Sinh viên sư phạm sắp được hỗ trợ sinh hoạt phí

TP - Bộ GD&ĐT đang hoàn thiện dự thảo nghị định quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với học sinh, sinh viên sư phạm.

Theo dự thảo, Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí ở mức 3,63 triệu đồng/tháng. Mức hỗ trợ chi phí sinh hoạt được áp dụng thống nhất trong năm học và hằng năm được điều chỉnh theo tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng. Hiện tại, sinh viên, học sinh sư phạm mới chỉ được miễn học phí.

Tuy nhiên, sinh viên sư phạm sẽ phải cam kết một số điều kiện như sau khi tốt nghiệp sẽ công tác trong ngành giáo dục với thời gian tối thiểu gấp hai lần thời gian đào tạo (kể từ ngày được tuyển dụng) sẽ không phải hoàn trả kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt.

Theo ông Bùi Văn Linh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và Công tác Học sinh, Sinh viên (Bộ GD&ĐT), từ năm 2019, sau khi Luật Giáo dục sửa đổi được Quốc hội thông qua, các trường ĐH tự chủ và được thu học phí cao hơn so với quy định hiện hành, tăng theo lộ trình hằng năm.

Từ thực tế này, Bộ GD&ĐT và Bộ Tài chính đã đề xuất nâng hạn mức tín dụng đối với học sinh, sinh viên và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý điều chỉnh mức cho vay. Theo đó, mức cho vay tối đa mới là 2,5 triệu đồng/tháng/người, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/12/2019.

Tuy nhiên, mức cho vay này, theo ông Linh, chỉ hỗ trợ được đối với những sinh viên đăng ký học các ngành hệ đại trà. Còn với những ngành chất lượng cao hay với một số trường tự chủ mức vay này chưa đáp ứng được.

Những ngày qua, thông tin các trường đại học (ĐH) tăng học phí sau khi tự chủ khiến nhiều học sinh, sinh viên, phụ huynh lo lắng, đặc biệt với những gia đình ở nông thôn, không có điều kiện kinh tế.  

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.