TP - Thay vì bán lươn đồng ngay sau khi bắt được, người dân làng nghề chế biến lươn Phan Thanh đã sơ chế, chế biến thành đặc sản nhằm “nâng tầm” giá trị con lươn.
Được quảng cáo như một loại thực phẩm siêu chức năng, thậm chí tốt hơn cả sâm nhung, ăn lại có vị bùi, béo ngậy và thơm ngon nên con tằm tươi sống đang được người dân Hà thành săn mua về chế biến thành đủ món.
TPO - Cơ sở sơ chế thủy sản của bà Nga chuyên thu gom tôm chết, tôm thải loại rồi bơm tạp chất bán cho các đầu mối cung cấp vào nhiều nhà hàng, trung tâm tiệc cưới trên địa bàn Hà Nội.
Guốc, đuôi, chân, mõm, tai bò... bốc mùi hôi thối được một cơ sở ở Hà Nội sơ chế, luộc chín rồi bán cho các quán bia. Cơ quan chức năng sẽ tiêu hủy gần 4 tấn sản phẩm loại này.
Hơn 20 năm nay, cùng với mô hình trồng hành lá truyền thống của nông dân ở huyện Bình Tân (tỉnh Vĩnh Long) thì nhiều xóm lột, nhặt hành cũng ra đời. Công việc "làm đẹp" hành lá dần trở thành nguồn thu nhập ổn định cho hàng trăm hộ gia đình không đất sản xuất.
Châu chấu tươi sau khi đem về phải trải qua nhiều công đoạn chế biến, với hàng trăm người tham gia vặt cánh, cấu càng. Có cả một làng mà ở đó, hầu hết người dân đều tham gia “cấu chấu”.
TP - Khu vườn gần chục năm tuổi, rộng khoảng 8.000m2 của ông Lê Đức Ba (Thạnh Mỹ, Đơn Dương, Lâm Đồng) là một trong những vườn mắc ca sai quả nhất mà chúng tôi từng gặp, đặc biệt không ít chùm quả to bất thường.
Anh Trần Anh Tuấn (23 tuổi, Cầu Diễn, Hà Nội), người nhận mình là tác giả của bức ảnh "gà mau về với ông bà" cho hay, anh bất ngờ và lấy làm tiếc khi bức ảnh của mình bị nhiều trang mạng xã hội lấy lại, đặt lời tựa khác nhau gây xôn xao dư luận.
Qua đoạn Cầu Giẽ - Ninh Bình kháo nhau về chợ bán thịt chuột dọc đường, gần ga Cát Đằng. Cứ cách 50m, chỗ nào có có đốt rơm hun khói là chỗ đó bán thịt chuột.
Từ đồng vốn ít ỏi sau gần 1 năm đi làm thêm, 2 bạn sinh viên Nguyễn Thị Bích Phượng (1994) và Đỗ Thị Vân (1993) quyết định mở quán ăn vặt và có thu nhập hơn 30 triệu đồng/tháng.
Chỉ 130.000 đồng 1 con gà mía luộc sẵn. Tuy nhiên, nhiều tiểu thương buôn gà nghi ngờ đây là loại gà nhập từ Trung Quốc, để bảo quản về đến Việt Nam sẽ cần rất nhiều hương liệu.
Nếu vô tình chứng kiến quy trình, phụ gia sử dụng… và cả nơi “cư trú” của nguyên liệu làm các loại thực phẩm bình dân thường ngày như nem tai, giò tai, giò gà… được chế biến từ tai lợn, da gà… ở một cơ sở chế biến nhỏ lẻ hay một quán ăn tự sản xuất, nhiều người sẽ phải rùng mình, kinh hãi.
Nồi niêu xoong chảo cáu bẩn, thức ăn được bày biện la liệt dưới đất chẳng thèm che đậy, nhân viên quán thậm chí còn dùng tay không bốc thực phẩm để chế biến… Đã vậy, tất cả những công đoạn trên còn được thực hiện ngay cạnh một đống rác bẩn với nồng nặc mùi hôi thối…
Mỡ lợn (heo) bèo nhèo, hôi thối được thu gom từ chợ về, không qua sơ chế mà cắt khúc 5-10cm rồi cho thẳng vào chảo rán. Phần tóp mỡ được đựng trong những chiếc rổ, chậu đen kịt cáu bẩn bán cho dân bán đồ ăn chế biến sẵn.
Với thông tin truyền miệng ăn khoai mọc mầm rất độc nhiều gia đình đã bỏ vào sọt rác những củ khoai tây mọc mầm. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng có thể loại độc từ những củ khoai này để sử dụng tránh gây lãnh phí.
TPO - Thay vì lựa chọn lớp học ngoại khóa về nghệ thuật, thể thao hay đi tham quan, dã ngoại, hiện nay nhiều phụ huynh lại đưa con mình đến các lớp học nấu ăn.