Tiền Phong số 13_10

ẤN PHẨM ĐẶC BIỆT CHÀO MỪNG NGÀY DOANH NHÂN VIỆT NAM 13/10 2024 VƯƠN MÌNH www.tienphong.vn

Hành trình trở thành trung tâm AI, bán dẫn của khu vực ẤN PHẨM ĐẶC BIỆT CHÀO MỪNG NGÀY DOANH NHÂN VIỆT NAM 13/10 2024 VƯƠN MÌNH www.tienphong.vn Về xứ trầm, “vua” của mùi hương 10 mô hình kinh doanh kỳ lạ Việt Nam sẽ tiến bao xa trong kỷ nguyên AI? 7 BAÁO KỶ NGUYÊN VƯƠN MÌNH 05: Doanh nhân Việt cần tiên phong đột phá 8: Bứt phá tỷ USD xuất khẩu rau quả 10: Cách mạng AI cho hàng vạn khách sạn 12-13: Thương nhân Phạm Phú Thứ và hơn thế nữa 13: “Vua” cá chình miền nắng gió 15: Nữ doanh nhân với hãng hàng không phục vụ các tỷ phú 18-19: Đoạn trường xây dựng Đề án Đường sắt tốc độ cao 20: Khởi nghiệp sáng tạo – trao quyền cho người trẻ 23: Người giữ thương hiệu nem Thủ Đức 24: Những doanh nhân nông dân 26: Nữ doanh nhân tỏa sáng trên sàn đấu dancesport quốc tế 28-29: Sự thật thú vị về các đế chế kinh doanh lớn nhất thế giới 31: Nhà văn của những tiểu thuyết về thương trường 36-37: “Hơi ấm” từ phương Nam 38: Hậu trường cứu trợ cùng Hoa hậu và Á hậu 40: Thơm thảo những tấm lòng doanh nhân 42: Nghệ nhân ưu tú từng hai lần… phá sản 45: Những ông chủ thích nghiệp “vác tù và…” 46: Đổi đời nhờ nuôi tằm Trong chuyến làm việc tại New York và tham gia Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, ngày 23/9, tại Đại học Columbia, ngôi trường với bề dày 270 năm, từng đào tạo 4 Tổng thống Mỹ và nhiều nhà khoa học, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước có bài phát biểu chính sách đề cập tới con đường hướng tới "kỷ nguyên vươn mình của dân tộc" và tầm nhìn để xây dựng một tương lai tốt đẹp cho toàn nhân loại. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh: "Việt Nam đang đứng trước khởi điểm lịch sử mới, kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam. Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của công cuộc Đổi mới là tiền đề để dân tộc Việt Nam tin tưởng vào tương lai phía trước”. Đi qua những thăng trầm của lịch sử, dân tộc Việt Nam luôn thể hiện một bản lĩnh vững vàng, ý chí quật cường, với tài năng trí tuệ của mình để khẳng định với nhân loại về một Việt Nam “tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc” như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm từng nhấn mạnh. Góp sức vào sự phát triển và những thành tựu to lớn của đất nước, đội ngũ doanh nhân Việt với những nỗ lực không biết mệt mỏi, vượt qua giới hạn để hiện thực hóa khát vọng “xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như sinh thời Bác Hồ vô cùng kính yêu từng mong muốn. Qua gần 40 năm thực hiện chính sách đổi mới, với sự chỉ đạo, lãnh đạo trí tuệ, linh hoạt, đúng đắn của Đảng và Nhà nước, khu vực kinh tế tư nhân đã có bước phát triển mạnh mẽ, thực sự trở thành “một động lực quan trọng của nền kinh tế”. Các doanh nhân Việt Nam ngày càng trưởng thành, lớn mạnh và từng bước khẳng định thương hiệu doanh nghiệp trong nước, khu vực và quốc tế. Những doanh nhân Việt dám đương đầu với thử thách, đi qua giông bão, với trách nhiệm xã hội cao cùng đạo đức, văn hóa kinh doanh đã tạo nên một thế hệ doanh nhân mới, vươn tầm cùng thời đại. Trong cuộc gặp giữa Thường trực Chính phủ với các doanh nghiệp tư nhân lớn ngày 21/9/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: “Doanh nghiệp phát triển là đất nước phát triển”; “tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp cũng chính là tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế”. Với tinh thần đó, Thủ tướng mong muốn các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp đã có thành công, tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường, truyền thống lịch sử, di sản văn hóa – một điểm tựa của đất nước, để “cùng làm, cùng thắng, cùng hưởng, cùng phát triển”. Một đội ngũ doanh nhân đang lớn mạnh từng ngày. Một kỷ nguyên mới đang mở ra với nhiều cơ hội nhưng không ít thách thức. Một khát vọng thịnh vượng đang từng bước hiện thực hóa. Một tương lai xán lạn bừng sáng phía trước. Cùng dân tộc, đội ngũ doanh nhân Việt vững vàng, tự tin đi tới… TP Thiết kế bìa: Lê Huy GIÁ: 80.000 ĐỒNG n Töíng Biïn têåp: PHUÂNG CÖNG SÛÚÃNG n Phoá Töíng Biïn têåp: VŨ TIẾN, LÏ MINH TOAÃN n Töí chûác, biïn têåp: LÏ MINH TOAÃN - BAN KINH TÏË n Thiïët kïë : TRUNG DUÄNG, TRUNG HIÏËU, LÏ HUY n Toâa soaån: 15 HÖÌ XUÊN HÛÚNG - HAÂ NÖÅI. Tel: (024) 39434031 n Phaát haânh: Haâ Nöåi: 0908988666 (Nguyễn Hằng) Fax: (024) 39430693; TP Höì Chñ Minh: (028) 3469860; Fax: (028) 38480015 n Chïë baãn taåi BAN MYÄ THUÊÅT - XUÊËT BAÃN BAÁO TIÏÌN PHONG n In taåi CTY IN QUÊN ÀÖÅI I, HAÂ NÖÅI 6 27 33 TRONG SỐ NÀY “Doanh nghiệp phát triển là đất nước phát triển”; “tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp cũng chính là tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế”. Thủ tướng PHẠM MINH CHÍNH

4 13.10.2024 DOANH NHÂN VIỆT NAM KỶ NGUYÊN VƯƠN MÌNH KIẾN TẠO, ĐỒNG HÀNH VÀ CHIA SẺ Qua gần 40 năm thực hiện chính sách đổi mới, với các chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, khu vực kinh tế tư nhân đã có bước phát triển mạnh mẽ, thực sự trở thành “một động lực quan trọng của nền kinh tế”. Các doanh nhân Việt Nam ngày càng cùng đồng hành với dân tộc, có đạo đức, văn hóa kinh doanh. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện cả nước có hơn 930 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó 98% là doanh nghiệp vừa và nhỏ, khoảng 14,4 nghìn hợp tác xã và hơn 5 triệu hộ kinh doanh. Khu vực kinh tế tư nhân hiện đóng góp khoảng 46% GDP, tạo ra khoảng 30% nguồn thu ngân sách nhà nước, thu hút 85% lực lượng lao động. Trong đó đã xuất hiện một lực lượng doanh nghiệp tư nhân lớn, tích lũy đủ năng lực về quy mô vốn, trình độ công nghệ và quản trị doanh nghiệp, có thương hiệu tại thị trường khu vực và thế giới, trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Tuy vậy, quá trình phát triển của đội ngũ doanh nhân nước ta còn khá non trẻ so với các nước trong khu vực và trên thế giới, chưa tích lũy được nhiều về vốn, tri thức, công nghệ và kinh nghiệm, truyền thống kinh doanh. Quy mô doanh nghiệp trong nền kinh tế phần lớn là nhỏ và vừa, chưa có công nghệ gốc, chưa đủ tiềm lực để số hóa và xanh hóa hoạt động kinh doanh. Vậy nên làm thế nào để khu vực kinh tế tư nhân vươn lên nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu là những điều được Đảng, Nhà nước, Chính phủ và các bộ, ngành quan tâm. Sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 41 về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới, Chính phủ đã có chương trình hành động thể hiện vai trò kiến tạo, đồng hành, chia sẻ cùng doanh nhân, lấy doanh nhân, doanh nghiệp làm đối tượng phục vụ, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nhân đầu tư, kinh doanh. Tại “Hội nghị Diên Hồng” giữa Thường trực Chính phủ đối với các doanh nghiệp tư nhân lớn mới đây (ngày 21/9/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: “Doanh nghiệp phát triển là đất nước phát triển”; “tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp cũng chính là tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế”. Với tinh thần đó, Thủ tướng mong muốn các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp đã có thành công, tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường, truyền thống lịch sử, di sản văn hóa – một điểm tựa của đất nước, để “cùng làm, cùng thắng, cùng hưởng, cùng phát triển”, đóng góp cho đất nước. VƯƠN LÊN NẤC THANG CAO HƠN TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU Đại hội XIV được xác định là khởi điểm lịch sử mới, kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam. Đây cũng là thời điểm tổng kết 40 năm công cuộc đổi mới. Dẫn lời cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Dân tộc ta đã đạt được những thành tựu vô cùng quan trọng, chưa bao giờ có được tiềm lực, cơ đồ, vị thế và uy tín như ngày nay”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, các doanh nghiệp lớn có vai trò quan trọng, đóng góp lớn cho sự phát triển của nền kinh tế ở cả góc độ tăng trưởng, việc làm, ngân sách, xuất khẩu, thuế hay tạo ra giá trị gia tăng. “Sự phát triển thần kỳ của Hàn Quốc gắn liền với các thương hiệu lớn của quốc gia như Samsung, Huyndai hay SK. Khi nhắc đến thương hiệu Honda, Toyota, chúng ta nghĩ ngay đến đất nước Nhật Bản”, ông Dũng nêu ví dụ. Bên cạnh hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu đem lại doanh thu lợi nhuận, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, các doanh nghiệp lớn cần tham gia cùng với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước lớn đầu tư vào các lĩnh vực mới của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch theo xu hướng phát triển xanh, tuần hoàn, bền vững như: xe điện, công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo AI, nông nghiệp chất lượng cao và phát thải thấp…. Các doanh nghiệp cũng cần tham gia vào các dự án lớn của đất nước như: đường sắt cao tốc Bắc-Nam, đường sắt đô thị, đường cao tốc Viên Chăn - Hà Nội, đường sắt Viên Chăn - Vũng Áng, năng lượng tái tạo, điện gió ngoài khơi… Cam kết luôn đồng hành, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp trong bất cứ hoàn cảnh nào; không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, tại Hội nghị giữa Thường trực Chính phủ đối với các doanh nghiệp tư nhân lớn, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Chính phủ luôn lắng nghe, chia sẻ với các khó khăn, vướng mắc và chung tay cùng tháo gỡ để cùng nhau vượt qua khó khăn, thách thức, đặc biệt là trong việc xây dựng và hoàn thiện thể chế để doanh nghiệp hoạt động thuận lợi theo pháp luật, yên tâm sản xuất, kinh doanh, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước. Người đứng đầu Chính phủ cũng đề nghị các doanh nghiệp phát huy “6 tiên phong”. Trước hết tiên phong thúc đẩy, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, tập trung vào các động lực tăng trưởng truyền thống và các động lực tăng trưởng mới, ứng phó biến đổi khí hậu; Tiên phong tham gia các chuỗi giá trị, chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng toàn cầu, góp phần xây dựng thương hiệu doanh nghiệp và quốc gia; Tiên phong tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân, bảo đảm an sinh xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau. Ngoài ra, Thủ tướng cũng đề nghị doanh nghiệp tiên phong phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng số, hạ tầng giao thông, hạ tầng văn hóa, ứng phó biến đổi khí hậu, chuyển đổi xanh; Tiên phong góp phần đào tạo nhân lực chất lượng cao, cải cách thủ tục hành chính và nâng cao năng lực quản trị thông minh, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Cuối cùng, Thủ tướng lưu ý, doanh nghiệp cần tiên phong trong đoàn kết, thống nhất, hỗ trợ lẫn nhau, cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng, cùng phát triển doanh nghiệp và phát triển đất nước. n Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam mở ra nhiều cơ hội để các doanh nghiệp trong nước tham gia phát triển ngành công nghiệp đường sắt Thủ tướng Phạm Minh Chính và các doanh nghiệp tư nhân tại “Hội nghị Diên hồng” ngày 21/9 Các doanh nghiệp tư nhân có tầm nhìn và sứ mệnh, cùng đất nước, cùng dân tộc tiếp tục đi lên, phát triển nhanh và bền vững. Chính phủ cam kết luôn đồng hành, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp trong bất cứ hoàn cảnh nào; không hình sự hóa các quan hệ kinh tế. Từ nay đến năm 2030 phấn đấu lCÓ ÍT NHẤT 2 TRIỆU DOANH NGHIỆP, TRONG ĐÓ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHIỀU DOANH NHÂN LÃNH ĐẠO CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ MẠNH, CÓ TIỀM LỰC, CÓ SỨC CẠNH TRANH TRÊN THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ, PHÁT HUY VAI TRÒ MỞ ĐƯỜNG DẪN DẮT CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC QUAN TRỌNG CỦA NỀN KINH TẾ. lCÓ ÍT NHẤT 70 DOANH NGHIỆP CÓ VỐN HÓA THỊ TRƯỜNG ĐẠT TRÊN 1 TỶ USD. lCÓ ÍT NHẤT 10 DOANH NHÂN LỌT VÀO DANH SÁCH TỶ PHÚ ĐÔ LA MỸ. (THEO NGHỊ QUYẾT 66 BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 41) VĂN KIÊN VƯƠN MÌNH “Tháo gỡ cho doanh nghiệp là góp phần tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế đất nước, doanh nghiệp phát triển là đất nước phát triển, tinh thần là vướng ở đâu thì ở đó phải tháo gỡ, mắc ở đâu thì ở đó phải tháo gỡ, không đùn đẩy, không né tránh, không gây phiền hà, sách nhiễu”. Thủ tướng PHẠM MINH CHÍNH phát biểu tại Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp lớn về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước, ngày 21/9 CÙNG DÂN TỘC

