Sự thật về video sóng biển đáng sợ, cao chạm tới tận mây: Khoa học giải thích thế nào?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Một video sóng biển dâng cao dần rồi tung lên, chạm tới tận mây trời, đang được chia sẻ và xem liên tục trên mạng xã hội. Nhiều người tỏ ra sợ hãi trước sức mạnh của Mẹ Thiên Nhiên. Vậy video này - được cho là thật chứ không phải dựng trên máy tính - được giải thích thế nào?

Thiên nhiên luôn rất kỳ diệu, có những khi đẹp đến mê hoặc, và cũng có những khi đáng sợ đến rùng mình.

Gần đây, một video nước ở đại dương dâng cao dần, rồi tạo thành con sóng vươn lên đến tận mây trời đang được chia sẻ nhanh chóng trên mạng, thu hút hàng triệu lượt xem và netizen băn khoăn rằng liệu có thật là sóng ở đại dương có thể cao được đến thế hay không.

Video sóng đánh chạm mây - Nguồn: Conor Hegyi.

Cư dân mạng viết những bình luận như:

“Mẹ Thiên Nhiên - bất khả chiến bại”.

“Những con sóng vừa đẹp đẽ, vừa hùng mạnh, vừa đáng sợ. Tôi không thể rời mắt khỏi video này”.

“Thế mới thấy con người thật nhỏ bé trước Mẹ Thiên Nhiên”.

Thực tế, video này do một người tên là Conor Hegyi ghi lại, trước đây đã từng được đăng trên một tài khoản chuyên về khoa học nhưng không kèm theo lời giải thích rõ ràng. Vì vậy, khi được chia sẻ lại, nó vẫn khiến netizen đặt ra nhiều câu hỏi, rằng liệu sóng đã tung lên rất cao, hay mây đã sà xuống rất thấp.

Sự thật về video sóng biển đáng sợ, cao chạm tới tận mây: Khoa học giải thích thế nào? ảnh 1

Dù là sóng biển cao, hay là mây thấp, thì trông cũng đều rất đáng sợ. Ảnh: Astronautics & Space Science.

Nhưng các nhà khoa học giải thích rằng, video này được quay ở góc độ và thời điểm hoàn hảo nên khiến người xem dễ bị nhầm lẫn. Sóng trong video có vẻ như chạm tới những đám mây, nhưng sự thật không phải như vậy, mà “những đám mây” trong video này thật ra là những “hạt” li ti của nước biển.

Đó là những phần tử ở thể rắn hoặc lỏng lơ lửng trong không khí. Những phần tử này trông giống như khí, mà một ví dụ dễ thấy là dung dịch được xịt ra từ các bình xịt phun sương. Những “hạt” li ti này thường hình thành ở khu vực tiếp giáp mặt biển - không khí và có thể “đánh lừa” thị giác vì trông chúng rất giống những đám mây.

Sự thật về video sóng biển đáng sợ, cao chạm tới tận mây: Khoa học giải thích thế nào? ảnh 2

Trông giống mây, nhưng không phải mây. Ảnh: Colorado State University.

Tóm lại là sóng biển không thể cao đến mức chạm đến những đám mây thật trên bầu trời. Tuy nhiên, sóng cũng có thể cao đến mức rất nguy hiểm và đáng sợ, đặc biệt là khi có hoạt động địa chấn ở gần hoặc dưới biển. Đợt sóng lớn nhất mà con người từng ghi lại được là ở Vịnh Lituya (Alaska, Mỹ) vào năm 1958, cao tới 524 mét, tàn phá mọi thứ trên đường đi của nó.

Sự thật về video sóng biển đáng sợ, cao chạm tới tận mây: Khoa học giải thích thế nào? ảnh 6
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

HHT - Nếu thường xuyên theo dõi các trận đấu của đội tuyển Việt Nam, người hâm mộ có thể nhận ra rằng đã một thời gian khá dài, các cầu thủ mặc áo đấu không in tên. Ngay trong trận đấu vòng loại thứ hai World Cup 2026 khu vực châu Á, áo đấu của ĐT Việt Nam cũng không có tên cầu thủ. Tại sao lại như vậy?
Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

HHT - Trong trận đấu ở vòng loại World Cup 2026 châu Á, có một thời điểm Hoàng Đức của đội tuyển Việt Nam đã đi bóng vào khu vực cấm địa của ĐT Indonesia. Một cầu thủ Indonesia đã tranh bóng khiến Hoàng Đức bị ngã. Nhiều khán giả cho rằng trọng tài cần thổi phạt đền cho ĐT Việt Nam trong tình huống này. Vậy quyết định của trọng tài là sai hay đúng?