Trong những năm 1980, người dân nước này không chú trọng trồng đay. Các vùng đất trũng bị bỏ hoang nhiều. Các loại sợi tổng hợp dần thay thế sợi tự nhiên. Sản xuất sợi đay và các sản phẩm từ sợi đay giảm dần.
Tuy nhiên, những năm gần đây, việc trồng đay đang phát triển trở lại. Không giống sợi tổng hợp, khó phân hủy, sợi đay là sợi tự nhiên có tính chất dễ phân hủy trong môi trường không gây ô nhiễm môi trường.
Hơn nữa, các sản phẩm làm từ sợi đay như túi xách, đồ dùng nghệ thuật... mang lại lợi nhuận cao, đã thúc đẩy người dân nước này phát triển cây đay. Các sợi đay khô còn được bó thành bọc và được xuất khẩu quốc tế.
“Bằng cách làm sợi đay bằng phương pháp cơ học và hóa học, sợi đay có thể được sử dụng trong việc đan túi xách, dệt may và thậm chí các sản phẩm cách nhiệt” - Viện trưởng Viện nghiên cứu Bangladesh cho biết.
Ngoài ra, cây đay còn được sử dụng đế sản xuất giấy và bột giấy. Hiện tại, cây đay chủ yếu được trồng ở miền đông Ấn độ, Bangladesh, Trung Quốc và Miến Điện. Người dân nhiều vùng của các nước này đã chuyển từ trồng lúa sang trồng đay, cho lợi nhuận cao.
Tại Bangladesh, khoảng năm triệu người dân đang canh tác cây đay. Cây đay giờ đây đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn.
Một điều quan trọng trong việc phát triển cây đay ở Bangladesh nữa đó chính là chính sách của nhà nước trong việc hỗ trợ người dân trồng trọt và các nhà máy thu mua. Các nhà khoa học Bangladesh đang nghiên cứu việc pha trộn sợi đay và sợi bông để sản xuẩt loại vải tổng hợp từ tự nhiên chất lượng cao.
Nguyễn Thủy
Theo BBC