5 13.10.2024 DOANH NHÂN VIỆT NAM KỶ NGUYÊN VƯƠN MÌNH PHẢI TỰ ĐỨNG TRÊN ĐÔI CHÂN CỦA MÌNH Thưa ông, trong những phát biểu chỉ đạo, lãnh đạo mới đây, lãnh đạo Đảng, Nhà nước nhấn mạnh định hướng phát triển kinh tế - xã hội đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Ông nghĩ chúng ta cần làm gì để thực hiện điều đó, đặc biệt là với các doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân? Nói đến chuyện “vươn mình” thì việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ là một yêu cầu bắt buộc. Trong thời đại hiện nay, chúng ta có vươn mình, thể hiện mình ra với thế giới được hay không thì chỉ có cách là phát triển kinh tế mạnh mẽ. Chúng ta cần tập trung phát triển hàng hóa, thương hiệu của mình, để từ đó thể hiện mình với thế giới như các quốc gia Nhật Bản, Đức... đã từng làm. Như vậy, rõ ràng, trọng trách này đặt lên vai các doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân của cả nước. Vừa qua, tại cuộc gặp gỡ các doanh nghiệp lớn, các ngân hàng thương mại, Thủ tướng Chính phủ cũng mong muốn các doanh nghiệp có những đề xuất, đóng góp để nền kinh tế Việt Nam cất cánh. Các doanh nghiệp phải đi đầu, tạo ra những sản phẩm hàng hóa chất lượng, có thương hiệu để cạnh tranh với các sản phẩm tinh túy của thế giới. Đây là một trong những điều chúng ta đang mong muốn. Rõ ràng, các doanh nghiệp lớn phải là những cánh chim đầu đàn tạo ra liên kết, chuỗi sản xuất, tận dụng được năng lực sẵn có, cải tiến mạnh mẽ để khẳng định mình với thế giới. Chúng ta đã trải qua gần 40 năm đổi mới. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm định hướng, hiện nay, chúng ta phải tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc; phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực để phát triển đất nước. Rõ ràng, thế và lực của Việt Nam đã khác nhiều so với trước đây, thưa ông? Có một thực tế không ai có thể phủ nhận được, kinh tế xã hội Việt Nam từ khi đổi mới (năm 1986) đến nay đã có bước phát triển rất mạnh mẽ. Mức phát triển đó không chỉ thể hiện ở con số tăng trưởng GDP, mà nó còn thể hiện ở thu nhập bình quân đầu người tăng gấp nhiều lần so với thời điểm đó. Năm 1986, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam rất thấp, hiện đã tăng rất nhiều, lên tới hơn 4.000USD. Rõ ràng, chúng ta tăng trưởng rất tốt. Một kết quả khác, chúng ta xóa đói giảm nghèo rất hiệu quả. Thời điểm trước đổi mới, tỷ lệ hộ nghèo còn nhiều, dù mức chuẩn nghèo thấp. Hiện nay, chuẩn nghèo theo tiêu chí mới đã cao hơn nhiều, nhưng số lượng hộ nghèo giảm nhanh. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, chúng ta là điểm sáng, dẫn đầu trong công cuộc xóa đói giảm nghèo trên thế giới. Khoảng cách giàu nghèo trong xã hội cũng được thu hẹp, đó là thành tựu rất lớn, thể hiện sự công bằng xã hội. Những thành tựu đó chứng tỏ sự phát triển toàn diện của nền kinh tế. Cùng với nội lực, chúng ta đã thu hút được rất lớn nguồn lực từ vốn đầu tư nước ngoài. Nhưng hiện nay, đã đến lúc chúng ta dần dần phải “tự đứng trên đôi chân của mình”. Đó là việc đương nhiên. Quốc gia nào cũng vậy, chỉ có thể thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong một thời gian nhất định. Khi lợi ích bão hòa, nếu không phát triển tự thân, mà “vẫn đi làm thuê” thì không được. Nói điều này để thấy rằng, cộng đồng doanh nghiệp, đội ngũ doanh nhân phải phát huy vai trò của mình, tiên phong trong việc tạo ra các giá trị hàng hóa mới, đi vào những lĩnh vực mới. Các doanh nghiệp, doanh nhân cần có sự liên kết, phối hợp để tạo ra các mạng lưới sản xuất, chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị mới mang tính thuần Việt để tự tin, “tự chủ đứng trên đôi chân của mình”, sánh bước với cộng đồng quốc tế. Nếu không làm được điều đó, chúng ta không thoát khỏi kiếp làm thuê. ĐỘT PHÁ TỪ CHUYỂN ĐỔI SỐ Trong bối cảnh chuyển đổi số, cách mạng công nghệ đang phát triển như hiện nay, rõ ràng có nhiều thuận lợi để cộng đồng doanh nghiệp, đội ngũ doanh nhân tận dụng cơ hội phát triển, thưa ông? Cách mạng công nghệ, chuyển đổi số không những là nguồn lực cho phát triển mà nó còn tạo ra bước đột phá để chúng ta có thể chuyển sản xuất tăng trưởng theo chiều rộng sang chiều sâu bằng việc tăng năng suất lao động, sản xuất các mặt hàng tinh xảo và có giá trị cao để xuất khẩu ra thế giới. Đó chính là cơ hội của chúng ta cần phải tận dụng. Vì thế, phải nắm bắt xu thế phát triển công nghiệp bán dẫn, sản xuất chip, từ đó có những bước tiến nhanh chóng với công nghệ cao, hướng tới năng suất lao động cao để vượt qua bẫy thu nhập trung bình. Chúng ta cũng cần thích ứng với các ngành sản xuất công nghệ số, kỹ thuật cao, hướng tới nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ. Cộng đồng doanh nghiệp, đội ngũ doanh nhân phải hướng đến điều này, phải có sự liên kết chặt chẽ. Dù Việt Nam hiện có nhiều doanh nghiệp quy mô lớn cả nghìn tỷ, chục nghìn tỷ, nhưng so với thế giới vẫn còn khiêm tốn, còn chưa đáp ứng được kỳ vọng. Cho nên, doanh nghiệp Việt cần liên kết, phối hợp với nhau để tận dụng cơ hội đang rất lớn hiện nay. Nhưng hiện nay, theo đánh giá, vẫn còn một số rào cản nhất định để doanh nghiệp “vươn mình”, trong đó nhiều ý kiến cho rằng, cần tiếp tục cải cách hành chính, thưa ông? Cải cách thể chế, đơn giản hóa thủ tục hành chính chúng ta đã và đang làm. Hiện nay, trong bối cảnh chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính đi liền với số hóa. Điều này thuộc về trách nhiệm của nhà nước. Nhà nước phải tạo điều kiện thuận lợi, áp dụng số hóa, cải cách thủ tục hành chính, xây dựng các kho dữ liệu lớn phục vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân. Rõ ràng nếu thực hiện số hóa, đơn giản hóa thủ tục hành chính sẽ giúp giảm các chi phí, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động, liên doanh, liên kết với đối tác trong và ngoài nước, giúp doanh nghiệp hoạt động công khai, minh bạch, hiệu quả hơn. Đảng, Nhà nước đang đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Chúng ta thấy rằng, việc số hóa sẽ giúp cho các hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp minh bạch hơn. Trân trọng cảm ơn ông! Việt Nam đang đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, tạo bứt phá phát triển kinh tế - xã hội. Trong ảnh, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu trải nghiệm các ứng dụng phòng họp thông minh của TP Hà Nội thời điểm tháng 6/2024 ẢNH:VGP Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh nhấn mạnh, trong thời đại hiện nay, Việt Nam muốn vươn mình, thể hiện mình với thế giới, chỉ có cách là phát triển kinh tế mạnh mẽ. Điều này đòi hỏi sự tiên phong của các doanh nghiệp, doanh nhân, tập trung phát triển thương hiệu hàng hóa Việt chất lượng cao, “thể hiện” với thế giới như nhiều quốc gia đã từng làm. TRƯỜNG PHONG (thực hiện) "Các doanh nghiệp, doanh nhân cần có sự liên kết, phối hợp để tạo ra các mạng lưới sản xuất, chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị mới mang tính thuần Việt để tự tin, “tự chủ đứng trên đôi chân của mình”, sánh bước với cộng đồng quốc tế". Chuyên gia kinh tế ĐINH TRỌNG THỊNH DOANH NHÂN VIỆT CẦN TIÊN PHONG ĐỘT PHÁ

6 13.10.2024 DOANH NHÂN VIỆT NAM Dù bài nói của ông đầy những thuật ngữ tin học phức tạp khiến tôi phải… tra Google liên tục, nhưng có một điều chắc chắn: sự nhiệt huyết và kiến thức uyên thâm của Jeff Dean đang mở ra trước mắt chúng ta một chân trời AI (trí tuệ nhân tạo) đầy hứa hẹn. TIỀM NĂNG AI - BỨC TRANH ĐANG DẦN RÕ NÉT Ở tuổi 56 tuổi, mái đầu đã bạc, dáng vẻ, cử chỉ của Jeff Dean vẫn nhanh nhẹn, hào hứng mỗi khi nói về công nghệ. Với vóc dáng cao dỏng cùng chiếc áo sơ mi đơn giản, ông khiến tôi liên tưởng đến nhân vật Richard Hendricks trong loạt phim Silicon Valley một thời đình đám kể về cuộc sống của những gã lập trình viên lập dị tại thung lũng công nghệ. Cái tên Google Dịch đã không còn xa lạ với tất cả mọi người, đặc biệt là những ai từng gặp khó khăn trong sử dụng tiếng Anh. Trước đây, công cụ này chỉ được coi là một giải pháp tạm thời, giúp người dùng hiểu được ý chính của một đoạn văn bản nhưng chất lượng dịch đôi khi khiến người ta phải bật cười. Tuy nhiên, nhờ sự phát triển của AI và các thuật toán mà chính Jeff Dean cùng đội ngũ Google Brain tiên phong phát triển, Google Dịch đã trở thành trợ thủ đáng tin cậy, trực tiếp hỗ trợ không chỉ cho học tập, làm việc mà còn cho giao tiếp, du lịch. Nhìn vào sự chuyển mình của Google Dịch, ta có thể thấy AI đã trực tiếp tác động vào cách con người làm việc và giao tiếp. Trong cuộc trò chuyện thân mật với báo chí tại Đại học Fulbright Việt Nam, Jeff Dean không ngần ngại mô tả tầm quan trọng của AI trong tương lai, đặc biệt là khả năng của nó trong việc thay đổi nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ giáo dục, dự báo thời tiết đến điều khiển giao thông và quản lý dữ liệu,… AI đã bắt đầu len lỏi vào mọi ngóc ngách của cuộc sống. “Những ứng dụng thực tế của AI không còn là điều gì xa vời mà đang dần trở thành hiện thực. Tại các nước phát triển, AI đang được sử dụng để tối ưu hóa quy trình sản xuất, tự động hóa và phân tích dữ liệu trong nhiều ngành công nghiệp. Trong lĩnh vực giáo dục, AI đã tạo ra một cuộc cách mạng trong cách học và giảng dạy, giúp học sinh, sinh viên tiếp cận thông tin và kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Không chỉ vậy, AI còn giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, tối ưu hóa chiến lược kinh doanh và dự đoán xu hướng thị trường”, Jeff Dean chia sẻ. Mặc dù tiềm năng của AI là rất lớn, nhưng Jeff Dean cũng cảnh báo rằng quá trình áp dụng AI đòi hỏi thời gian, sự thử nghiệm và khả năng thích nghi. AI không chỉ đơn thuần là một công cụ kỹ thuật, nó có thể thay đổi cách chúng ta xử lý các vấn đề và định hình lại thị trường lao động. “Thị trường lao động sẽ có nhiều sự biến động và doanh nghiệp cần có chiến lược cạnh tranh mới khi AI trở nên phổ biến hơn”, Jeff Dean cho hay. Một trong những thách thức lớn nhất mà Việt Nam và các quốc gia khác phải đối mặt chính là việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Làm sao để người trẻ nắm bắt được những kiến thức cơ bản và liên tục cập nhật những xu hướng mới trong AI? Jeff Dean khuyên rằng, thay vì lo ngại về chi phí hoặc độ phức tạp của AI, người trẻ nên bắt đầu từ những kiến thức kỹ thuật cơ bản và thường xuyên tham gia các khóa học, nghiên cứu để tìm ra con đường phát triển riêng cho mình. Bởi lẽ, mọi mô hình (model) dù có lớn và phức tạp đến đâu cũng đều khởi nguồn từ một ý tưởng đơn giản. VIỆT NAM SẼ TIẾN XA ĐẾN ĐÂU TRONG KỶ NGUYÊN AI? Hiện tại, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và đang tích cực ứng dụng AI vào quy trình kinh doanh và sản xuất. Các tập đoàn lớn như FPT, Viettel và VinGroup đều đã thành lập các trung tâm nghiên cứu về AI nhằm phát triển nền tảng công nghệ và đưa AI vào ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang thu hút đầu tư từ các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như NVIDIA. Tháng 4/2024, NVIDIA đã ký kết hợp tác với các đối tác tại Việt Nam để thành lập trung tâm nghiên cứu AI mang tên AI Factory. Theo CEO Jensen Huang của NVIDIA, nếu chỉ 1% lực lượng lao động chuyển đổi sang lĩnh vực AI, Việt Nam có thể nhanh chóng vươn lên hàng ngũ các quốc gia dẫn đầu về AI trên toàn cầu. Cũng tại sự kiện Building AI Future for Vietnam, Google đã công bố khoản tài trợ trị giá 1,5 triệu USD dành cho Đại học Fulbright Việt Nam. Đây là một sáng kiến nhằm thúc đẩy nghiên cứu và phát triển AI tại Việt Nam, khẳng định tầm nhìn của Google về việc hỗ trợ giáo dục và công nghệ tại các quốc gia đang phát triển. Nhưng điều làm tôi ấn tượng không chỉ là con số đầu tư, mà chính là tầm nhìn của Jeff Dean về việc đào tạo và phát triển thế hệ tài năng trẻ. Theo ông, các trường đại học không chỉ là nơi cung cấp kiến thức, mà cần phải là môi trường để sinh viên thử nghiệm và khám phá những chân trời mới trong lĩnh vực AI. Jeff Dean nhấn mạnh rằng, với tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ và sự quan tâm ngày càng nhiều từ người trẻ, Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để trở thành một trong những quốc gia tiên phong trong kỷ nguyên AI. “Chỉ mới đặt chân đến Việt Nam trong thời gian ngắn, tôi vô cùng bất ngờ khi được gặp rất nhiều người tài năng trong lĩnh vực công nghệ. Đa số còn rất trẻ, là những sinh viên và nhà nghiên cứu thực sự đam mê AI. Đây sẽ là nền tảng vững chắc để Việt Nam tiến xa hơn trong lĩnh vực này,” Jeff Dean nhận xét. n Rất đông sinh viên đã đến để học hỏi và giao lưu với Jeff Dean ẢNH: FULLBRIGHT “Tôi nghĩ rằng, với sự phát triển của AI, con người sẽ có một cuộc sống tiện nghi hơn, an toàn hơn, khi các hệ thống giao thông thông minh hơn, và các sản phẩm công nghệ tiên tiến hơn”. JEFF DEAN THEO JEFF DEAN, VIỆT NAM ĐANG ĐỨNG TRƯỚC CƠ HỘI TIẾN XA TRONG KỶ NGUYÊN AI. VỚI SỰ ĐẦU TƯ MẠNH MẼ TỪ CÁC TẬP ĐOÀN CÔNG NGHỆ HÀNG ĐẦU NHƯ GOOGLE, CÙNG VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGUỒN NHÂN LỰC TRẺ ĐẦY TIỀM NĂNG, TƯƠNG LAI CỦA VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC AI ĐẦY HỨA HẸN. THỰC TẾ ĐẶT RA KHÔNG PHẢI LÀ LIỆU VIỆT NAM CÓ THỂ THEO KỊP VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA AI HAY KHÔNG MÀ LÀ CHÚNG TA SẼ ĐI ĐƯỢC BAO XA TRONG CUỘC HÀNH TRÌNH NÀY. Mới đây, tại trường Đại học Fulbright Việt Nam đã diễn ra sự kiện Building AI Future for Vietnam (Xây dựng tương lai AI tại Việt Nam). Ngồi trong khán phòng, tôi không khỏi ngỡ ngàng khi được chứng kiến Jeff Dean “bằng xương bằng thịt” - nhà khoa học trưởng kiêm đồng sáng lập Google Brain, bộ não của "gã khổng lồ" Google và là người đang thực hiện dự án AI đầy tham vọng mang tên Gemini. Việt Nam sẽ tiến bao xa Chân dung Jeff Dean nhà khoa học trưởng kiêm đồng sáng lập Google Brain – “bộ não” của Google ẢNH: KHƯƠNG NHA PHÚ QUANG TRONG KỶ NGUYÊN AI? KỶ NGUYÊN VƯƠN MÌNH

7 13.10.2024 DOANH NHÂN VIỆT NAM Cách đây 25 năm, Nhà sáng lập, Chủ tịch HĐQT FPT, doanh nhân Trương Gia Bình có một giấc mơ ghi tên Việt Nam trên bản đồ công nghệ thế giới. Ông cùng cộng sự đã bắt đầu bằng con số 0. Không thương hiệu, không vốn liếng, thậm chí là không có chút kiến thức nào về xuất khẩu phần mềm. Và đặc biệt hơn nữa là lúc đó phần lớn các đối tác mà họ gặp không biết đến Việt Nam. Nhưng sau rất nhiều nỗ lực, họ đã hiện thực hóa được giấc mơ khẳng định trí tuệ Việt Nam trên bản đồ công nghệ số thế giới. Thành tựu ấy đã được ghi nhận. Tại cuộc gặp mặt với các đại diện doanh nghiệp nhân ngày Doanh nhân Việt Nam của Thường trực Chính phủ, FPT là một trong những cái tên được nhắc đến với tư cách “doanh nghiệp dân tộc” – những tập đoàn kinh tế có quy mô lớn, giữ vai trò quan trọng, là nòng cốt, tiên phong dẫn dắt sự phát triển của các ngành, lĩnh vực và nền kinh tế, đóng góp vào sự tăng trưởng mạnh mẽ của Thương hiệu quốc gia. Giờ đây, khi “vận nước đã đến”, ông Bình cùng cộng sự lại đang nỗ lực hiện thực hóa giấc mơ lớn tiếp theo, đó là đưa Việt Nam trở thành trung tâm AI, bán dẫn của khu vực, của thế giới. Theo ông Bình thì, động lực tăng trưởng mới, “chân trời tiếp theo” và “tầm nhìn toàn cầu” của Việt Nam đó chính là chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và công nghệ AI, bán dẫn. Đây là những yếu tố then chốt để Việt Nam đuổi kịp các nước tiên tiến trên thế giới, sánh vai các cường quốc năm châu vào năm 2045 - năm kỷ niệm 100 năm thành lập nước. Để hiện thực hóa giấc mơ, vận mệnh mới này, từ kinh nghiệm 25 năm đưa trí tuệ Việt Nam ra thế giới, khẳng định vị thế Việt Nam trên bản đồ công nghệ số, Chủ tịch HĐQT FPT Trương Gia Bình hiểu rằng, trong giai đoạn này muốn Việt Nam “không bị bỏ lại phía sau” trong các xu hướng công nghệ mới, vươn lên sánh vai cùng các cường quốc, đặc biệt trong các lĩnh vực AI, bán dẫn, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh thì yếu tố tiên quyết đó là nguồn lực con người. Việt Nam cần phải có đội ngũ nhân sự công nghệ hùng hậu và tinh thông. Đó cũng là lý do mà Tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam này vừa chủ động đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực công nghệ chất lượng cao trong các lĩnh vực mới như AI, bán dẫn, vừa tìm kiếm, hiện thực hóa các cơ hội hợp tác với đối tác nước ngoài trong đào tạo nhân lực. Vì theo ông Bình, Việt Nam không thể đi đến đích nếu chỉ đi một mình, đặc biệt ở giai đoạn và thời cơ quan trọng này, Việt Nam cần sự hợp tác nhanh, mạnh và toàn diện với các quốc gia, nền kinh tế và các doanh nghiệp, đối tác hàng đầu thế giới về công nghệ, đào tạo nhân lực, đặc biệt trong các lĩnh vực AI, bán dẫn cũng như tận dụng lợi thế nguồn nhân lực để vươn lên thành một quốc gia có vị thế trong phát triển AI, công nghiệp bán dẫn. Mới đây nhất, tại sự kiện gặp gỡ giữa Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và đoàn Đại biểu lãnh đạo cấp cao của Việt Nam với các doanh nghiệp Ireland, FPT đã công bố hợp tác với ADAPT Research Center, Đại học Thành phố Dublin, Ireland - Top 50 đại học trẻ tốt nhất thế giới và Kyndryl - Công ty Fortune 500 trong phát triển nhân lực công nghệ và thúc đẩy ứng dụng AI. Chia sẻ về hợp tác này, ông Bình khẳng định “Chiến lược phát triển trí tuệ nhân tạo gắn liền với vận mệnh của FPT. Hợp tác với Đại học Thành phố Dublin mở ra chương mới trong hoạt động đào tạo kỹ sư AI của FPT. Việt