Sức bật sau khủng hoảng từ đầu tư bền vững

Từ những năm 2000, BIM Group đã đưa vào hoạt động hàng loạt các dự án nuôi tôm lớn (ảnh: BIM Group)
Từ những năm 2000, BIM Group đã đưa vào hoạt động hàng loạt các dự án nuôi tôm lớn (ảnh: BIM Group)
Khi nền kinh tế gần như tê liệt vì đại dịch, khu vực sản xuất thiết yếu như thực phẩm và điện năng được Chính phủ chỉ đạo phải duy trì phục vụ cuộc sống người dân. Lúc này, sách lược đầu tư vào nông nghiệp và năng lượng sạch của một số doanh nghiệp lớn đã cho thấy tầm nhìn dài hạn.

Đã có một thời gian dài các doanh nghiệp Việt Nam không mặn mà với lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây khi kinh tế phát triển, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm, dẫn đến nhu cầu về thực phẩm sạch ngày càng cao.

Bên cạnh đó, Chính phủ, cùng các bộ, ngành đã ban hành một loạt các chính sách ưu đãi đầu tư vào nông nghiệp. Nhiều doanh nghiệp lớn có tiềm lực và tầm nhìn đã sớm đầu tư sang lĩnh vực nông nghiệp sạch, xem đó như một lĩnh vực tiềm năng mang lại mức tăng trưởng bền vững.

Đơn cử như VinGroup đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao với VinEco từ năm 2015. Tập đoàn Masan tiên phong đầu tư ứng dụng công nghệ, hoàn thiện chuỗi nông nghiệp khép kín 3F “từ trang trại đến bàn ăn” vào chuỗi giá trị tích hợp. T&T Group với thương hiệu nông sản T-Vital và hệ thống siêu thị Qmart, đầu tư vào Vinafood II. Ông lớn trong ngành thép là Tập đoàn Hòa Phát theo đuổi lĩnh vực chăn nuôi và thức ăn gia súc.

Hay như tập đoàn BIM Group sở hữu một trong ba đồng muối lớn nhất Đông Nam Á, sản xuất muối sạch, chất lượng cao từ năm 2006 tại Ninh Thuận. BIM Group còn có hơn 1.600 ha diện tích nuôi trồng và hàng loạt dự án thủy sản lớn như Khu nuôi tôm Minh Thành, Khu nuôi tôm Đồng Hòa, Trung tâm Phát triển nguồn giống đảo Phú Quốc, Nhà máy Chế biến Thủy sản Tắc Cậu. Toàn bộ nguồn giống sạch đều được chọn lọc, nhập khẩu từ Mỹ, Thái Lan, Indonesia, Singapore.

Sức bật sau khủng hoảng từ đầu tư bền vững ảnh 1 Đồng muối sạch tại Ninh Thuận – một trong ba đồng muối chất lượng cao, lớn nhất Đông Nam Á (ảnh: BIM Group)

Dù dịch bệnh, doanh thu từ đầu năm đến tháng 5/2020 của BIM Foods – mảng nông nghiệp thực phẩm của BIM Group, tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái, sản lượng thủy sản đạt hơn 85% so với kỳ vọng. Sản lượng tôm 2 quý đầu năm của doanh nghiệp này đạt gần 1.500 tấn, ghi nhận thu hoạch đạt chuẩn, năng suất cao nhất đạt gần 50 tấn/ha.

Cùng với nông nghiệp sạch, một ngành đầu tư bền vững khác cũng đang thu hút sự chú ý là năng lượng tái tạo. Đây là xu hướng khách quan, đặc biệt phù hợp với các nước đang phát triển phải đối mặt với thực hiện tăng trưởng xanh, bảo vệ môi trường, giảm thải khí nhà kính.

Năng lượng tái tạo tại Việt Nam được các nhà đầu tư quan tâm nhờ vào những lợi thế tự nhiên, cộng với sự phát triển của công nghệ cũng như chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực này của Chính phủ. Theo khảo sát cuối năm 2019 của Grant Thorton, năng lượng tái tạo là một trong những lĩnh vực đầu tư hấp dẫn nhất Việt Nam. Nhiều nhà đầu tư nhà nước, cũng như tư nhân trong và ngoài nước đã xúc tiến xây dựng nhiều dự án, đưa tỷ lệ các nguồn điện năng lượng tái tạo được tăng lên nhanh chóng.

Ông Nguyễn Hải Vinh - Phó Tổng Giám đốc Công ty Năng lượng tái tạo BIM cho biết: "BIM Group có chiến lược phát triển để trở thành nhà đầu tư hàng đầu về năng lượng tái tạo tại Việt Nam. Một trong những mảng kinh doanh lớn hiện nay của BIM Group là nông nghiệp thực phẩm. Đây là các ngành có thể kết hợp tương đối tốt với năng lượng tái tạo. Ví dụ chúng tôi đang chuẩn bị thực hiện dự án điện gió trên đồng muối tại Ninh Thuận. Việc triển khai này sẽ đảm bảo tối ưu hóa được các nguồn lực xã hội, tăng hiệu quả sử dụng đất và các tài nguyên.”

Sức bật sau khủng hoảng từ đầu tư bền vững ảnh 2 Cụm nhà máy điện mặt trời của BIM tại Ninh Thuận sản xuất khoảng 600 triệu kwh/năm, phục vụ gần 200.000 hộ dân, giảm thải gần 304.400 tấn CO2 mỗi năm (ảnh: BIM Group)

Với công suất đã đưa vào hoạt động trên 330 MWp, BIM Group cũng là một trong các doanh nghiệp Việt Nam dẫn đầu năng lượng sạch hiện nay cùng với Trung Nam, TTC, EVN, Công Lý và Sao Mai. Tổng công suất nguồn điện của các doanh nghiệp quốc nội này gồm điện mặt trời và điện gió là trên 2.300 MW. Trong đó, 2.164,52 MW điện mặt trời và 139,15 MW điện gió, chiếm 49% tổng công suất điện mặt trời, điện gió toàn quốc và chiếm 27,6% tổng nguồn năng lượng tái tạo.

Tại Diễn đàn “Phát triển năng lượng sạch: Xu thế và thách thức” tổ chức tại Hà Nội vừa qua, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho biết phát triển năng lượng sạch có vị trí đặc biệt quan trọng. Từ con số 0, đến nay đã điện mặt trời đã có công suất hơn 5.000 MW và điện gió gần 1.000 MW, góp phần giúp ngành năng lượng Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ, cơ bản đáp ứng nhu cầu cho năng lượng sản xuất kinh doanh, đời sống, đóng góp an ninh quốc phòng.

Khủng hoảng do đại dịch Covid-19 tạo ra phép thử đối với tất cả hệ thống. Tuy vẫn còn quá sớm để đưa ra nhận định về một sự hồi sinh nhưng là một trong những đất nước đầu tiên trên thế giới có thể mở cửa sau đại dịch, đón nhận dòng đầu tư từ nước ngoài, chúng ta nhìn thấy được hiệu quả từ việc ban hành các cơ chế, chính sách, cải cách môi trường đầu tư, thu hút doanh nghiệp đầu tư bền vững đối với nền kinh tế. Còn đối với doanh nghiệp, tầm nhìn nội tại khi đầu tư bền vững vào nông nghiệp sạch và năng lượng tái tạo đang chứng tỏ là quyết sách đúng đắn.

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.