“Sự kiện 3/11” từ góc nhìn của du học sinh Mỹ: “Điều chúng ta cần là sự lắng nghe“

HHT - Đêm qua với sự "chốt kèo" xanh từ bang Pennsylvania và ngay sau đó là Nevada, các hãng thông tấn đã đồng loạt xướng tên vị Tổng thống thứ 46 của nước Mỹ - Joe Biden. Thế nhưng dù kết quả có ra sao thì vẫn không thể thay đổi toàn cục về một năm bầu cử lịch sử với cuộc "chạy đua" số phiếu cực kì sát sao - thể hiện sự phân cực niềm tin của người dân Hoa Kỳ.
“Sự kiện 3/11” từ góc nhìn của du học sinh Mỹ: “Điều chúng ta cần là sự lắng nghe“ ảnh 1

Những thông tin về bầu cử, điều kiện và tư cách ứng cử của công dân Hoa Kỳ tràn ngập trên các diễn đàn xã hội từ tháng 1 năm 2020. Đặc biệt, ý thức bầu cử trong môi trường giảng đường đại học được chú trọng và định hình rõ ràng hơn cả.

Theo CNN, tỉ lệ người trẻ tham gia bầu cử (youth voter turnout) trong năm 2020 tăng rõ rệt so với năm 2016. Cụ thể, Viện trưởng Viện thông tin và nghiên cứu về giáo dục và thúc đẩy vai trò công dân (Center for Information & Research on Civic Learning and Engagement) của trường Đại học Tufts, ông Kei Kawashima Ginsberg dự đoán  lượng người trẻ (từ 18 - 29 tuổi) tham gia bầu cử tăng hơn 6,8 triệu người so với cùng kỳ năm 2016. 

“Sự kiện 3/11” từ góc nhìn của du học sinh Mỹ: “Điều chúng ta cần là sự lắng nghe“ ảnh 2 Số lượng người trẻ bầu cử ở Mỹ tăng cao hơn so với cùng kỳ năm 2016. Ảnh: Tuft CIRCLE

Đồng thời, một số các trường đại học cũng trong quá trình thành lập và thúc đẩy các hoạt động chính quy về việc giáo dục và gia tăng bầu cử ở người trẻ. Trường Đại học Iowa thành lập Hawk The Vote vào năm 2018 nhằm mục đích khuyến khích người trẻ tham gia bỏ phiếu cho đại sự kiện năm nay.

Các cuộc vận động tuyển cử bài bản như Hawk The Vote là một quá trình nỗ lực trong cả năm dài, thậm chí là từ “kỳ giữa bầu cử” (midterm election) năm 2018. Gen Z tham gia bầu cử lần đầu tiên vào năm 2018 cho Quốc hội Hoa Kỳ, bao gồm Hạ Viện (House of Representatives) và Thượng Viện (Senate) ở từng bang. Gen Y đã có kinh nghiệm bầu cử Tổng thống trước đó nhiều năm. 

“Sự kiện 3/11” từ góc nhìn của du học sinh Mỹ: “Điều chúng ta cần là sự lắng nghe“ ảnh 3 Connor Wooff và Jocelyn Roof, Chủ tịch và Phó chủ tịch của Hội Đoàn Sinh Viên ở trường Đại học Iowa, Mỹ. Ảnh: UIowa Leadership, Civic, and Engagement 

Theo tờ New York Times, một trong những lý do người trẻ không tham gia bầu cử là vì chi phí cơ hội (opportunity cost), nghĩa là người bầu cử lần đầu tiên sẽ gặp nhiều khó khăn và dễ thất bại so với những người bầu cử có nhiều kinh nghiệm. Tham gia bầu cử ở Mỹ đòi hỏi sự tích lũy kiến thức, từ việc bầu cử như thế nào, ở đâu, thời điểm nào, cho ai, thậm chí cả những điều lệ dài trăm trang về luật căn cước bầu cử (Voter ID Laws) cũng trở thành những vướng mắc làm chùn bước những người tham gia bầu cử lần đầu tiên.

“Sự kiện 3/11” từ góc nhìn của du học sinh Mỹ: “Điều chúng ta cần là sự lắng nghe“ ảnh 4
“Sự kiện 3/11” từ góc nhìn của du học sinh Mỹ: “Điều chúng ta cần là sự lắng nghe“ ảnh 5

Đợt bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 đã chứng kiến một điều đặc biệt bên cạnh những diễn biến bất ngờ như “lật bánh tráng”, bản đồ bầu cử "đổi màu" sau một đêm do sự gia tăng của bầu cử qua thư vì dịch COVID-19.

Đó chính là số lượng phiếu bầu ở từng bang cho 2  ứng viên lớn nhất cực kì sát sao, đặc biệt là các bang dao động (swing states) như Georgia, Pennsylvania, Nevada tỉ lệ phiếu giữa hai bên được duy trì rất lâu ở mức 49% - 49%, hoặc 49% - 50%. Sự cân bằng này thể hiện sự phân cực trở nên rõ rệt hơn trong nội bộ nước Mỹ. 

“Sự kiện 3/11” từ góc nhìn của du học sinh Mỹ: “Điều chúng ta cần là sự lắng nghe“ ảnh 6

Những số liệu thống kê được chỉ ra như người trẻ nói chung và người trẻ da màu nói riêng sẽ có xu hướng bầu cho ứng cử viên Đảng Dân chủ Joe Biden hơn ứng cử viên Đảng Cộng hòa Donald Trump. Hoặc ngược lại, những người trẻ da trắng là nam sẽ thiên về chính sách bảo vệ và nâng cao quyền của người da trắng ở cánh phải nhiều hơn là những nỗ lực thúc đẩy nhân quyền, bình đẳng và công bình từ phía cánh trái.

Thế nhưng, những điều này vô tình tạo ra khuôn mẫu, định kiến về típ người nào ủng hộ ông Trump và Đảng Cộng hòa, típ người nào thì không. 

“Sự kiện 3/11” từ góc nhìn của du học sinh Mỹ: “Điều chúng ta cần là sự lắng nghe“ ảnh 7 Cô bé Milia kể về lí do mình ủng hộ ông Trump. Ảnh: CBS News

Năm 2016, cô bé Milia (11 tuổi) khi được phỏng vấn về lý do ủng hộ ông Trump đã kể rằng ở trường, cô bé thường bị các bạn chọc ghẹo là “Trump girl” (cô nàng cuồng Trump) và phải lơ đi để giữ niềm tin của mình, mặc dù mọi lý do cô ủng hộ ông Donald Trump đều bắt nguồn từ niềm tin vào chính sách của ông với nước Mỹ.

Vậy nên khi thấy trên mạng xã hội bắt đầu có những bài post như: “Nếu bạn ủng hộ Trump/ Biden thì có thể hủy kết bạn với tôi ngay lập tức”, cũng chính là biểu hiện của việc chúng ta đã ngừng việc cố gắng lắng nghe người khác và chỉ tin những người nghĩ như mình. Mỗi người có thể ủng hộ Trump hoặc Biden vì nhiều lý do, các lý do có thể hợp lý hoặc không, bắt nguồn từ chính sách của hai ông hoặc không. Thế nhưng, quan trọng nhất, chúng ta cần cho nhau cơ hội được chia sẻ và lắng nghe cũng như chấp nhận việc bất đồng ý kiến. Và bất đồng ý kiến chưa bao giờ đồng nghĩa với việc mất đi sự tôn trọng.

“Sự kiện 3/11” từ góc nhìn của du học sinh Mỹ: “Điều chúng ta cần là sự lắng nghe“ ảnh 8
“Sự kiện 3/11” từ góc nhìn của du học sinh Mỹ: “Điều chúng ta cần là sự lắng nghe“ ảnh 9

Ở trường Đại học Iowa, các hoạt động cổ vũ bầu cử diễn ra rất sôi nổi. Mục đích cuối cùng không phải để cổ vũ các bạn bầu cho ông Joe Biden hoặc ông Donald Trump đắc cử, mà đơn thuần chính là khích lệ các bạn đi bầu và nêu quan điểm với lá phiếu của mình. 

“Sự kiện 3/11” từ góc nhìn của du học sinh Mỹ: “Điều chúng ta cần là sự lắng nghe“ ảnh 10

Khi bầu cử theo bang, một lá phiếu có vẻ không quá quan trọng, nhưng khi kết quả chỉ cách nhau vài nghìn phiếu thì lá phiếu của bạn có khả năng quyết định người phù hợp nhất để dẫn dắt nước Mỹ trong 4 năm tiếp theo là ai. Đó cũng chính là tinh thần quan trọng nhất của cuộc bầu cử, chính là để mọi người dân nước Mỹ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, đồng thời đảm bảo rằng mong muốn của họ được làm rõ và lắng nghe qua sự thể hiện của các mảng màu sắc trên bản đồ bầu cử. 

“Sự kiện 3/11” từ góc nhìn của du học sinh Mỹ: “Điều chúng ta cần là sự lắng nghe“ ảnh 13
Theo Ảnh tổng hợp từ Internet
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm