> Mất điện toàn miền Nam vì một xe cẩu
> Đứt đường dây 500 KV, cúp điện toàn miền Nam
Ông Minh cho biết, việc cấp điện cho khu vực miền Nam là do đường dây 500kV từ Đắk Nông đi Phú Lâm và từ Di Linh đi Tân Định cũng như Tân Định đi Phú Lâm. Sự cố xảy ra trên đường dây 500kV từ Di Linh đi Tân Định. Sự cố xảy ra 30 phút, EVN-NPT đã phát hiện ra nguyên nhân.
Vậy nguyên nhân là gì?
Có một xe cẩu trồng cây ở khu vực TP Bình Dương mới đã vi phạm khoảng cách ở cột 1072 và cột 1073, làm nhảy các tổ máy phát điện trên đường dây 500kV từ Di Linh đi Tân Định. Do vậy, tải của đường dây này phải chuyển sang các đường dây khác. Tuy nhiên, vì khu vực miền Nam tải rất cao nên tiếp tục gây nhảy ở hai đường dây còn lại. Do đó, sự cố đã gây mất điện toàn bộ khu vực miền Nam.
Việc khắc phục sự cố đã được triển khai ra sao?
Sau khi sự cố xảy ra, EVN-NPT đã chỉ đạo lãnh đạo Công ty điện 4 đến hiện trường kiểm tra. Hiện, xe vị phạm đã được công an địa phương lập biên bản tạm giữ. Chúng tôi đã chỉ đạo để khôi phục lại phụ tải nhanh nhất có thể nhằm cung ứng điện cho khu vực phía Nam.
Phải nói thêm rằng, điện cung cấp cho khu vực miền Nam chủ yếu bằng đường dây 500kV là chính. Do đó, phụ tải nào sử dụng lưới điện 500kV sẽ bị mất điện. Tuy nhiên, phụ tải nào “ăn” điện ở các nhà máy vẫn có điện bình thường.
Có phải sự cố đã gây mất điện tại 22 tỉnh, thành phố?
Trong lịch sử ngành điện đã xảy ra sự cố tương tự chưa thưa ông?
Sự cố tương tự cũng đã từng xảy ra ở đường dây 220kV, tuy nhiên với đường dây 500kV đây là lần đầu tiên xảy ra. Thực tế, chỉ cần khoảng cách khoảng 4m là đã xảy ra phóng điện, gây mất điện.
Phải khẳng định đây là sự cố bất khả kháng. Đã làm mất điện từ tỉnh Ninh Thuận đổ vào các tỉnh phía Nam. Sau khi sự cố xảy ra, lãnh đạo cao nhất của EVN đã chỉ đạo trực tiếp tại Trung tâm Điều độ Hệ thống Điện Quốc gia để đóng điện nhanh nhất có thể.
Tuy nhiên, để khắc phục sự cố, Trung tâm Điều độ Hệ thống Điện Quốc gia phải xử lý theo quy trình. Do đó, việc đóng điện phải đóng dần dần chứ không đóng được cùng một lúc. Ngay sau khi sự cố xảy ra, đã khôi phục và đóng điện được; tuy nhiên để đóng điện hoàn toàn cần có thời gian và phụ thuộc thao tác trên lưới.
Theo ông khó khăn lớn nhất trong việc xử lý sự cố là gì?
Thực tế, đường dây 500kV rất là quan trọng, đặc biệt là việc cung cấp điện vào mùa khô cho khu vực phía Nam. Đường dây 500kV kéo dài từ Nho Quan (Ninh Bình) đến Hà Tĩnh, từ Hà Tĩnh đến Đà Nẵng và từ Đà Nẵng vào các tỉnh miền Nam. Vì là đường độc đạo nên lúc nào cũng trong tình trạng quá tải. Do đó, để hạn chế sự cố chủ quan, Tổng Cty đã giao cho các đơn vị đi kiểm tra từng khu vực, từng vị trí cột; thậm chí soi cả việc phát nhiệt để tránh sự cố chủ quan gây ra. Tuy nhiên, sự cố xảy ra là khách quan, bất khả kháng nên đã gây hậu quả khôn lường.
Dự kiến thiệt hại sẽ thế nào thưa ông?
Khi sự cố xảy ra, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất. Do đó, theo dự đoán, thiệt hại xảy ra sẽ rất lớn. Tuy nhiên, để đưa ra một con số cụ thể là rất khó. Vì cùng một KW sản lượng, nếu cung ứng cho bên sản xuất mà vì mất điện phải phá sản phẩm, sẽ khác với việc chỉ cháy một cái bóng đèn. Do đó, muốn biết chính xác thiệt hại lại phải căn cứ vào việc bán điện.
Vậy đến khi nào mới khắc phục được hoàn toàn sự cố?
Ngay sau sự cố xảy ra, Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia đã khắc phục được rồi. Tuy nhiên, để giống như trước khi mất điện xảy ra, cần phải có thời gian. Theo kinh nghiệm, tuỳ thuộc vào người thao tác. Có người thao tác đảm bảo quy trình mà nhanh sẽ khác với người làm đúng trình tự 1-2-3-4 vì sẽ lâu hơn. Do đó, việc này đòi hỏi phải có người điều độ kinh nghiệm trong việc xử lý sự cố.
Cảm ơn ông.
PHONG CẦM
thực hiện