Nam được chọn trở thành trung tâm bán dẫn và trí tuệ nhân tạo là tương lai của thế giới. Nếu đào tạo được 1 triệu kỹ sư AI, Việt Nam sẽ thuộc nhóm quốc gia tiên tiến”. Trước đó, FPT cũng đã bắt tay với những “thiên tài AI” của thế giới như giáo sư Yoshua Bengio - Viện trưởng Viện nghiên cứu AI hàng đầu thế giới Mila, Tiến sĩ Andrew, người sáng lập và giám đốc điều hành của Landing AI để thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực AI cũng như nghiên cứu phát triển công nghệ “thời thượng” này. Không chỉ tập trung vào nhân lực, FPT cũng đã công bố khoản đầu tư dự kiến lên tới 200 triệu USD cho việc thành lập nhà máy AI (AI Factory) với NVIDIA. Nhà máy AI này được xem là có ý nghĩa rất lớn thúc đẩy kinh tế, là cú hích giúp Việt Nam phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và AI, đón đầu xu hướng phát triển công nghệ thế giới, đưa Việt Nam trở thành cường quốc AI. Chia sẻ về hợp tác với NVIDIA, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT cho biết, “25 năm trước, FPT nuôi giấc mơ xuất khẩu phần mềm. Đến nay, Việt Nam đã có 1 triệu người làm việc trong lĩnh vực CNTT, phục vụ nhiều khách hàng trên toàn cầu. Hôm nay, chúng tôi nuôi một giấc mơ khác: Quốc gia AI - Việt Nam sẽ trở thành trung tâm AI, bán dẫn của khu vực. Và chúng ta sẽ có 3-5% dân số làm trong lĩnh vực AI”. Hiện Việt Nam đặt mục tiêu đào tạo 50.000 nhân lực bán dẫn và FPT có kế hoạch đào tạo khoảng 20% của con số mục tiêu này, tương đương khoảng 10.000 nhân lực đến năm 2030. Cơ sở của giấc mơ này được ông Bình lý giải dựa trên 3 yếu tố. Một là, Việt Nam hiện có 1% dân số làm trong lĩnh vực IT, nếu chuyển đổi sang nghiên cứu, phát triển AI, bán dẫn thì Việt Nam có thế tiến nhanh và xa hơn rất nhiều. Hai là, Việt Nam đã bước ra toàn cầu, đã có thương hiệu trên bản đồ công nghệ số thế giới. Các doanh nghiệp Việt đã cung cấp giải pháp, dịch vụ CNTT ra thế giới và là đối tác chiến lược của các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực AI, bán dẫn. Ba là, dòng chảy công nghệ AI, bán dẫn với sự dẫn dắt của những tập đoàn, những chuyên gia hàng đầu đang đổ về Việt Nam và may mắn FPT đang ở trong tâm điểm của dòng chảy này. Ông Bình cũng cho rằng, đây là cơ hội ngàn năm có một mà Việt Nam không thể bỏ qua và hy vọng sẽ có nhiều cơ hội hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài để Việt Nam trở thành điểm đến mới về AI, công nghiệp bán dẫn. n Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và nhiều lãnh đạo bộ, ngành chứng kiến lễ trao biên bản thỏa thuận hợp tác giữa ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT và Giáo sư Cathal Gurrin, Phó Trưởng khoa Khoa học máy tính, Giám đốc Trung tâm ADAPT, Đại học Thành phố Dublin, Ireland Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT FPT chia sẻ tại sự kiện FPT công bố đạt mốc doanh thu 1 tỷ USD dịch vụ CNTT từ thị trường nước ngoài, chính thức gia nhập câu lạc bộ doanh nghiệp dịch vụ CNTT tỷ USD của thế giới Cần sự hợp tác nhanh, mạnh, toàn diện và tận dụng lợi thế nguồn nhân lực để đưa Việt Nam vươn lên thành một quốc gia có vị thế trong phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghiệp bán dẫn. ÔNG TRƯƠNG GIA BÌNH CHO RẰNG, ĐÂY LÀ CƠ HỘI NGÀN NĂM CÓ MỘT MÀ VIỆT NAM KHÔNG THỂ BỎ QUA VÀ HY VỌNG SẼ CÓ NHIỀU CƠ HỘI HỢP TÁC VỚI DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI ĐỂ VIỆT NAM TRỞ THÀNH ĐIỂM ĐẾN MỚI VỀ AI, CÔNG NGHIỆP BÁN DẪN. HÀ ANH “25 năm trước, FPT nuôi giấc mơ xuất khẩu phần mềm. Đến nay, Việt Nam đã có 1 triệu người làm việc trong lĩnh vực CNTT, phục vụ nhiều khách hàng trên toàn cầu. Hôm nay, chúng tôi nuôi một giấc mơ khác: Quốc gia AI - Việt Nam sẽ trở thành trung tâm AI, bán dẫn của khu vực. Và chúng ta sẽ có 3-5% dân số làm trong lĩnh vực AI”. Ông TRƯƠNG GIA BÌNH HÀNH TRÌNH TRỞ THÀNH TRUNG TÂM KỶ NGUYÊN VƯƠN MÌNH

8 13.10.2024 DOANH NHÂN VIỆT NAM HÀNH TRÌNH TỶ USD CỦA TRÁI CÂY VIỆT Cách đây 2 năm, sầu riêng còn là một mặt hàng ít tên tuổi trong nhóm sản phẩm rau quả chủ lực của Việt Nam. Con số kim ngạch xuất khẩu cũng mới chỉ dừng ở mức mấy chục triệu USD/năm. Ít ai ngờ được, sau khi được khơi thông thị trường, đặc biệt sang Trung Quốc, xuất khẩu sầu riêng liên tục tăng theo cấp số nhân. Năm ngoái, kim ngạch xuất khẩu đạt 2,3 tỷ USD, và đến thời điểm này lên tới 2,5 tỷ USD, trở thành mặt hàng rau quả xuất khẩu số 1 của nước ta. Đặc biệt, vừa qua, Việt Nam tiếp tục ký thành công Nghị định thư đưa mặt hàng sầu riêng đông lạnh sang thị trường Trung Quốc. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Trung cho rằng, đây là thành quả đột phá của nông sản Việt Nam. Khi có Nghị định thư xuất khẩu sầu riêng đông lạnh, chúng ta sẽ có nhiều lợi thế để đẩy mạnh xuất khẩu sầu riêng. Sầu riêng bóc múi hoặc nguyên quả được cấp đông lạnh đảm bảo yêu cầu kỹ thuật là có thể xuất khẩu. Nói thì nghe dễ, nhưng để có được những con số tăng trưởng kia là cả quá trình dài đàm phán kỹ thuật mở cửa thị trường của các cơ quan chức năng. Điển hình là câu chuyện của thanh long. Trước khi sầu riêng trở thành loại trái cây có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, thanh long từng là mặt hàng nông sản tỷ USD số 1 của Việt Nam, và phải vượt qua nhiều khó khăn để tiếp cận thị trường khó tính bậc nhất thế giới: nước Mỹ. Thứ trưởng Hoàng Trung kể, hành trình đàm phán đưa thanh long sang Mỹ mất tới gần 10 năm. Thời điểm đó, do quy trình đánh giá vừa tỉ mỉ, vừa trên phạm vi rộng, trong khi Việt Nam chưa có kinh nghiệm thực hiện nên chúng ta đã đề xuất với phía Mỹ cử đoàn cán bộ sang tận nơi để vừa trực tiếp làm việc kỹ thuật vừa thực hiện đàm phán. Trong quá trình đàm phán, phía Mỹ đưa ra nhiều yêu cầu, có thể có hiệu quả về kỹ thuật nhưng lại gây bất lợi cho hàng hoá của mình. Đơn cử phía bạn đề nghị trái thanh long tươi phải được cắt phần tai lá vì đây là nơi rệp cư trú. Nhưng quả thanh long nếu cắt phần này sẽ nhanh bị hỏng, ảnh hưởng đến chất lượng quả không thể xuất khẩu được. Nếu