Đạo diễn “Vòng phấn Kavkaz” ở Việt Nam:

Sự ích kỉ vẫn là vấn đề thời đại

Đạo diễn Đức Dominik Gunther trên sàn tập “Vòng phấn Kavkaz” cùng diễn viên Nhà hát Tuổi trẻ. Ảnh: Thế Toàn
Đạo diễn Đức Dominik Gunther trên sàn tập “Vòng phấn Kavkaz” cùng diễn viên Nhà hát Tuổi trẻ. Ảnh: Thế Toàn
TP - Lần đầu tiên, kiệt tác sân khấu “Vòng phấn Kavkaz” ra mắt khán giả Việt Nam, qua bàn tay đạo diễn Đức Dominik Gunther. Ông khẳng định, vở kịch của Bertolt Brecht vẫn nóng hổi tính thời đại: số đông chỉ nghĩ về bản thân, nhưng con người có quyền hy vọng về sức lan tỏa của cái tốt, của công lý. 

So với ở nước ngoài, cụ thể là Đức, bản dựng này có thay đổi nhiều không?


Đây không phải vấn đề dành riêng cho khán giả Việt, đây là vấn đề thời đại, vấn đề của thế giới. Tôi biên soạn lại kịch bản gốc, bỏ đi khúc đầu nói về chiến tranh - đó không còn là vấn đề thời đại nữa?

Chiến tranh vẫn hiện diện trên thế giới đấy thôi?

Vâng, tôi biết đây đó vẫn có các cuộc chiến. Xuyên suốt kịch bản vẫn nói về chiến tranh, nhưng phần đầu mang tính chất khu biệt về Thế Chiến 2, không nhiều ý nghĩa cho kịch bản nên tôi bỏ đi. Tôi tập trung vào mâu thuẫn trong bối cảnh chiến tranh, và hơn thế nữa. 

Vấn đề thời đại đó cụ thể là gì trong vở kịch này?

Con người chỉ nghĩ về bản thân mà thôi. Trong Vòng phấn Kavkaz, những người giàu có thể hiện rõ nhất điều này. Chỉ có cô hầu gái Grusche làm ngược lại. Cô ấy biết nghĩ đến người khác, biết hy sinh.

 Ở cuối vở kịch xuất hiện nhân vật quan tòa Adzak, vấn đề ở đây là sự công bằng qua cảm nhận của ông ấy, hay là sự công bằng thực thi theo công lý. 

Ông có nghĩ con người hiện đại ngày càng ít chịu hy sinh?

Rất nhiều người cũng nghĩ, hành động như vậy. Nhìn từ nước Đức chẳng hạn, mọi người luôn quan tâm, muốn thoát khỏi khó khăn của mình một cách nhanh nhất, nhiều người chỉ tìm đến những thứ có lợi cho bản thân. Tôi tin cũng là vấn đề chung toàn nhân loại, ở đâu cũng có thể nhìn thấy điều đó. 

Mười ba nhân vật trong vở kịch là bức tranh xã hội thu nhỏ, chỉ có một người tốt - chứng tỏ tỷ lệ thấp.

Cái tốt dù ít vẫn có sức lan tỏa, lay động con người, ông nghĩ sao?

Tôi hy vọng thế. Vở kịch của Bertolt Brecht cho thấy con người bộc lộ hết tính xấu khi gặp khó khăn, rồi sự bất công trong xã hội, nhưng con người có quyền hy vọng về cái tốt. Một vở kịch có thay đổi được gì không, không ai biết rõ, dẫu sao nó giúp người ta nhìn lại, suy ngẫm, bàn luận và tự quyết định hành vi tiếp theo. 

Vấn đề đưa ra nghiêm túc nhưng không có nghĩa kịch nghệ dạy cho ai đó phải làm gì đó. Đơn giản là đem lại tiếng cười cho mọi người, mọi người tự biết đâu là cái xấu, cái tốt. Cười xong và suy nghĩ. Vòng phấn Kavkaz là chuyến phiêu lưu của chị Grusche, có nước mắt, nụ cười và cái gì đó để suy ngẫm.

Lối diễn mới

Ông có dựng tác phẩm khác của Brecht không, điều gì ở tác gia này thu hút đạo diễn?

Tôi làm việc nhiều về tác phẩm của Bertolt Brecht khi học đại học, từng dựng hai vở nhạc kịch. Bertolt đóng vai trò lớn trong kịch nghệ. 

Ông sáng tạo ra lối diễn xuất khác hẳn so với trước đây. Trước diễn viên diễn xuất bằng tình cảm, cảm xúc của mình, sau diễn xuất theo lời kể, chính vì thế khán giả xem sẽ gặp người kể chuyện trong Vòng phấn Kavkaz. 

Tôi thấy ông liên tục khen ngợi diễn viên trên sàn diễn. Phải chăng làm việc với diễn viên Việt Nam ông dễ tính hơn? Nhiều người cho rằng người Đức khó tính?

Không riêng diễn viên Đức, tôi làm việc với diễn viên không phải bắt họ răm rắp nghe theo. 

Ý tưởng của tôi là cùng nhau làm việc, suy nghĩ và sáng tạo. Khi diễn viên đề xuất một vài thay đổi trong kịch bản, tôi sẽ suy nghĩ thêm. 

Trước mỗi buổi tập diễn, tôi cho diễn viên đọc thử bản dịch kịch bản xem họ hiểu ý tứ đến đâu, sau bàn luận, chỉ ra điểm mấu chốt. 

Có thế mới biết họ hiểu phân đoạn đó ra sao, không đơn thuần đọc thoại, rồi họ mới nhập tâm và thể hiện bằng hành động, ngôn ngữ, cơ thể. Một diễn viên tốt với tôi là hiểu được phải làm gì. Đó cũng là cách làm việc của hầu hết các đạo diễn ở Đức bây giờ. 

Diễn viên Việt Nam không có điều kiện học tập nhiều ở nước ngoài, ông thấy họ diễn có tụt hậu lắm so với thế giới?

(Cười) Thật khó để nói xấu họ. Tôi đùa đấy. Tôi chỉ thấy trong vở này, khó khăn đầu tiên là diễn viên phải làm việc với lối diễn mới, thay đổi mình. Điều tôi ấn tượng là khi nói chuyện với ông giám đốc, tôi thấy ông ấy biết, xem rất nhiều vở kịch nước ngoài. Nhà hát từng làm quen nhiều với phong cách, lối diễn của kịch nước ngoài. 

Tối Chủ nhật, tôi thấy ông đến nhà hát xem một vở kịch đồng tính. Đề tài này hiện diện ra sao trên sân khấu Đức, và khán giả đón nhận thế nào?

Gần đây, người Đức cởi mở hơn về đề tài đồng tính, có cả chính trị gia của chúng tôi là người đồng tính. 

Phương Tây không xa lạ gì với cảnh thân mật, văn hóa phương Đông có phần kín đáo hơn. Ông xử lí ra sao với tình huống đó trong vở này?

Hai diễn viên ở nhà hát của tôi hôn nhau trên sân khấu, mọi người trêu đùa, cười rất bình thường. Trong phân cảnh Grusche và anh lính Simon vội vã gửi nhau nụ hôn, họ phải làm thế vì rất có thể đây là cơ hội cuối cùng còn gặp nhau. Chuyện đó hoàn toàn tự nhiên.

Cảm ơn ông.

Vòng phấn Kavkaz kể về cô hầu gái Grusche ở thành phố Kavkaz hy sinh bản thân, cưu mang cậu bé Michael của nhà tổng trấn; một câu chuyện khác về Adzak được coi là quan tòa của người nghèo.

Cuối vở kịch, Adzak xử vụ tranh chấp quyền nuôi Michael bằng cách vẽ một vòng phấn, đặt cậu bé vào trong để cô hầu gái và bà mẹ cùng giằng co. Vở diễn ra mắt khán giả Việt Nam từ ngày 16/9.

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.