Sức khỏe phụ nữ: Làm gì khi máu chảy bất thường?

Sức khỏe phụ nữ: Làm gì khi máu chảy bất thường?
TP - Liệu có cần gõ cửa bác sĩ, khi máu chảy bất ngờ hoặc chảy quá nhiều từ “nơi thầm kín”? Máu tử cung chảy bất thường (AUB) là rắc rối của phụ nữ thuộc mọi lứa tuổi, là nguyên nhân một phần ba các ca thăm khám phụ khoa.

Hai dạng chính là máu chảy đầm đìa xuất hiện vào thời gian thích hợp hoặc biết trước như kinh nguyệt đầm đìa (menorrhagia) và mọi dạng ra máu bất ngờ (metrorrhagia). Mất kinh nguyệt đều đặn suốt vài tháng (amenorrhea) cũng bị coi là rối loạn ra máu. Hiện tượng AUB có thể khó nhận biết, bởi lẽ những gì là bình thường phụ thuộc vào tuổi sinh nở của phụ nữ.

Ở phụ nữ trước tuổi mãn kinh kinh nguyệt ổn định là chuẩn mực, hiện tượng có thai, việc áp dụng các giải pháp ngừa thai, những rắc rối về cấu trúc (thí dụ lạc nội mạc tử cung) hoặc các rối loạn cân bằng hormone là những nguyên nhân các rối loạn xác suất cao nhất. Trong thời kỳ tiền mãn kinh (từ 4 đến 8 năm trước mãn kinh) có thể xuất hiện tình trạng ra máu không thường xuyên – vấn đề làm cho việc nhận biết AUB khó hơn. Trong giai đoạn này của cuộc đời, sự phân biệt giữa hiện tượng kinh nguyệt “không ổn định, nhưng bình thường” trong thời kỳ tiền mãn kinh và “sự chảy máu bất thường” có thể xem ra mơ hồ, song đủ cung cấp một số thông tin nhất định. Sự rỉ máu sau mãn kinh bao giờ cũng là lý do để lo lắng và cần được thăm khám cẩn thận, cho dù ý nghĩa của nó ở mức độ nhất định phụ thuộc vào thực tế đối tượng có sử dụng liệu pháp hormone thay thế hay không.

Giai đọan tiền mãn kinh: sự kiện bình thường và khác thường

Trong giai đoạn tiền mãn kinh các chu kỳ kinh nguyệt có thể diễn ra trong thời gian ngắn hơn, sau đó dài hơn; sự chảy máu có thể thay đổi tháng sau khác tháng trước. Ở một số phụ nữ kinh nguyệt có thể tạm ngừng, tiếp theo lại xuất hiện thường xuyên. Nồng độ hormone không bình thường và sự giảm thiểu tần suất rụng trứng là nguyên nhân chính. Sự rụng trứng thưa thớt hơn dẫn đến những thay đổi hormone làm cho màng trong dạ con trở nên dầy hơn bình thường trước lúc tự bong, hệ quả kinh nguyệt đầm đìa hơn, không đều và kéo dài hơn.

Cho dù những rối loạn kinh nguyệt trong thời kỳ tiền mãn kinh là hiện tượng bình thường, tuy nhiên một số tình trạng chảy máu khác thường có thể là dấu hiệu đòi hỏi sự tham khảo ý kiến bác sĩ. Hãy gõ cửa chuyên gia, trường hợp xuất hiện một trong những triệu chứng sau:

1- Kinh nguyệt đầm đìa thái quá, nhất là kèm theo những mảng chất nhầy lẫn máu (phải thay băng vệ sinh liên tục nhiều hơn 24 giờ)

2- Ra máu sau khi quan hệ tình dục

3- Rỉ máu hoặc ra máu giữa hai kỳ kinh nguyệt

4- Một vài chu kỳ ngắn hơn 21 ngày

5- Một vài kỳ kinh nguyệt kéo dài nhiều hơn 3 ngày so với bình thường

6- Tắt kinh nhiều hơn ba tháng

Nguyên nhân:

1- Những rối loạn hormone

- Có thể dẫn đến hiện tượng mất kinh (amenorrhea). Tình trạng thiếu rụng trứng kéo dài có thể dẫn đến sự phát triển thừa thãi tế bào màng niêm mạc tử cung, vốn là nhân tố nguy cơ xuất hiện hiện tượng chảy máu bất thường và ung thư cổ tử cung.

(trái lại rối loạn hormone có thể là hậu quả của tình trạng thay đổi trọng lượng cơ thể, stress kéo dài, lao lực, bệnh lý, uống thuốc điều trị bệnh tâm thần hoặc có mối quan hệ với giai đoạn tiên mãn kinh).

2- U xơ tử cung

- Có thể trở thành nguyên nhân ra máu đầm đìa (menorrhagia). Những u lành này thường phát triển trong giai đọan gần mãn kinh và thường biến mất sau mãn kinh.

3- Polip màng trong tử cung

- Có thể dẫn đến hiện tuợng ra máu kéo dài hoặc thất thường. Màng nhầy tử cung phát phì có thể, song không bắt buộc phẫu thuật cắt bỏ.

4- Sử dụng thuốc tránh thai

- Uống viên tránh thai hormone có thể dẫn đến hiện tượng ra máu thất thường khác nhau. Dụng cụ đặt tử cung thông thường (IUD) có thể làm trầm trọng thêm tình trạng ra máu kinh nguyệt; tuy nhiên dụng cụ giải phóng hormone có thể giảm thiểu tình trạng ra máu.

5- Các bệnh tuyến giáp

- Tình trạng suy tuyến giáp có thể dẫn đến hiện tượng ra máu đầm đìa. Cả suy, cũng như cường tuyến giáp đều liên quan đến tình trạng thiếu kinh nguyệt.

6- Những rối loạn đông máu

- Hiện tượng ra máu không đều có thể là hậu quả gây ra bởi những rối loạn đông máu bẩm sinh, tương tự như bệnh von Willebranda hiếm gặp (năng lực động máu bị thui chột vì lý do khoa học chưa thể xác định).

7- Có thai

- Có thai ngoài tử cung, sảy thai và những bệnh lý liên quan đến thai có thể dẫn đến tình trạng ra máu bất thường.

8- Hội chứng bệnh lý buồng trứng

- Những rối loạn endocrynologic mà tình trạng thiếu rụng trứng và kinh nguyệt thưa thớt hoặc tắt kinh là triệu chứng đặc trưng.

Sự ra máu ở phụ nữ đã mãn kinh

Ở phụ nữ đã mãn kinh có thể xuất hiện một số thời điểm chảy máu tử cung vì lý do rụng trứng đơn lẻ sau hơn một năm tắt kinh (“rogue ovulation”). Tình trạng chảy máu hoặc rỉ máu trong vòng vài tháng đầu cũng là hiện tượng bình thường trong trường hợp đối tượng sử dụng liệu pháp hormone thay thế thuộc dạng liều liên tục với sự kết hợp estrogen và progestagen. Trong trường hợp liệu pháp hormone thay thế có chu kỳ cũng có thể xuất hiện những giai đoạn ra máu, nhưng không nhiều. Trong những trường hợp khác, hiện tượng ra máu ở phụ nữ đã mãn kinh là bất thường và cần được lập tức thăm khám. Khoảng 10% phụ nữ đã mãn kinh bị ra máu là nạn nhân ung thư cổ tử cung – đó là khối u xuất hiện ở màng niêm mạc tử cung. Gần như tất cả các trường hợp, ra máu là dấu hiệu ung thư đầu tiên.

Nguy cơ ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung chiếm khoảng 6% tất cả các bệnh ung thư ở phụ nữ tại Mỹ. Nguy cơ bệnh xuất hiện trong cả cuộc đời là 1 trên 40. Để so sánh, nguy cơ ung thư vú là 1 trên 8. Xin giới thiệu một số nhân tố nguy cơ:

1- Độ tuổi (đa số các trường hợp xuất hiện ở nhóm tuổi 60-70)

2- Đối tượng hành kinh lần đầu trước 12 tuổi

3- Đối tượng mãn kinh muộn (sau 55 tuổi)

4- Phụ nữ không sinh con hoặc khó có thai

5- Béo phì (đặc biệt đối tượng thừa cân – hơn 23 kg trên chuẩn mực)

6- Nạn nhân hội chứng bệnh lý buồng trứng

7- Phì đại màng trong tử cung

8- Sử dụng estrogen không progestagen

9- Nhiễm xạ tiểu khung

10- Sử dụng tamoksyfen

11- Trong gia đình (mẹ, chị hoặc con gái) có người bị ung thư cổ tử cung hoặc hội chứng Lynch, bệnh di truyền hiếm gặp – thủ phạm làm gia tăng nguy cơ xuất hiện một số loại ung thư.

Cũng may đa số nguyên nhân chảy máu hay gặp nhất ở phụ nữ đã mãn kinh không quan trọng. Thường là do hậu quả teo màng niêm mạc tử cung hoặc mô âm đạo theo tuổi tác – quá trình lành tính do tình trạng suy giảm nồng độ estrogen gây ra. Hội chứng không đòi hỏi chữa trị hoặc chữa trị đơn giản – chỉ cần kem bôi estrogen, trường hợp teo mô dẫn đến hiện tượng, thí dụ chảy máu sau khi “chiều chồng”. Nguồn chảy máu khác có thể là polip tử cung (những thay đổi phì đại màng trong tử cung lành tính), một số trường hợp cần phẫu thuật loại bỏ. Hiện tượng chảy máu cũng có thể thông báo tình trạng phì đại màng trong tử cung, tức sự phát triển thái quá tế bào màng niêm mạc tử cung. Đa số các trường hợp không phải ung thư và có thể chữa trị bằng tân duợc.

Theo Nam Khánh
Tri Thức Trẻ

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG