Sự thật cay đắng: Mỹ phải học theo ‘khái niệm chiến thắng’ của Nga

Ảnh: Lầu Năm góc
Ảnh: Lầu Năm góc
TPO - Mỹ thừa nhận rằng, Nga đã làm suy giảm sức mạnh quân sự của Mỹ. Hiện Washington phải noi theo “khái niệm chiến thắng” của Moscow, bởi Liên Xô đã từng có lúc nỗ lực tiếp thu khái niệm này của Nhà Trắng.

Theo hãng BreakingDefence, các quan chức và sĩ quan Lầu Năm Góc đã thất vọng với “cỗ máy quân sự” của mình, điều này được thể hiện qua những tuyên bố của các quan chức cấp cao.

Cụ thể, Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về chiến lược và phát triển quân đội, ông Elbridge Colby đã tuyên bố rằng, quân đội Mỹ cần phải được thay đổi. Vấn đề là ở chỗ, mô hình thống trị quân sự dựa trên cơ sở sức mạnh công nghiệp quốc phòng, sự vượt trội về công nghệ cũng như khả năng kiểm soát bầu trời, trên biển trong hai thập kỷ vừa qua hiện không còn phù hợp.

Kỷ nguyên thống trị của Mỹ đã kết thúc, còn Nga và Trung Quốc thì đang tiến tới vị thế này. Nga và Trung Quốc trong 20 năm qua đã tích cực hiện đại hóa quân đội và đổ vào công nghệ hàng tỷ USD đã có thể chế tạo được những máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 và các tên lửa siêu thanh, kết quả là điều này đã phá hủy mô hình thống trị quân sự của Mỹ.

Ông Kolby thừa nhận một sự thật không hề dễ chịu rằng Nga và Trung Quốc đã thay đổi cách tiếp cận của Mỹ đối với các cuộc chiến tranh trong tương lai.

Tại Hội nghị Năng lượng thường niên, Kolby khẳng định rằng, Mỹ phải đặc biệt chú ý nghiên cứu vấn đề về sự vượt trội quân sự của Nga và cần có biện pháp đối phó. Đại diện Lầu Năm góc ủng hộ Trung tâm phân tích Booz Allen Hamilton Inc. và Trung tâm Đánh giá chiến lược và ngân sách.

Theo các chuyên gia ở đây, Mỹ cần tính tới những thực tế đã thay đổi và tiếp thu quan niệm “chiến thắng quân sự” của Nga và Trung Quốc, bởi hai nước này từng tiếp thu quan niệm về chiến thắng của Mỹ. Học thuyết tương lai phải được xây dựng trên cơ sở sự kết hợp giữa công nghệ và kinh nghiệm chiến đấu.

Kolby khẳng định, Mỹ đang ở trong kỷ nguyên cạnh tranh chiến lược lâu dài với Nga. Để chiến thắng Moscow, Mỹ cần từ bỏ những phương pháp chế tạo vũ khí truyền thống, mà cần thử nghiệm và trang bị những mẫu vũ khí mới. Hiện ở Mỹ tất cả các tiến trình đang diễn ra chặt chẽ và những tiêm kích F-35 đang gặp phải những cản trở lớn, chưa nói đến những đặc tính công nghệ của nó.

Mặc cho những máy bay này đảm bảo sự ổn định, nhưng chiến thắng trong bối cảnh toàn cầu thì không quá quan trọng bằng nguy cơ Mỹ mất đi ưu thế ở Thái Bình Dương hoặc châu Âu trong ngày mai, Kolby nhấn mạnh. Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng khẳng định, hiện Mỹ phải khuyến khích đầu tư và tích cực trong phát triển khoa học công nghệ. Tuy nhiên, đó phải là những công nghệ thật sự có lợi khi sử dụng.

Đô đốc Harry Harris và lãnh đạo Bộ chỉ huy chiến lược Mỹ John Hatten từng đề cập tới những nguy hiểm xuất phát từ phía Trung Quốc và Nga. Các sĩ quan Mỹ khẳng định, Nga khi có trong trang bị tên lửa siêu thanh đang thực sự có thể chọc thủng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ và không thể bị chống lại. Phương tiện chống lại duy nhất của Washington đó chính là bộ ba hạt nhân.

Về vấn đề này, Lầu Năm Góc đã kêu gọi tăng cường chế tạo ra những vũ khí trang bị hạt nhân với sức công phá nhỏ để đòn đáp trả có thể sánh ngang được với sức mạnh kho dự trữ hạt nhân của Nga.

Theo Theo Politexpert
MỚI - NÓNG
Lai Châu bổ sung hơn 250 biên chế sự nghiệp giáo dục
Lai Châu bổ sung hơn 250 biên chế sự nghiệp giáo dục
TPO - Tại Kỳ họp thứ hai mươi (Kỳ họp chuyên đề) HĐND tỉnh Lai Châu khóa XV thông qua 13 nghị quyết có ý nghĩa quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong đó, tỉnh có Nghị quyết phê duyệt bổ sung hơn 250 biên chế sự nghiệp giáo dục năm 2024.