những người đàm phán không nắm vững chuyên môn, không bám sát thực tế sẽ không đưa ra được các giải thích và căn cứ khoa học thuyết phục, khi đó sản phẩm sẽ bị áp đặt những biện pháp không phù hợp. Ngoài ra, ban đầu phía Mỹ yêu cầu phải đánh giá nguy cơ và có biện pháp xử lý phù hợp gồm hơn 60 loài sinh vật gây hại, tuy nhiên sau quá trình đàm phán căng não, cung cấp tài liệu kỹ thuật danh mục này đã giảm xuống chỉ còn 6 loài. Sau khi vượt qua bước này, Bộ Nông nghiệp Mỹ đăng tải thông tin lấy ý kiến người dân, doanh nghiệp trên trang thông tin điện tử về việc chấp thuận cho trái thanh long Việt vào thị trường này. “Thời khắc đó, mình thấy đã thành công được 80-90%. Rất hồi hộp và hàng ngày, đoàn đàm phán đều theo dõi xem người dân, doanh nghiệp Mỹ có ý kiến gì không để chuẩn bị các phương án đàm phán tiếp theo. Vào tháng 8/2008, phía Mỹ thông báo mở cửa chính thức cho thanh long Việt, mở ra một bước tiến mới cho nông sản nước ta. Đây cũng là loại trái cây đầu tiên của nước ta xuất sang Mỹ thời điểm đó”, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT chia sẻ. Sau khi được cấp “thị thực”, mới đầu những lô hàng chỉ có khoảng vài trăm cân sang Mỹ, bằng máy bay, nhưng đến nay, hàng trăm, nghìn tấn thanh long đã vượt biển chinh phục thị trường cao cấp nhất thế giới. Cú đầu trót lọt, tiếp đà cho những mặt hàng khác cũng được đàm phán dễ dàng hơn, theo hướng rút gọn. Riêng thị trường Mỹ, ngoài thanh long, hiện nay nông sản Việt còn có 7 loại được phép xuất khẩu, gồm: Xoài, nhãn, vải, chôm chôm, vú sữa, bưởi, dừa và sắp tới đây là chanh leo. “Khi đã vào được thị trường Mỹ, chúng ta không ngại bất kỳ thị trường nào. Hiện các thị trường khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, New Zealand, Úc, EU…có nhu cầu về sản phẩm gì, chúng ta đều có thể đáp ứng được”, Thứ trưởng Trung nói. SẢN XUẤT THEO NHU CẦU THỊ TRƯỜNG Thống kê của Bộ NN&PTNT cho thấy, trong 9 tháng năm nay, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt 5,7 tỷ USD (bằng cả năm ngoái). Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Trung, thành quả này nhờ những năm qua, Việt Nam đã sản xuất được theo định hướng thị trường. Trong 10 năm gần đây, ngành nông nghiệp đã hội nhập sâu rộng, tham gia nhiều sân chơi, diễn đàn quốc tế. Các doanh nghiệp của Việt Nam đã chủ động nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của từng thị trường khác nhau, nhờ đó các định hướng, kế hoạch sản xuất theo tín hiệu thị trường đã được hình thành và phát triển bài bản, hiệu quả hơn. Với quy trình sản xuất liên tục được nâng cấp, nhiều nước khó tính còn mang cả giống cây sang tận đất của nông dân Việt Nam đặt sản xuất. Như Nhật Bản mang cả giống rau và khoai lang sang tận vùng sâu, vùng xa ở Lâm Đồng đặt bà con trồng ra sản phẩm như mong muốn. Tuy nhiên, như Thứ trưởng Trung trăn trở: Mở cửa được thị trường vốn đã khó, nhưng duy trì và mở rộng thị phần càng khó hơn nhiều. Có thể lấy mặt hàng sầu riêng gần đây làm một ví dụ điển hình. Thời gian đầu, sự phát triển nóng đã đẩy ngành hàng này có thời điểm bị nước bạn “tuýt còi”. “Có những lô hàng khi đến tay đối tác, họ quay video gửi về cảnh báo sầu riêng còn xanh, sống, sượng, non trắng. Lúc đó, chúng tôi cũng rất xấu hổ”, ông Trung kể. Nếu vẫn tiếp tục để xảy ra tình trạng này, người tiêu dùng nước bạn sẽ quay lưng lại với nông sản Việt Nam, và về lâu dài, nguy cơ bị dừng xuất khẩu vẫn có thể xảy ra. Với mặt hàng sầu riêng, cuộc cạnh tranh hiện rất nóng. Các nước xung quanh như Malaysia, Campuchia, Indonesia bắt đầu trồng và đưa vào thị trường Trung Quốc, trong khi Thái Lan cũng không ngừng nâng cao chất lượng. n Đoàn công tác của Bộ NN&PTNT sang Mỹ đàm phán mở cửa thị trường cho quả chanh leo, chanh không hạt, ổi, mít ẢNH: CỤC BVTV “Bộ NN&PTNT đang xây dựng kế hoạch riêng để phát triển bền vững ngành sầu riêng. Trong đó, yêu cầu tất cả lô hàng sầu riêng xuất khẩu phải được lấy mẫu và phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật mới cho xuất khẩu. Lô hàng nào quả còn non, sượng sẽ bị dừng lại; chỉ xuất khẩu những lô hàng đạt yêu cầu về kiểm dịch và có biện pháp xử lý đối với đơn vị xuất khẩu hàng không đảm bảo tuân thủ các yêu cầu. Chúng ta cùng hướng đến mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam minh bạch - trách nhiệm - bền vững”. Thứ trưởng HOÀNG TRUNG Xuất khẩu rau quả Việt Nam trong 9 tháng năm nay đạt 5,7 tỷ USD, bằng cả năm ngoái và là mức cao nhất từ trước đến nay. Không phải ngẫu nhiên trong những năm gần đây, nông sản Việt liên tục lập kỳ tích. Đó là thành quả của một giai đoạn truân chuyên đấu trí để đàm phán mở cửa thị trường, nỗ lực tái cơ cấu sản xuất chinh phục những khách hàng khó tính nhất thế giới. BƄt ph½ tỷ USD Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Trung cho biết, mở cửa được thị trường đã khó, giữ được và chiếm lĩnh thị trường còn khó hơn ẢNH: TÙNG ĐINH ĐỨC NAM - DƯƠNG HƯNG XUẤT KHẨU RAU QUĺ Xuất khẩu rau quả trong 9 tháng đạt mức 5,7 tỷ USD, bằng cả mức kỷ lục năm ngoái ẢNH: N.TÙNG KỶ NGUYÊN VƯƠN MÌNH

9 13.10.2024 DOANH NHÂN VIỆT NAM TỪ SÁNG ĐẾN XÁM Xuất phát cùng thời điểm 7/8/2000 khi bảng điện tử tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HoSE) chính thức sáng đèn, bộ đôi cổ phiếu đầu tiên niêm yết ngày ấy là SAM (Công ty CP SAM Holdings) và REE (Công ty CP Cơ điện lạnh) đi cùng chặng đường thăng trầm của thị trường, đến nay, có 2 ngã rẽ ngược lối. REE vẫn tập trung vào mảng năng lượng tái tạo, năng lượng sạch. Còn SAM mở rộng kinh doanh đa ngành sang nhiều lĩnh vực khác như đầu tư tài chính, kinh doanh bất động sản… Tuy nhiên, việc đầu tư dàn trải chưa cho thấy hiệu quả rõ rệt. Ngày đầu niêm yết, SAM lên sàn với 12 triệu cổ phiếu, tương ứng vốn điều lệ 120 tỷ đồng, còn REE niêm yết 15 triệu cổ phiếu, tương ứng mức 150 tỷ đồng. Đến nay, vốn điều lệ của SAM đạt gần 3.800 tỷ đồng, còn REE lên 4.710 tỷ đồng. Tuy tăng vốn thần tốc, nhưng nếu so về tổng tài sản, hai doanh nghiệp có sự cách biệt lớn. Tổng tài sản tính đến cuối quý II/2024 của SAM gần 6.750 tỷ đồng, chỉ bằng khoảng 20% REE (34.746 tỷ đồng). Về kết quả kinh doanh, REE bứt phá với lợi nhuận nghìn tỷ, còn SAM chưa thoát bức tranh ảm đạm. Doanh nghiệp niêm yết tiên phong ngày ấy, bây giờ và hành trình hơn 24 năm qua mới là góc nhỏ trong bức tranh “khớp lệnh” muôn màu của thị trường. Ở gam sáng, nhờ vốn huy động từ chứng khoán, nhiều doanh nghiệp mở rộng sản xuất, kinh doanh, phát triển thành những tập đoàn kinh tế có quy mô lớn trong khu vực. “Câu lạc bộ” tỷ USD trên HoSE có 39 doanh nghiệp, vốn hoá lớn nhất là Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) - 514 nghìn tỷ đồng, tương đương 20,7 tỷ USD. Các tập đoàn tư nhân lớn như FPT, Vinhomes, Hoà Phát, Vingroup… cũng nằm trong top 10 vốn hoá. Thị trường chứng khoán không chỉ thúc đẩy kinh doanh mà còn lan tỏa tinh thần kinh doanh công bằng và minh bạch, hướng đến những tiêu chuẩn ngày càng cao cho doanh nghiệp niêm yết. Thế nhưng, cũng từ đây, gam xám của bức tranh thị trường lộ diện. Hai năm qua, liên tục các vụ thao túng chứng khoán bị phanh phui, chiêu bài làm giá cổ phiếu bại lộ, là lúc nhà đầu tư không khỏi sửng sốt, ngỡ ngàng với việc các ông chủ doanh nghiệp tự tung tự tác, “một tay che cả bầu trời”. Ông chủ vướng vòng lao lý, hệ sinh thái doanh nghiệp ngắc ngoải, cổ phiếu lao dốc thảm, sau đó thậm chí rời sàn, huỷ niêm yết. Câu chuyện đã, đang diễn ra ở những cổ phiếu vang bóng một thời như FLC, Louis, Trí Việt, Apec. Toàn bộ cổ phiếu nhóm FLC biến mất trên HoSE. Những đội nhóm từng một thời hô hào các cổ phiếu trên cũng đã “bay màu”. Tâm lý đội nhóm, phím hàng, “đánh chứng” theo tin đồn khiến không ít nhà đầu tư trả giá đắt. Chỉ riêng mã ROS (Công ty CP Xây dựng FLC Faros), hơn 25.800 nhà đầu tư được xác định là bị hại. GIẢI PHÁP ĐẶC TRỊ Sau hơn 4 năm có hiệu lực thi hành, Luật Chứng khoán đang được Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi. Sự phát triển ngày càng nhanh của thị trường, đi kèm những biến tướng, rủi ro khiến cơ quan quản lý phải bổ sung thêm quy định nhằm bảo vệ nhà đầu tư, tăng cường minh bạch. Theo đó, hành vi thao túng thị trường chứng khoán được đề xuất luật hoá. Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Khối Nghiên cứu, Công ty CP Chứng khoán Yuanta Việt Nam tin tưởng, việc bổ sung thêm quy định về hành vi thao túng sẽ góp phần giảm bớt thiệt hại trên thị trường. Thời gian qua, nhiều vụ thao túng thị trường chứng khoán bị phanh phui và xử lý, cần chế tài xử lý mạnh hơn nữa để tạo sức răn đe. Ông Minh cũng chỉ rõ, hành vi thao túng thường xuất hiện ở nhóm cổ phiếu vốn hoá nhỏ, có độ rủi ro và tính đầu cơ cao. PGS.TS Nguyễn Hữu Huân, Đại học Kinh tế TPHCM đề xuất, giải pháp đơn giản để chặn thao túng chứng khoán là bắt buộc lãnh đạo doanh nghiệp và người liên quan phải mở một tài khoản đặc biệt. Trong trường hợp muốn giao dịch, nhóm nhà đầu tư này phải có sự chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, hoặc sở giao dịch chứng khoán. Giới phân tích cũng đề xuất bổ sung quy định về tăng cường giám sát, trách nhiệm của đơn vị giám sát thị trường để theo dõi, phát hiện các giao dịch bất thường, chủ động tiếp cận điều tra, đảm bảo tính công khai, minh bạch… Việc bảo vệ nhà đầu tư và phát triển thị trường cần được hài hoà. Trong đó, dự thảo quy định tiêu chí xác định nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp nhận về nhiều ý kiến trái chiều. Cụ thể, tiêu chí về tần suất giao dịch, 10 lần/ quý trong 4 quý gần nhất được cho là chưa phù hợp. Ông Lê Xuân Huy, chuyên gia tài chính cá nhân lo ngại, nếu áp dụng quy định này, những nhà đầu tư nắm giữ trung và dài hạn, cổ đông trung thành của doanh nghiệp sẽ không còn là nhà đầu tư chuyên nghiệp. Trong khi đó, nhóm này lại là những nhà đầu tư nghiên cứu, nắm rất rõ về tình hình tài chính, cũng như hoạt động của doanh nghiệp. “Tần suất giao dịch 10 lần/ quý có nghĩa là hơn 3 lần/ tháng. Trong 1 tháng, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp không có quá nhiều sự thay đổi. Như vậy, quyết định mua bán phụ thuộc vào yếu tố thị trường nhiều hơn. Đây là hoạt động đầu cơ chuyên nghiệp chứ không phải là đầu tư chuyên nghiệp”, ông Huy chỉ rõ. Về phía cơ quan quản lý, bà Vũ Thị Chân Phương, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, đơn vị sẽ tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, hệ thống chính sách cho phát triển thị trường. Với độ lớn đạt được, bà Phương ví, chứng khoán Việt Nam “giống như người mặc chiếc áo đã chật”, cần bước tiến mới. Thời gian tới, lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết sẽ tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra để bảo đảm cho thị trường chứng khoán phát triển bền vững, công khai, minh bạch; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm. Riêng về giải pháp nâng hạng thị trường, mới nhất, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 68, gỡ nút thắt về thanh toán cho nhà đầu tư ngoại. Tiến trình nâng hạng tăng tốc với kỳ vọng về đích trong năm 2025, như quyết tâm của Chính phủ. n 24 năm phát triển, thị trường chứng khoán đạt vốn hóa 300 tỷ USD ẢNH: MINH DŨNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ĐÃ CÓ HƠN 1.800 CỔ PHIẾU ĐƯỢC ĐĂNG KÝ NIÊM YẾT VÀ GIAO DỊCH. VỐN HÓA LÊN TỚI 70% CỦA GDP, TƯƠNG ĐƯƠNG 300 TỶ USD. Chứng khoán Việt Nam từ chỗ chỉ có 2 doanh nghiệp tiên phong lên sàn, đến nay, trước cột mốc tuổi 25, đã có hơn 1.800 cổ phiếu niêm yết, vốn hóa lên tới 70% GDP. Qua chặng đường thăng trầm, thị trường cho thấy còn nhiều dư địa phát triển. “Chiếc áo” đang mặc đã chật. “CHIẾC ÁO CHẬT” Thị trường vẫn phụ thuộc nhiều vào tâm lý nhà đầu tư cá nhân ẢNH: MINH DŨNG VIỆT LINH của thị trường chƄng kho½n “Chứng khoán Việt Nam giống như người mặc chiếc áo đã chật, cần bước tiến mới”. Bà VŨ THỊ CHÂN PHƯƠNG, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước KỶ NGUYÊN VƯƠN MÌNH

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==