Su-30MK và cơ chế thoát hiểm của ghế phóng K-36D – 3,5

Ảnh: Vpk
Ảnh: Vpk
TPO - Su-30MK (NATO định danh là Flanker-C) là máy bay chiến đấu tầm xa đa năng, tốc độ siêu âm nhưng cũng có thể đảm nhiệm vai trò tiêm kích, tấn công yểm trợ trên không.

So với các dòng máy bay chiến đấu do Tập đoàn Sukhoi thiết kế và sản xuất, Su-30MK được đánh giá là mẫu máy bay chiến đấu xuất khẩu thành công nhất của Nga hiện nay, hiện diện trong lực lượng không quân của 10 quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Chiếm ưu thế trước F-16

Các chuyên gia quân sự phương Tây cho rằng, sự phổ dụng của các phiên bản Su-30МK trên thị trường thế giới được quyết định không chỉ bởi giá thấp (khoảng 30 – 45 triệu USD/1 chiếc, tuỳ phiên bản), mà liên quan tới những lý do chính trị, ảnh hưởng đến việc chọn các hệ thống vũ khí. Tuy vậy, Su-30MK vẫn được đánh giá là máy bay chiến đấu đa năng thế hệ 4+ tốt nhất trên thị trường hiện nay.

Những chiếc Su-30MK2V của không quân nhân dân Việt Nam là phiên bản xuất khẩu đặc biệt của Su-30MK, với những cải tiến phụ cho phù hợp với nhu cầu tác chiến trên biển nhiệt đới và hệ thống điện tử nội địa của không quân Nga không dành cho bản xuất khẩu.

Bằng chứng là từ năm 2004 đến 2007, trong nhiều cuộc tập trận chung giữa không quân Ấn Độ với không quân Mỹ và NATO, Su-30MK luôn chiếm ưu thế trước các máy bay F-16 và F-15 do Mỹ sản xuất.

Những yếu tố khiến chiến đấu cơ này không lạc hậu so với các máy bay chiến đấu thế hệ 4+, 4++ trong gần hai thập niên qua, là bởi Su-30MK được thiết kế để có thể sử dụng các loại vũ khí tấn công tối tân nhất thế giới, như tên lửa có điều khiển lớp không-đối-không RVV-AE, không-đối-đất Kh-29L/Т/ТЕ, Kh-31А/P, Kh-59М, các bom có điều khiển KAB-500 và KAB-1500…

Ngoài ra, động cơ có điều khiển vector lực đẩy và hệ thống điều khiển điện từ xa được kết hợp vào một mạch điều khiển thống nhất, cho phép Su-30MK thực hiện các chế độ bay siêu cơ động.

“Bảo bối” của Su-30MK

Nói như vậy không có nghĩa Su-30MK là cỗ máy hoàn hảo và miễn nhiễm trước các sự cố. Để khắc phục điều này, Tập đoàn NPP Zvezda của Nga (sản xuất tổng cộng hơn 12.000 ghế phóng K-36) đã phát triển dòng ghế thoát hiểm (ghế phóng) K-36D-3,5 phù hợp với tiêm kích Su-30MK và các phiên bản xuất khẩu.

Thống kê của NPP Zvezda cho thấy, với 100 trường hợp sử dụng ghế phóng K-36D 3,5 trong không quân Nga thì có 97 trường hợp không những bảo toàn được mạng sống cho phi công, mà còn giữ được tình trạng sức khỏe hoàn hảo để tiếp tục phục vụ trong quân ngũ. Vì thế không ngạc nhiên khi ghế phóng K-36D-3,5 của Su-30MK được các chuyên gia quân sự thế giới đánh giá là một trong những hệ thống thoát hiểm tốt nhất thế giới hiện nay dành cho phi công quân sự.

Cấu tạo ghế bao gồm: Cơ cấu phóng tên lửa; hộp số; hệ thống bảo vệ vùng đầu phi công; thiết bị bảo hộ và cung cấp ô-xy KKO-15; hệ thống dù, bộ thiết bị sinh tồn; hệ thống ô-xy khẩn cấp; pháo sáng… Toàn bộ chiếc ghế phóng này có trọng lượng khoảng 103 kg, và có thể đảm bảo cho phi công thoát ra ngoài an toàn khi máy bay đạt vận tốc từ 0 đến 1.400 km/h, độ cao từ 0 đến 24.000m.

Su-30MK và cơ chế thoát hiểm của ghế phóng K-36D – 3,5 ảnh 1

Ghế phi công máy bay Su-30MK

Quá trình đẩy phi công ra ngoài buồng lái hoàn toàn tự động khi phi công đẩy nút kích hoạt ở trên đầu, giữa hai chân, bên phải hay bên trái. Bộ phận tay cầm trên đầu cũng có thể kéo xuống một màn che, giúp định vị đầu và cổ phi công, đồng thời để che mặt.

Theo cơ chế hoạt động, từ gạt nút điều khiển đến triển khai dù, có thể diễn ra trong 2,5-3 giây. Ghế được phóng ra khỏi buồng lái, sau đó động cơ phản lực gắn trên ghế mới hoạt động.

Phi công sẽ đáp xuống trên một chiếc ghế đặc biệt có trang bị hệ thống cấp oxy và một hộp cấp cứu xách tay.

Việc duy trì khả năng sống còn cho phi công sau khi tiếp đất hoặc xuống nước và bảo đảm dễ phát hiện phi công được bảo đảm bằng các phương tiện dự phòng thoát nạn mang theo. Việc hỗ trợ phi công trên mặt nước được tiến hành dưới sự hỗ trợ của bè cứu sinh PSN-1.

Tuy gặt hái thành công trên thị trường thế giới, nhưng nhu cầu đối với Su-30MK bắt đầu suy giảm khi mà một loạt chiến đấu cơ thế hệ 4++ (Su-35) và thế hệ 5 (Sukhoi T-50 của Nga, hay F-22 và F-35 của Mỹ…) bắt đầu xuất xưởng.

Theo Theo Vpk, Tổng hợp
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.