2025, cũng là năm “về đích”, chốt lại chặng đường triển khai Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, đổi mới thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) với nhiều thử thách cho toàn ngành.
TP - Từ năm 2025, kì thi tốt nghiệp THPT thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông mới (chương trình giáo dục phổ thông 2018). Do đó, Bộ GD&ĐT sẽ điều chỉnh Quy chế thi tốt nghiệp THPT và Quy chế tuyển sinh.
TPO - Bộ Chính trị yêu cầu thực hiện chủ trương lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tuỳ theo tính chất công việc, theo vùng.
TP - Những học sinh gen Z chưa từng biết tới chèo, tuồng, cải lương hay múa võ đã được hóa thân thành những nhân vật trong các tác phẩm kinh điển qua những tiết học. Đa phần các em đều hào hứng và yêu thêm văn hóa dân tộc khi hiểu sâu về các loại hình nghệ thuật cha ông truyền lại.
TPO - Lãnh đạo Chính phủ nhấn mạnh, giáo dục mầm non có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, phát triển con người Việt Nam. Xây dựng, phát triển con người cần phải được đặt nền móng từ những năm đầu đời.
TP - Hôm qua, 14/12, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 29 của Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Nhiều chính sách quan trọng cho giáo dục trong bối cảnh mới tiếp tục được các đại biểu kiến nghị.
TP - Dự án Trường học hạnh phúc lần đầu tiên được tổ chức bởi UNESCO Bangkok năm 2014. UNESCO nghiên cứu và đưa ra một khung hướng dẫn gồm 22 tiêu chí cho một trường học hạnh phúc, nằm trong 3 yếu tố chính, hay còn gọi là 3 chữ P: People (Con người), Process (Hệ thống) và Place (Môi trường). Ngành giáo dục Việt Nam cũng đang kiếm tìm mô hình trường học hạnh phúc phù hợp với điều kiện thực tế.
TPO - Quốc hội yêu cầu có giải pháp kiểm soát chặt chẽ, xử lý nghiêm tình trạng sở hữu chéo của tổ chức, cá nhân trong hoạt động tín dụng, tình trạng doanh nghiệp “sân sau” của tổ chức tín dụng.
TPO - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý phương án thi tốt nghiệp từ năm 2025 phải hướng đến giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.
TPO - Giải trình cuối phiên thảo luận về kinh tế xã hội sáng 1/11, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đề cập đến một số vấn đề các Đại biểu Quốc hội nêu trong đó có sách giáo khoa và việc thiếu giáo viên.
TP - Năm học 2023-2024 là năm thứ hai thực hiện đổi mới chương trình, SGK ở bậc THPT và học sinh được tự chọn môn học. Tuy nhiên, học sinh sẽ không có lựa chọn thay đổi vì… không có hướng dẫn.
TPO - Trước một số ý kiến đặt vấn đề có nên tiếp tục thực hiện chủ trương một chương trình nhiều bộ SGK nữa hay không, Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn nói: “Người dân thường kêu, giáo dục hay thay đổi, năm nào cũng thay đổi thế, nay mà thay đổi nữa không biết uy tín của ngành giáo dục sẽ ra sao”, ông Sơn nói.
TPO - Ngày 24/4, bà Võ Thị Ánh Xuân, Phó Chủ tịch nước cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang tiếp xúc với cử tri các xã Vĩnh Khánh, Vĩnh Chánh, Phú Thuận và thị trấn Phú Hòa (huyện Thoại Sơn) trước kỳ họp lần thứ 5 của Quốc hội.
TP - Sau 2 năm thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới ở bậc THCS, quản lý các trường học kêu trời vì giáo viên được đào tạo đơn môn nhưng phải đứng ra dạy tích hợp. Không có kiến thức chuyên sâu, khi đứng lớp giáo viên bối rối, mất tự tin, đặc biệt không thể trả lời nếu bị học sinh đặt câu hỏi khó.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, giáo viên bỏ nghề là do áp lực, khối lượng công việc hiện nay bị tăng thêm gấp 2 -3 lần nhưng lương vẫn ở mức cũ.
TP - Cùng với việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu thay đổi cách đánh giá học sinh ở cả 3 cấp học. Sau 2 năm triển khai, phương thức đánh giá mới được cho là nhân văn, sát với thực tế, tránh tình trạng lạm phát học sinh xuất sắc.
TP - Hơn 3 tháng nữa, học sinh lớp 10, năm học 2022-2023 sẽ bắt đầu áp dụng chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới năm đầu tiên. Các trường THPT đã xây dựng mô hình lớp học theo tổ hợp cho học sinh tìm hiểu, lựa chọn.
TPO - Chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" năm 2021 tuyên dương 50 thầy cô tiêu biểu có nhiều sáng kiến, đổi mới trong phương pháp giảng dạy trong điều kiện khó khăn do lũ lụt, dịch COVID-19.
TPO - Sinh viên nghiên cứu khoa học được hỗ trợ kinh phí; hướng dẫn quản lý kinh phí tập huấn, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ để thực hiện chương trình mới; quy chế thi đánh giá năng lực tiếng Việt... là những chính sách giáo dục chính thức có hiệu lực từ tháng 11.
TP - Năm học 2021-2022, khối lớp 6 có 2 môn học mới là Khoa học tự nhiên và Lịch sử & Địa lí. Làm thế nào để dạy hiệu quả 2 môn học tích hợp lần đầu tiên có trong chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam?
TPO - Thông tư 22 đánh giá học sinh phổ thông chính thức đi vào thực tế. So với quy định hiện hành, Thông tư này thổi vào giáo dục một luồng gió mới. Tuy vậy, dưới góc nhìn của giáo viên, nhà quản lý, để đạt được hiệu quả như mong muốn còn rất nhiều rào cản phía trước.
TPO - Để chấm dứt dạy và học theo văn mẫu, thay đổi cách kiểm tra, đánh giá là điều cần thiết. Bên cạnh đó, cô Nguyễn Thị Thu Phương, giáo viên dạy Ngữ văn, trường THPT Nguyễn Hữu Huân, TPHCM cho rằng, không thể thiếu việc xây dựng văn hóa đọc cho học sinh ngay từ cấp tiểu học.
TPO - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn khẳng định ngành giáo dục sẽ tập trung thực hiện tốt những định hướng quan trọng mà Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo trong cuộc làm việc với Bộ GD&ĐT vừa qua. Trong đó, có yêu cầu giáo dục cần phải “học thật, thi thật, nhân tài thật”.
Theo Bộ trưởng GD-ĐT, hiện nay Việt Nam có trên 1 triệu giáo viên, nhưng có một số trường hợp cá biệt. Tuy nhiên, không nên đồng nhất cá biệt để làm hoen ố hình ảnh giáo viên.
TPO - Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Nam, ông Hà Thanh Quốc chia sẻ với Tiền Phong, để nâng cao chất lượng giáo dục, ông kỳ vọng, tân Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn có giải pháp nâng cao chất lượng đầu vào ngành sư phạm, nâng cao đời sống giáo viên, các địa phương giảm sĩ số lớp học.
“Để chuẩn bị cho 1 tiết lên lớp em đã phải đầu tư hai ngày xây dựng giáo án, làm Power Point, phải tập đi tập lại nhiều lần bài giảng... Qủa thật, chỉ khi vào vai giáo viên em mới thấu hiểu được nổi vất vả của thầy cô”, Bành Vân Nghi, học sinh lớp 11A5, Trường THPT Nguyễn Du, Quận 10, TPHCM chia sẻ sau 1 ngày được trải nghiệm làm giáo viên.