Sinh viên học bổng RMIT với hoài bão đóng góp cho cộng đồng nông thôn

SVVN - Đối với tân sinh viên ngành Cử nhân Kinh doanh (Kinh tế và Tài chính) Nguyễn Tấn Dũng, việc theo học tại RMIT với học bổng toàn phần sẽ là một chương mới trên hành trình thúc đẩy giáo dục ở các cộng đồng khó khăn vùng nông thôn.

Năm mười lăm tuổi, Dũng quyết định rời quê hương Đắk Lắk để vào Thành phố Hồ Chí Minh học trung học.

“Tôi sinh ra và lớn lên trong một cộng đồng khó khăn, nơi đa số mọi người dù chăm chỉ làm việc đến mấy thì cũng chỉ kiếm đủ tiền để sống qua ngày”, cựu học sinh chuyên Toán trường THPT chuyên Lê Hồng Phong cho biết.

“Giáo dục là hy vọng cứu cánh duy nhất. Vì vậy, tôi đã quyết tâm mở mang tầm nhìn của bản thân để có thể giúp đỡ mọi người bằng cách này hay cách khác”.

Trong ba năm học cấp ba, Dũng không chỉ đạt thành tích học tập xuất sắc mà còn trở thành một lãnh đạo năng nổ trong Đoàn Thanh niên trường, thông qua nhiều buổi cắm trại, lễ hội và chương trình kỹ năng mềm mà cậu bạn đã tham gia tổ chức cho các bạn học sinh khác.

Sinh viên học bổng RMIT với hoài bão đóng góp cho cộng đồng nông thôn ảnh 1

Sinh viên học bổng toàn phần RMIT Nguyễn Tấn Dũng từng là lãnh đạo Đoàn Thanh niên khi còn ngồi trên ghế trường trung học.

Dũng chia sẻ, chính nhờ tham gia làm tình nguyện viên cho sân chơi “Khoa học vui” dành cho thiếu nhi mà cậu bạn đã có được kinh nghiệm đầu tiên về gây quỹ và quản lý tài chính.

Trong vai trò trưởng dự án, Dũng đã nhận ra rằng quản lý tài chính bài bản là yếu tố then chốt để triển khai thành công sân chơi đó. Nhưng quan trọng hơn, đây có thể là chìa khóa giúp xóa đói giảm nghèo ở các vùng nông thôn.

Ý tưởng này đã lôi cuốn và thôi thúc Dũng đăng ký học ngành Kinh tế và Tài chính tại Đại học RMIT.

“Tôi ước mơ một ngày nào đó có thể trở thành chuyên gia tài chính, cụ thể là trong lĩnh vực quản lý quỹ và ngân hàng đầu tư.

Việc thông thạo tài chính cũng sẽ là bước đệm giúp tôi tiến gần hơn tới mục tiêu lâu dài là thành lập một quỹ khuyến học cộng đồng để hỗ trợ trẻ em kém may mắn ở các vùng nông thôn - giống như tôi hồi nhỏ”, Dũng nói.

Sinh viên học bổng RMIT với hoài bão đóng góp cho cộng đồng nông thôn ảnh 2

 Nguyễn Tấn Dũng là một trong tám sinh viên nhận Học bổng toàn phần của Đại học RMIT năm 2020.

Nguyễn Tấn Dũng là một trong tám sinh viên nhận Học bổng toàn phần của Đại học RMIT năm 2020. Học bổng danh giá này chi trả toàn bộ học phí chương trình cử nhân và được trao cho những ứng viên có kết quả học tập và khả năng lãnh đạo xuất sắc thời trung học.

“Học bổng này là động lực to lớn để tôi tiếp tục phấn đấu đạt được kết quả tốt nhất trong học tập, cũng như nuôi dưỡng mong muốn phục vụ cộng đồng trọn đời.

Tôi rất háo hức được tiếp xúc với môi trường học tập mới tại Đại học RMIT. Hành trình phía trước có thể đầy thử thách, nhưng cho dù tôi có thất bại bao nhiêu lần hay cảm thấy kiệt sức đến mức nào đi nữa, tôi vẫn sẽ tiếp tục vững bước trên con đường dẫn đến đích cuối của mình”,  Dũng nói.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Từ 24 - 28/4, Bộ GD - ĐT sẽ cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến

Từ 24 - 28/4, Bộ GD - ĐT sẽ cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến

SVVN - Bộ GD-ĐT vừa ban hành kế hoạch số 299/KH-BGDĐT về việc tổ chức Hội nghị tập huấn quy chế và nghiệp vụ tổ chức Kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2024. Từ 24/4 đến 28/4, Bộ sẽ tổ chức cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến trên Hệ thống quản lý thi. Thí sinh sẽ đăng ký dự thi chính thức từ 2/5 đến 17h ngày 10/5.
Chuyên gia mách nước để vượt qua áp lực thi cử

Chuyên gia mách nước để vượt qua áp lực thi cử

SVVN - “Giá trị con người không nằm ở điểm số, nhưng nó giúp con đường đi sau này dễ dàng hơn, nếu các bạn có mục tiêu và hoạch định được con đường đi của mình”, ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM chia sẻ tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", sáng 8/4, tại trường THPT Nguyễn Chí Thanh (Q. Tân Bình, TP. HCM).