Soi những khác biệt giữa "The Sandman" (Người Cát) của Netflix và nguyên tác truyện tranh

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Bom tấn chuyển thể “The Sandman” hiện đang là một trong những bộ phim cực “hot” kể từ khi ra mắt và nhận được nhiều đánh giá tích cực từ các nhà phê bình. Tuy nhiên, dù bộ phim đã bám sát nguyên tác nhất có thể, người hâm mộ vẫn nhận ra nhiều sự khác biệt lớn về cốt truyện lẫn một số tình tiết so với truyện gốc.

Cốt truyện chính được “chắp vá” từ nhiều đầu truyện

Phần một của The Sandman được chuyển thể từ 16 số đầu tiên của nguyên tác thành 10 tập phim hoàn chỉnh. Phim được xây dựng theo hướng mỗi tập sẽ tiếp cận một vấn đề riêng, vì vậy nhiều tập phim đã được “chắp vá” từ các đầu truyện khác nhau để nội dung được thống thất và hấp dẫn hơn.

Soi những khác biệt giữa "The Sandman" (Người Cát) của Netflix và nguyên tác truyện tranh ảnh 1

Ví dụ như tập 4 có tựa đề A Hope in Hell (Tia hy vọng ở địa ngục), kể về cuộc hành trình của Chúa tể Cõi mộng/Dream (Tom Sturridge thủ vai) đến Địa ngục để tìm lại nón sắt - một trong những công cụ chứa đựng quyền năng của mình. Để tăng thêm sự kịch tính, tập này kết hợp cốt truyện của Passengers - một diễn biến theo sau A Hope in Hell khi John Dee (David Thewlis thủ vai) trốn thoát khỏi trại tâm thần để tìm viên ruby - một công cụ khác cũng bị thất lạc ​​của Dream.

Soi những khác biệt giữa "The Sandman" (Người Cát) của Netflix và nguyên tác truyện tranh ảnh 2
Màn "choảng nhau" căng thẳng của Lucifer Morningstar và Morpheus tại địa ngục.

Ở tập 6 The Sound of Her Wings (Âm thanh của cánh), là một sự kết nối khá rời rạc khi nửa đầu tập phim được chuyển thể từ bộ truyện tranh cùng tên với nội dung ​​Dream và chị gái mình là Thần chết (Kirby Howell-Baptiste thủ vai) đi lại và trò chuyện về nhân loại. Nửa sau của tập phim lại kể về cuộc gặp gỡ kéo dài hàng thế kỷ của Dream với người bất tử Hob Gadling (Ferdinand Kingsley thủ vai), chuyển thể từ Men of Good Fortune.

Soi những khác biệt giữa "The Sandman" (Người Cát) của Netflix và nguyên tác truyện tranh ảnh 3

Thay đổi một số tình tiết so với nguyên tác

Ngoài việc sắp xếp lại thứ tự các sự kiện diễn ra, một số tình tiết trong phim cũng bị thay đổi so với nguyên tác. Ví dụ, trong truyện tranh nhân vật Hal Carter (John Cameron thủ vai) chưa từng biểu diễn trên sân khấu nhưng trên phim thì lại khá “năng suất”. Tác giả Neil Gaiman đã giải thích rằng truyện tranh không phải là phương tiện tốt nhất để biểu diễn âm nhạc.

Soi những khác biệt giữa "The Sandman" (Người Cát) của Netflix và nguyên tác truyện tranh ảnh 4

Một chi tiết khác là về cuộc trò chuyện cuối cùng giữa Ethel Cripps (Joely Richardson thủ vai) và con trai John trong tập thứ 3. Trong nguyên tác, Ethel chết bên ngoài diễn biến chính và để lại cho John tấm bùa hộ mệnh của cô. Trong khi phim lại thêm vào tình tiết Ethel chết ngay sau khi đưa cho John chiếc bùa hộ mệnh của mình và mất đi sự bảo vệ của tấm bùa.

Soi những khác biệt giữa "The Sandman" (Người Cát) của Netflix và nguyên tác truyện tranh ảnh 5

Ngoài ra, một số nhân vật vẫn chưa được hóa trang đủ để thể hiện được bản chất như trong nguyên tác, trong đó phải kể đến Despair (Tuyệt Vọng) và phản diện Corinthian.

Soi những khác biệt giữa "The Sandman" (Người Cát) của Netflix và nguyên tác truyện tranh ảnh 6
Tạo hình của Despair và Corinthian được cho là chưa đáng sợ bằng nguyên tác.

Không bị ràng buộc bởi vũ trụ chính của DC

Mặc dù là chuyển thể từ truyện tranh DC và được sản xuất bởi Warner Bros., song The Sandman là một bộ phim hầu như độc lập và không có quá nhiều liên kết với vũ trụ DC.

Soi những khác biệt giữa "The Sandman" (Người Cát) của Netflix và nguyên tác truyện tranh ảnh 7

Tuy nhiên, một số tình tiết là đặc trưng của các đầu truyện khác mà người hâm mộ có thể tinh ý nhận ra như việc John Dee bị nhốt ở nhà tù Arkham - nơi giam giữ hầu hết kẻ thù của Batman (thường là những kẻ có vấn đề về tâm thần). Ở một số vũ trụ khác, John Dee còn được biết đến với cái tên Doctor Destiny, người có ngoại hình quái dị và rất nhiều trò tai quái, đáng sợ.

Soi những khác biệt giữa "The Sandman" (Người Cát) của Netflix và nguyên tác truyện tranh ảnh 8

Hai nhân vật truyện tranh DC khác cũng xuất hiện trong The Sandman là Lyta (Razane Jammal thủ vai) và Hector Hall (Lloyd Everitt thủ vai). Ở các đầu truyện khác, họ có danh tính siêu anh hùng của riêng mình. Nhưng trong tác phẩm mới của Netflix, hai nhân vật này được khai thác theo một vai trò khác ở tập 9 The Doll's House (Ngôi nhà búp bê).

Soi những khác biệt giữa "The Sandman" (Người Cát) của Netflix và nguyên tác truyện tranh ảnh 12
Theo MashableSE Asia
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm