Lực lượng hạm đội hải quân hùng mạnh nhất thế giới của Mỹ hiện nay gồm 11 tàu sân bay hạt nhân siêu nặng. Kinh nghiệm áp dụng rộng rãi thành công của người Mỹ trong lĩnh vực này đã được hải quân đế chế Nhật Bản tiếp thu và thực hành trong Đại chiến thế giới thứ II và tiếp tục phát triển trong những thập niên sau đó.
Tuy nhiên, năm 2010, một số chiến lược gia quân sự và chuyên viên phân tích Mỹ đã nêu câu hỏi rằng, liệu có phù hợp chăng khi phải “nuôi” số lượng lớn các tàu sân bay như thế. Số tiền chi ra để xây dựng và vận hành những con tàu khổng lồ này thực sự là “cuốn theo chiều gió”, - như cựu chủ nhân Lầu Năm Góc Robert Gates từng nhận định.
Các tàu ngầm đề án "670" của Nga với biệt hiệu “sát thủ tàu sân bay" đủ sức khẳng định điều đó bất cứ lúc nào. Ngoài ra, các tàu sân bay Mỹ còn luôn phải chịu mối đe dọa từ tên lửa chống tàu của Nga "Oniks" và “Đông phong” của Trung Quốc.
Cách đây chưa lâu, tại Mỹ công bố bản báo cáo của chuyên viên Henry Hendrix, biện minh cho chiến lược lỗi thời nhanh chóng và không tránh khỏi dựa trên cơ sở sử dụng rộng rãi tàu sân bay.
Đáng ngạc nhiên là không phải tất cả các nhà phân tích của Nga chia sẻ mối lo ngại này của vị đồng nghiệp Mỹ. Chẳng hạn, trong cuộc đàm đạo cùng phóng viên Đài "Tiếng nói nước Nga", chuyên viên quân sự nổi tiếng Aleksandr Goltz nêu ý kiến như sau: “Tàu sân bay là phương tiện rõ ràng để thúc đẩy và phô trương sức mạnh một cách cụ thể. Khi tiến hành chiến dịch ở Afghanistan, người Mỹ không có khả năng sử dụng căn cứ trên mặt đất, và hầu như tất cả lực lượng máy bay hoạt động ở Afghanistan đều đậu trên hàng không mẫu hạm.
Tàu sân bay cũng đóng vai trò nổi bật cả ở Iraq. Trong tất cả các cuộc xung đột quân sự hiện đại tàu sân bay đóng vai trò quan trọng then chốt. Nếu xuất phát từ vị trí địa lý của Mỹ, tôi không thể hình dung một chiến lược quân sự hiện đại của người Mỹ mà lại thiếu vắng hiện diện của tàu sân bay”.
Cần lưu ý rằng ở đây nói về các nhóm tàu sân bay mà trong đội hình còn gồm cả tàu ngầm hạt nhân và tàu nổi hộ tống. Không loại trừ rằng, trong điều kiện dự kiến cắt giảm ngân sách của Lầu Năm Góc, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel sẽ đồng ý giảm bớt một nhóm tàu sân bay.
Khó có khả năng Washington đi tới quyết định nào khác nhạy cảm hơn là hạn chế hạm đội, trong chừng mực đang cần củng cố thêm sức mạnh của đội quân Mỹ trên bán đảo Triều Tiên. Chỉ trông vào tàu sân bay.
Sự ngờ vực về giá trị chiến lược của tàu sân bay đã phát sinh bởi mấy lý do. Đó là chi phí cao của những thiết bị này, và trong Lầu Năm Góc đang diễn ra cuộc đấu đá nội bộ về vấn đề tài trợ cho các loại hình khác nhau của lực lượng vũ trang.
Cuối cùng, nhiều nhiệm vụ mà hiện giờ do nhóm tàu sân bay đảm trách, được dự kiến chuyển giao cho lực lượng đỡ tốn phí hơn là tên lửa hành trình và máy bay không người lái, - như nhận xét của chuyên viên Andrey Frolov, Tổng biên tập tập chí "Xuất khẩu vũ khí".
Tuy nhiên, ông Frolov cũng đồng ý rằng người Mỹ sẽ không bao giờ nói lời giã biệt hoàn toàn đối với tàu sân bay: “Tôi cho rằng hạm đội sẽ duy trì đến cùng 11 tàu sân bay, còn nếu có cắt giảm, theo tôi cũng không phải là sự hạn chế mạnh tay tổng thể nào đó.
Có lẽ giảm bớt một tàu, bởi nếu không thì khác nào phải công bố rằng Hoa Kỳ đơn giản là không có khả năng duy trì sức mạnh cần thiết trong những vùng biển mà người Mỹ vẫn thừa nhận là quan trọng chủ chốt đối với họ”.
Nghiêng về chứng minh lợi thế của tàu sân bay còn có sự kiện hiện thực là Nga, Ấn Độ và Trung Quốc đang cố gắng phát triển những chương trình riêng của nước mình để tạo lập nhóm hàng không mẫu hạm.
Cách đây chưa lâu, Tư lệnh trưởng Hải quân Nga, Đô đốc Viktor Chirkov tuyên bố rằng trong triển vọng ngắn hạn, cốt lõi của Hải quân Nga sẽ gồm tàu ngầm hạt nhân và tàu sân bay thế hệ mới về nguyên tắc.
Theo quan điểm của các chuyên viên, trong khuôn khổ học thuyết quân sự Nga, tàu sân bay cần đến trước hết để đảm bảo yểm trợ cho tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân, sẽ có mặt tại vị trí trong trường hợp chiến sự cần kíp.
Nói chung, mỗi quốc gia hàng hải đều có ý tưởng riêng của mình về tàu sân bay, và so sánh những khái niệm chiến lược và chiến thuật của các nước khác nhau không những là chuyện khập khiễng mà còn vô nghĩa.
Theo Voice of Russia