Sống ở thành phố lớn năm năm mới được đăng ký xe

Sống ở thành phố lớn năm năm mới được đăng ký xe
Người không có hộ khẩu tại các thành phố lớn phải có thời gian sinh sống ít nhất năm năm trở lên mới được đăng ký phương tiện cá nhân.

Sống ở thành phố lớn năm năm mới được đăng ký xe

Người không có hộ khẩu tại các thành phố lớn phải có thời gian sinh sống ít nhất năm năm trở lên mới được đăng ký phương tiện cá nhân.

Đây là một trong những điểm mới của dự thảo đề án “Hạn chế phương tiện cá nhân tham gia giao thông tại các đô thị lớn” mà Bộ GTVT vừa gửi các bộ, ngành và UBND các thành phố lớn đóng góp ý kiến. 

Dự thảo đề ra ba giải pháp về thuế, phí, phí sở hữu phương tiện cá nhân nhằm tác động vào kinh tế của người sử dụng phương tiện; giải pháp quản lý sở hữu phương tiện; các tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật, môi trường của phương tiện.

Đáng chú ý, dự thảo quy định áp dụng phí môi trường phải trả cho việc sử dụng phương tiện cá nhân phát thải và gây ô nhiễm không khí, tiếng ồn.

Dự thảo đề ra việc cấp hạn ngạch cho số phương tiện được phép đăng ký mới theo năm (cấp quota) đối với từng thành phố trên cơ sở tính toán phù hợp với sự phát triển kết cấu hạ tầng của thành phố đó.

Tại khu vực nội ô của các thành phố lớn, điều kiện để sở hữu ôtô con là phải chứng minh được có chỗ đỗ xe.

Phương tiện đăng ký mới tại các thành phố lớn phải đáp ứng được tiêu chuẩn về môi trường như khí thải, tiếng ồn... tương đương tiêu chuẩn Euro 3 đến 5 đối với ôtô. Với xe máy, dự thảo quy định niên hạn sử dụng và sẽ thực hiện đăng kiểm.

Theo Tuấn Phùng
Tuổi Trẻ

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Rút BHXH một lần, người lao động đã tự tước bỏ quyền có lương hưu khi về già. Ảnh minh họa
Rút BHXH một lần: Giải quyết nhu cầu trước mắt, người lao động gặp khó khăn khi về già
TP - Đã từng rút Bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giờ nhiều người ở tuổi “xế chiều” tiếc và muốn hoàn lại để có lương hưu, nhưng không được. Không có lương hưu, nhiều người dù quá tuổi lao động (LĐ) vẫn phải kiếm sống và phụ thuộc vào con cháu. Dù vậy, thực tế vẫn có nhiều người trẻ, trong tuổi LĐ vẫn rút BHXH một lần, tự mình đánh mất “của để dành” quý giá để sống an vui trong tương lai.