Sống ở Nhật Bản nhưng chàng trai vẫn điều hành công ty giảng dạy tiếng Nhật tại Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
Sống ở Nhật Bản nhưng chàng trai vẫn điều hành công ty giảng dạy tiếng Nhật tại Việt Nam
SVVN - Nguyễn Văn Dũng, sinh năm 1985, sống và làm việc tại Tokyo (Nhật Bản). Dũng thực hiện giảng dạy tiếng Nhật online, đồng thời anh cũng vận hành một công ty giảng dạy tiếng Nhật online chuyên nghiệp dành cho cộng đồng người học, yêu thích tiếng Nhật tại Việt Nam.  

Học nỗ lực, dạy hết mình

Thời sinh viên, Dũng học tập và trao dồi không ngừng để hiện thực hóa giấc mơ giảng dạy của mình. Việc học tập ở Nhật của Dũng kéo dài từ năm 2009 (Học viện Giao lưu quốc tế Tokyo) đến năm 2015 (tốt nghiệp khoa Giáo dục, trường ĐH Nihon). Ngoài ra, anh cũng từng nhận được học bổng của hội Phật giáo Tokyo và học bổng Mitsubishi trong hai năm.

Ban đầu, cuộc sống vừa học vừa làm của Dũng gặp nhiều trắc trở vì kinh tế ở Nhật lúc đó bất ổn, khó kiếm việc. “Mình hạn chế hoạt động vui chơi để tập trung học và đi làm trang trải cuộc sống. Mình quyết tâm săn tìm học bổng, sau hai năm, mình đã đạt được mục tiêu đó. Hai năm cuối đại học, mình có nhiều thời gian hơn để làm những điều mình thích và những điều mình làm khi ấy đều gắn kết với công việc hiện tại của mình”, Dũng hồi tưởng.

Trước đó, Dũng từng thử sức với tiếng Anh và cảm thấy không phù hợp nên anh chuyển sang tiếng Nhật và đam mê với nó đến tận bây giờ. Sau một năm học tiếng Nhật, Dũng tham gia nhiều diễn đàn về thứ tiếng Nhật để đăng bài, mở lớp học dạy online miễn phí và dạy ở trung tâm. Năm 2014, anh bắt đầu dạy tiếng Nhật bằng cách tự quay video và đăng tải lên mạng xã hội. Anh bày tỏ: “Mình may mắn là người đi đầu tại thời điểm đó nên được nhiều người hưởng ứng, ủng hộ. Ngay từ những ngày đầu học tiếng Nhật, mình luôn muốn chia sẻ kiến thức mình học được cho mọi người. Khi còn học ở Việt Nam, mình dạy tiếng Nhật cho những người xung quanh xóm trọ rất nhiều, hễ ai muốn học là mình dạy”.

Sống ở Nhật Bản nhưng chàng trai vẫn điều hành công ty giảng dạy tiếng Nhật tại Việt Nam ảnh 1

Dũng quyết tâm giành học bổng để giảm bớt gánh nặng về chi phí khi mới sang Nhật.

Dũng cho hay, thời điểm anh học tiếng Nhật còn hạn chế nhiều về sách vở, từ điển hay tài liệu, gặp khó khăn gì đều phải tự tra cứu tìm hiểu rất lâu. Ngày nay, có rất nhiều học liệu để người học tham khảo, nhưng vẫn có nhiều khó khăn trong việc học vì tiếng Nhật được coi là một ngôn ngữ khó. “Trải qua quá trình học và dạy, mình thấy nhiều người thử sức với thứ tiếng này nhưng bỏ dở giữa chừng. Để cải thiện tình trạng này, mình chú trọng xây dựng nội dung học tập thú vị và dễ học nhất. Từ việc chia sẻ nội dung miễn phí trên nền tảng mạng xã hội, mình suy nghĩ cách dạy và học tiếng Nhật chuyên nghiệp, hiệu quả hơn”, Dũng chia sẻ.

Khởi nghiệp khó, ưu tiên giáo dục

Đầu năm 2015, qua những video Dũng đăng tải, nhà đầu tư xuất hiện, anh về Việt Nam ngay sau khi nộp xong luận văn, bỏ dở lễ tốt nghiệp. “Mới về, mình chân ướt chân ráo vì phải làm giám đốc luôn, trong khi chưa định nghĩa được “giám đốc là gì?”. Nhiều công việc cần xử lý cùng với việc dạy 8 tiếng một ngày suốt cả tuần. Khó khăn đến khi không thống nhất chung về mặt quản lý tài chính và phương pháp giảng dạy, nhà đầu tư quyết định rút vốn và khi đó mình phải mua lại cổ phần. Quãng thời gian đó mình gặp khó khăn lớn về tài chính để trang trải cuộc sống và điều hành công ty”, Dũng nhớ lại.

Sống ở Nhật Bản nhưng chàng trai vẫn điều hành công ty giảng dạy tiếng Nhật tại Việt Nam ảnh 2

Dũng tham gia buổi gặp mặt Koizumi Ryuji chia sẻ về định hướng công việc cùng các chính trị gia người Nhật.

