Sự thực về những món ăn gì bổ nấy

Vẫn có chuyện 'ăn gì bổ ấy', tuy nhiên theo chuyên gia dinh dưỡng, điều này không phải bao giờ cũng đúng.
Sự thực về những món ăn gì bổ nấy ảnh 1

Nhiều mẹ cho con ăn óc heo, súp óc heo vì nghĩ ăn nhiều thực phẩm này sẽ giúp trẻ thông minh, một số khác nghĩ ăn óc heo chữa được chứng đau đầu hoặc rối loạn trí nhớ, tuy nhiên các phân tích Tây y lại khẳng định các thành phần trong não động vật không phục vụ cho nhu cầu trên.

Óc heo nói riêng và não các loại vật khác sau khi tiêu hóa thì chuyển thành lượng dinh dưỡng rất nhỏ. Một đứa trẻ thông minh phụ thuộc vào nhiều yếu tố di truyền, phương pháp nuôi dưỡng, dạy dỗ chứ không phải ăn óc trẻ sẽ thông minh.

Không chỉ có lợi, não động vật thậm chí còn có hai bởi chứa hàm lượng cholesterol rất cao. Các nghiên cứu cho thấy cholesterol trong óc heo cao hơn 30 lần so với thịt. Do đó, nếu ăn 100 gr óc heo thì lượng cholesterol đã cao gấp 7 lần nhu cầu hàng ngày của cơ thể. Khi cholesterol sẽ tăng vọt là nguyên nhân gây ra các bệnh xơ vữa động mạch, rối loạn chuyển hóa (mỡ máu, tăng acid uric), tăng huyết áp, tim mạch dẫn đến chứng đau đầu.

Sự thực về những món ăn gì bổ nấy ảnh 2

Mắt cá, mắt heo đều có vị béo là món ăn khiến nhiều người ưa thích. Miền Nam có món cháo mắt heo, miền Trung có món mắt cá ngừ đại dương, tất cả đều là những món ăn ngon, tuy nhiên lại không có tác dụng gì với chức năng của mắt.

Mắt cá chứa nhiều vitamin B1 cùng với các axit béo không bão hòa như axit docosahexenoic và axit eicosapentaenoic. Những chất dinh dưỡng này không bổ mắt mà chỉ hỗ trợ tăng cường trí nhớ và năng lực tư duy của con người, giảm hàm lượng cholesterol trong cơ thể. 

Sự thực về những món ăn gì bổ nấy ảnh 3

Theo thạc sĩ - bác sĩ Đào Thị Yến Phi, trưởng bộ môn Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP HCM, nhiều người sai lầm khi nghĩ hầm xương lấy nước sẽ giúp bổ xương.

Không ít phụ huynh nấu nước hầm xương cho trẻ ăn vì nghĩ rằng cách làm này giúp trẻ chắc xương, hoặc khi bị gãy xương thì nấu xương để bồi bổ giúp xương mau lành, tuy nhiên cách làm này là vô nghĩa. Nước hầm xương nếu loại xương có tủy thì chỉ bổ sung chất béo và cho cảm giác "ngọt nước".

Trong ẩm thực, xương chỉ có thể hầm để làm nước dùng vì có vị ngọt và nước hầm có màu đùng đục dễ nghĩ là chất bổ.

Sự thực về những món ăn gì bổ nấy ảnh 4

Gan gà vịt và gan heo là những nguyên liệu quen thuộc trong bữa ăn của nhiều người và của nhiều món ăn ngon miệng, tuy nhiên gan không giúp phục hồi chức năng gan, không giúp bổ gan. 

Gan lợn được khẳng định là thực phẩm giàu vitamin A và chất sắt, trong 100g gan lợn có 25mg sắt, tuy nhiên do đây là quan chuyển hóa và giải trừ chất độc cho cơ thể nên cũng là nơi tập trung nhiều chất cặn bã.

Lá gan của những con lợn không khỏe, bị viêm gan hoặc ung thư thì sẽ chứa nhiều độc tố và virus gây bệnh. Ngoài ra gan còn là nơi trú ngụ của hàng loạt ký sinh trùng mà điển hình là sán lá gan.

Sự thực về những món ăn gì bổ nấy ảnh 5

Nhiều người cho rằng ăn ngọc kê, tức tinh hoàn gà trống có thể cải thiện bệnh kém tinh trùng, tinh trùng không đạt chất lượng hoặc chữa chứng vô sinh, tuy nhiên điều này hoàn toàn sai.

Gà nói riêng và nhóm lông vũ nói chung có hoạt động tình dục kém và các chất có trong tinh hoàn của gà cũng chẳng liên quan gì đến chuyện bồi bổ cho "hộp đạn" của quý ông. Các phân tích cho thấy trong tinh hoàn gà chỉ có chất béo và một số vitamin.

Người mắc chứng yếu sinh lý hoặc chậm con do tinh trùng kém chất lượng, thay vì ăn kê gà hoặc ngâm kê gà trong rượu thuốc để uống, thì hãy đến bác sĩ Nam khoa để khám và điều trị.

Sự thực về những món ăn gì bổ nấy ảnh 6

Quan niệm "ăn tim bổ tim" khiến nhiều người bị bệnh tim mạch thì mua tim heo chế biến thức ăn. Tuy nhiên đây là quan niệm sai lầm. Các nghiên cứu cho thấy ăn nhiều tim sẽ làm cholesterol máu tăng cao, rất nguy hiểm cho bệnh tim mạch.

Trên thực tế, tim chứa nhiều chất sắt, kẽm, selen, vitamin nhóm B như B2, B6, axit folic và B12, đặc biệt tim heo giàu chất CoQ10 giúp ích cho hoạt động của việc sản sinh năng lượng trong cơ thể. Tuy nhiên người mắc bệnh cao huyết áp, mỡ máu, suy gan, thận, bệnh gout, tiểu đường tuyệt đối không nên ăn hoặc vô cùng hạn chế ăn nội tạng động vật để bảo vệ sức khỏe.

Sự thực về những món ăn gì bổ nấy ảnh 7

Không chỉ đồn đại, nhiều người vui mừng khi mua được đủ bộ "súng đạn" của loài dê, bò, hoặc ngựa bởi theo họ đây là loại thực phẩm rất quý cho đàn ông. Những loại thực phẩm được cho là "đại bổ" thường thấy là rượu pín, pín hầm thuốc Bắc, pín hầm xương, tuy nhiên các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định "pín" không có giá trị cường dương.

Các phân tích cho thấy, trong dương vật và tinh hoàn của động vật hoàn toàn không có chất nào giúp tăng cường sinh lý nam. "Ăn những loại thực phẩm này chỉ giúp đầy dạ dày, cũng giống như ăn gân heo, dinh dưỡng của chúng cực thấp", một giảng viên chuyên khoa dinh dưỡng tại TP HCM khẳng định.

Sự thực về những món ăn gì bổ nấy ảnh 8

Tiết thuộc nhóm dinh dưỡng giàu chất sắt, chính vì thế, người bị thiếu máu sẽ có lợi khi ăn tiết, tuy nhiên phải là tiết sạch và được nấu chín.

Huyết heo được xem là một thực phẩm có chứa rất nhiều chất sắt, có thể giúp ngăn ngừa thiếu máu, cho sự phát triển của trẻ nhỏ và phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Người mắc chứng tim mạch hoặc tắc mạch có thể ăn huyết để phòng ngừa thiếu sắt trong máu.

Một khả năng khác, huyết heo chứa vitamin K có thể thúc đẩy máu đông do đó có tác dụng cầm máu. Nâng cao các loại nguyên tố vi lượng của cơ thể, có lợi cho việc điều trị và dưỡng bệnh tốt hơn đối với bệnh nhân bị suy dinh dưỡng, bệnh nhân mắc bệnh về thận và tim mạch. Ngoài ra nó còn dùng để chữa chứng chóng mặt , nôn mửa, chảy máu, các vết bầm tím, tổn thương do mất máu dẫn đến co giật.

Ngoài tốt cho máu, protein trong huyết heo bình quân chiếm khoảng 74%, gấp 4 lần so với thịt heo và 5 lần so với trứng gà. Cứ mỗi 100 g huyết heo có tới 16g protein, cao hơn thịt bò và thịt lợn. Protein trong tiết lợn có chứa lượng axit amin gần giống như trong cơ thể con người, cho nên rất dễ được hấp thụ và tiêu hóa.  

Theo Theo Ngôi sao
MỚI - NÓNG