Friedman cho biết ông vừa đến Kiev cách đây 2 tuần, nước có quy mô dân số tương đương Việt Nam và nằm gần cường quốc Nga. “Và hôm nay tôi lại đến Việt Nam, nước nằm gần một cường quốc rất hùng mạnh. Tôi quan tâm đến vấn đề các nước quy mô trung bình dung hòa quan hệ với những nước lớn như thế nào”, ông Friedman nói.
Trả lời câu hỏi của Tiền Phong về việc làm thế nào để một nước nhỏ như Việt Nam khi đứng cạnh nước lớn như Trung Quốc vẫn có thể cạnh tranh và giảm được những bất lợi do toàn cầu hóa gây ra, chuyên gia này chia sẻ rằng trong lần sang thăm một vùng lãnh thổ, ông chứng kiến rất nhiều đổi thay trong 20 năm qua, như giáo dục, cơ sở hạ tầng, kinh tế, nhưng chỉ một điều không thay đổi là vị trí địa lý, họ phải đứng cạnh nước khổng lồ.
Việt Nam cũng vậy, Việt Nam có thể thay đổi rất nhiều thứ, trừ vị trí địa lý. Friedman cho rằng để cạnh tranh với Trung Quốc Việt Nam cần có lợi thế so sánh.
Theo quan điểm của Friedman, đối với nước thu nhập trung bình như Việt Nam, các công ty lớn như Toyota hay General Motor có thể sang đây để xây nhà máy, và sử dụng tới 5.000 công nhân. Nhưng tại Mỹ, họ vẫn có thể xây nhà máy và sử dụng 5.000 robot.
Vì thế, để tăng trưởng, Việt Nam một người tạo việc làm cho 5 người vì cái ngày mà General Motor muốn sang Việt Nam đầu tư và tạo ra 5.000 việc làm thực sự đang qua đi. Vì thế, “nếu khả năng tạo lòng tin của các bạn tốt hơn ở Trung Quốc thì tôi cũng muốn khởi nghiệp tại Hà Nội thay vì Quảng Châu”, Friedman nói.
Về quan điểm thế giới phẳng, Friendman đùa rằng “tôi phải thú nhận quan điểm thế giới là phẳng trước đây của tôi là sai, vì thế giới phẳng hơn nhiều so với tôi từng nghĩ”. Ông cho rằng tất cả những xu hướng mà ông nhận ra từ năm 1994 đang tiếp diễn với tốc độ nhanh hơn. Từ khi ông xuất bản cuốn sách Thế giới phẳng năm 2004, rất nhiều thay đổi đã diễn ra như Facebook, Twitter, iCloud, 4G, Linkedin, BigData, Skype... Thế giới đi từ chỗ kết nối đến siêu kết nối, từ liên kết tới phụ thuộc lẫn nhau.