Bên cạnh đó, khi mới tái cấu trúc lại công ty, nhân viên chủ yếu là những thành viên cũ, do nhà đầu tư tuyển dụng sắp đặt, kinh nghiệm quản lý của Dũng là con số 0 nên thời gian đầu khởi nghiệp anh vô cùng áp lực. Sau nửa năm cố gắng, công ty dần ổn định. Ở thời điểm hiện tại, tình hình dịch COVID-19 tại Nhật cũng đang diễn biến căng thẳng, Dũng hạn chế đi ra ngoài, anh vận hành công ty bằng hình thức trao đổi online.

“Mình xác định giáo dục online là sản phẩm chính của công ty nên tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng học tập (website, app), đội ngũ chuyên môn giảng dạy và hoàn thiện hệ thống học liệu. Đặc biệt, trong quá trình kiến tạo sản phẩm, mình luôn nhận được sự ưu ái, hỗ trợ, tư vấn của nhiều thầy cô hiện đang là giảng viên hàng đầu tại các khoa liên quan đến tiếng Nhật ở các trường ĐH tại Việt Nam và Nhật Bản. Mình “kinh doanh giáo dục”, nhưng trong thâm tâm, vẫn luôn để chữ “giáo dục” lớn hơn chữ “kinh doanh”, và lấy nó làm kim chỉ nam trong mọi quyết định đường hướng phát triển”. Dũng bày tỏ.

Sống ở Nhật Bản nhưng chàng trai vẫn điều hành công ty giảng dạy tiếng Nhật tại Việt Nam ảnh 3

Dũng luôn nỗ lực với công việc giảng dạy tiếng Nhật của mình.

Trong tương lai, Dũng sẽ đầu tư nghiên cứu sâu hơn về chuyên môn, chuẩn bị cho những dự án sắp ra mắt nhằm hoàn thiện hơn hệ sinh thái học tiếng Nhật tại Việt Nam.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Mãn nhãn, xúc động với 'biên niên sử' về lực lượng Cảnh sát Cơ động

Mãn nhãn, xúc động với 'biên niên sử' về lực lượng Cảnh sát Cơ động

SVVN - Chương trình nghệ thuật '50 năm Cảnh sát Cơ động - Những chặng đường vinh quang' là một trong những hoạt động văn hóa, nghệ thuật điểm nhấn trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát Cơ động (15/4/1974 – 15/4/2024). Chương trình nói về lực lượng Cảnh sát Cơ động từ những ngày đầu mới thành lập, trải qua các giai đoạn trưởng thành, phát triển cho đến hôm nay.
Muôn kiểu tránh nóng của sinh viên TP. HCM

Muôn kiểu tránh nóng của sinh viên TP. HCM

SVVN - Những ngày này, nhiệt độ tại TP. HCM luôn ở mức cao, phổ biến từ 37 - 39 độ C. Thời tiết nắng nóng, ngột ngạt khiến nhiều sinh viên tìm cách “chạy trốn”. Từ che chắn đến “ẩn nấp” ở thư viện, quán cà phê... đều được sinh viên áp dụng để chống chọi với cái nắng khắc nghiệt.
Hành trình theo ‘dấu chân mặt trời’ của 2 nữ runner 'Top 8 vận động viên phong trào cự ly HM' hướng tới ‘TPM 2024’

Hành trình theo ‘dấu chân mặt trời’ của 2 nữ runner 'Top 8 vận động viên phong trào cự ly HM' hướng tới ‘TPM 2024’

SVVN - Không chỉ là hai trong 8 runner nữ có vinh dự được xếp pen E (Elite) chung với tuyển quốc gia tại "Giải Vô địch Quốc gia và Cự ly dài báo Tiền Phong" (Tiền Phong Marathon - TPM) lần thứ 65, năm 2024, tại Phú Yên, Nguyễn Thị Hưởng và Lê Thị Lai còn được biết đến là hai nữ runner có tiếng trong làng chạy phong trào, cùng nhiều thành tích cao ở các giải chạy lớn, nhỏ.
Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

SVVN - Anh Nguyễn Văn Đạt có 8 năm kinh nghiệm làm việc tại Tập đoàn Thế giới di động, đang là Giám đốc Phát triển mạng lưới kiêm Giám đốc Đối ngoại Công ty cổ phần Thời trang YODY. Anh là 1 trong số 5 diễn giả khách mời tại talkshow "Chuyển đổi việc làm: Cơ hội, thách thức cho người lao động và doanh nghiệp" do trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQG Hà Nội tổ chức. Đây là chia sẻ của anh dành riêng cho chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong.
Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

SVVN - Tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", diễn ra ở trường THCS-THPT Hai Bà Trưng (quận Tân Bình, TP. HCM), ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM cho biết: “Theo thống kê của Google vào tháng 6/2023, gần 80% người dân Việt Nam sử dụng mạng xã hội, thời lượng trung bình là 3 giờ đồng/ngày”.
Báo Tiền Phong và Keppel đưa hai hệ thống máy lọc nước sạch đến người dân tỉnh Bến Tre và Trà Vinh

Báo Tiền Phong và Keppel đưa hai hệ thống máy lọc nước sạch đến người dân tỉnh Bến Tre và Trà Vinh

SVVN - Nhân Ngày Nước thế giới (22/3) với chủ đề “Leveraging water for peace” - “Nước cho hòa bình”, báo Tiền Phong phối hợp Tập đoàn Keppel cùng Tỉnh Đoàn Bến Tre, Tỉnh Đoàn Trà Vinh tổ chức trao tặng hai hệ thống máy lọc nước nhiễm mặn có công suất sản xuất 12.000 lít nước sạch mỗi ngày.