'Siêu' cổ phiếu 6 tháng đầu năm, Ngân hàng và thép so kè ngôi đầu bảng

0:00 / 0:00
0:00
25/26 cổ phiếu ngân hàng tăng giá trong 6 tháng qua
25/26 cổ phiếu ngân hàng tăng giá trong 6 tháng qua
TP - Nửa đầu năm 2021, các chỉ số chứng khoán Việt Nam tăng trưởng ấn tượng, thanh khoản cao kỷ lục, trung bình 1 tỷ USD/ phiên. Cổ phiếu ngân hàng, thép là hai nhóm giao dịch sôi động nhất thị trường, cũng là nhóm dẫn dắt TTCK tăng mạnh những ngày qua.

Đua nhau lập đỉnh mới

6 tháng đầu năm 2021, VN-Index tăng 27,6%, đạt 1.408,55 điểm, lớn hơn kết quả 15% của cả năm 2020. Theo thống kê của Công ty chứng khoán VNDirect, VN-Index tăng vượt trội so với các nước trong khu vực và nhóm thị trường cận biên của MSCI. Chỉ số chứng khoán của Việt Nam tăng gần gấp đôi so với Hàn Quốc - KOSPI Index, ở vị trí thứ hai.

Đà tăng ấn tượng của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam được thúc đẩy bởi triển vọng kinh tế tươi sáng sau đại dịch, và môi trường lãi suất thấp, thu hút nhà đầu tư cá nhân trong nước. Nhờ dòng vốn nội đổ mạnh vào thị trường, 6 tháng đầu năm 2021, giá trị giao dịch trên 3 sàn đạt trung bình 1 tỷ USD/phiên. Con số này tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, ngành ngân hàng ghi nhận thanh khoản cao nhất nửa đầu năm 2021, chiếm tới 28,3% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường, tiếp theo là ngành bất động sản (chiếm 19,5% tổng GTGD toàn thị trường), chứng khoán (chiếm 9,3%), sắt thép (chiếm 8,4%) và thực phẩm & đồ uống (chiếm 7,1%).

Đáng chú ý, 25/26 cổ phiếu ngân hàng đã tăng giá trong 6 tháng qua, đua nhau lập đỉnh mới. VPB, VIB, LPB, SSB tăng trên 100%. Dù mới niêm yết 3 tháng, nhưng SSB lại là cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh nhất (145%). LPB - cổ phiếu chuyển sàn hồi cuối năm 2020 cũng tăng 141,5% trong nửa năm qua. LPB dần bứt tốc khi giới đầu tư có đồn đoán xung quanh những giao dịch nội bộ và sự xuất hiện của bầu Thụy (Nguyễn Đức Thụy) trên ghế nóng nhà băng.

Nếu cổ phiếu ngân hàng có giá trị giao dịch áp đảo, thì các mã ngành thép là nhóm tăng giá ấn tượng nhất 6 tháng đầu năm 2021. Trong đó, HPG là cổ phiếu đóng góp tích cực nhất cho VN-Index. HPG tăng mạnh 69% kể từ đầu năm, đưa tài sản của tỷ phú Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát lên 3,5 tỷ USD, đứng thứ 2 trong danh sách tỷ phú USD tại Việt Nam (theo Forbes).

Ông lớn “lẹt đẹt”

Ngược lại, do ảnh hưởng của các đợt bùng phát dịch COVID-19, cổ phiếu ngành điện, du lịch & giải trí, đồ uống có diễn biến giá kém tích cực nửa đầu năm 2021. Trong đó, VNM là nguyên nhân khiến VN-Index mất điểm nhiều nhất. VNM kết phiên 30/6 giá 90.400 đồng/ cổ phiếu, ra khỏi câu lạc bộ “3 chữ số” từ đầu tháng 4/2021, vốn hoá rơi xuống vị trí thứ 8. Cổ phiếu doanh nghiệp sữa lớn nhất Việt Nam đã mất giá hơn 16% so với đầu năm. Từ vị thế một trong những cổ phiếu được khối ngoại yêu thích, VNM liên tục bị bán ròng với giá trị hơn 6.300 tỷ đồng kể từ đầu năm, chỉ xếp sau mức bán ròng hơn 12.800 tỷ đồng HPG.

Nếu cổ phiếu ngân hàng có giá trị giao dịch áp đảo, thì các mã ngành thép là nhóm tăng giá ấn tượng nhất 6 tháng đầu năm 2021. Trong đó, HPG là cổ phiếu đóng góp tích cực nhất cho VN-Index, theo sau là nhóm cổ phiếu ngân hàng bao gồm VPB, TCB, CTG và nhóm bất động sản như NVL và VHM.

Lợi nhuận ròng quý 1/2021 của VNM giảm 6,5% so với cùng kỳ và là quý thứ 2 liên tiếp giảm. Chuyên gia VNDirect nhận định, VNM có thể tiếp tục chịu áp lực khi giá sữa bột, nguyên liệu toàn cầu tăng gần 33% kể từ đầu năm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng đặt mục tiêu lợi nhuận đi ngang và không có quá nhiều kế hoạch đầu tư lớn trong 5 năm tới, do năng lực sản xuất đã đảm bảo đáp ứng đến năm 2025.

Ngoài VNM, SAB, BID và VJC lần lượt là những cổ phiếu ảnh hưởng tiêu cực nhất đến chỉ số. SAB được dự đoán sẽ trở lại rổ VN30 (tháng 8/2021) nhưng giao dịch không mấy tích cực. Dù thanh khoản cải thiện với khối lượng giao dịch khớp lệnh hàng ngày vượt 100.000 cổ phiếu, nhưng 6 tháng đầu năm 2021, SAB giảm 12,5%, đóng cửa phiên 30/6 đạt 169.100 đồng/ cổ phiếu. Tuy nhiên, từ cuối tháng 6/2021, thị giá SAB có dấu hiệu cải thiện, bật tăng từ vùng 150.000 đồng/ cổ phiếu (tháng 5/2021).

Năm 2021, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) dự kiến sẽ thoái vốn tại Sabeco (SAB). Nếu SCIC thoái hết 36% vốn nhà nước tại Sabeco, ước tính với giá hiện tại, nhà nước sẽ thu về hơn 39.061 tỷ đồng.

MỚI - NÓNG