Siêu bão Goni đổ bộ Philippines, sức gió “không thể tin nổi”, áp thấp Atsani sắp thành bão

HHT - Cơn bão mạnh nhất thế giới trong năm 2020 - siêu bão Goni - đã đổ bộ Philippines với sức gió mạnh hơn dự báo, khiến nhiều kênh tin tức phải gọi là “không thể tin nổi”. Không những vậy, vùng áp thấp mới lại được dự báo sẽ mạnh lên thành bão trong vài ngày tới.

Chỉ ít ngày sau khi bị tàn phá bởi bão Molave, Philippines lại hứng một cơn bão nữa, lần này là siêu bão Goni. Goni là bão Cấp độ 5 và là cơn bão mạnh nhất đổ bộ trong năm nay, tính đến thời điểm này.

Siêu bão này, ở Philippines được gọi là Rolly, khiến gần 1 triệu người dân ở phía Nam Luzon - hòn đảo chính của Philippines - phải sơ tán, theo Reuters.

Siêu bão Goni đổ bộ Philippines, sức gió “không thể tin nổi”, áp thấp Atsani sắp thành bão ảnh 1 Người dân mang theo đồ đạc tới một trung tâm sơ tán ở tỉnh Albay (Philippines) vào ngày 31/10, trước khi siêu bão Goni đổ bộ. Ảnh: Charism Sayat/ AFP, Getty Images.

Goni đổ bộ với sức gió duy trì ở mức “không thể tin nổi” là 314 km/ giờ, khi vào đảo Catanduanes.

Cơ quan Khí tượng Philippines (PAGASA) nói trong một bản tin thời tiết rằng, trong hôm nay, Catanduanes và Luzon có khả năng sẽ hứng gió thảm khốc và mưa xối xả. Tất cả những điều này sẽ tạo nên tình hình đặc biệt nguy hiểm ở những khu vực đó, PAGASA cho biết.

Hình ảnh khi siêu bão Goni sắp đổ bộ Philippines, được đăng vào hôm nay, 1/11. Sức gió duy trì là 314 km/ giờ, gió giật lên tới 378 km/ giờ, có khả năng là cơn bão mạnh nhất trong lịch sử từng vào đất liền:
Sau khi vào Luzon thì PAGASA cho rằng Goni sẽ rời khỏi đất liền Philippines. Mặc dù siêu bão này có thể sẽ “yếu đi một chút” (theo PAGASA) ở Luzon, thì nó cũng vẫn là một cơn bão có sức tàn phá lớn.
Hình ảnh này được miêu tả là: "Khoảnh khắc đau đớn đối với Philippines":

Theo Weather Channel, siêu bão Goni là cơn bão lớn nhất vào đất liền trên Trái Đất kể từ sau siêu bão Haiyan năm 2013. Vào năm đó, siêu bão Haiyan cũng ập vào Philippines, khiến hơn 6.000 người thiệt mạng.

Hình ảnh Goni được miêu tả là “cơn bão quái vật”:

Và Goni không phải là cơn bão cuối cùng trong năm nay, thậm chí cũng không phải là cơn bão duy nhất khiến Philippines đang lo lắng. PAGASA đang theo dõi vùng áp thấp khác, tên là áp thấp Atsani, (lại) ở gần Luzon. Atsani được dự báo sẽ trở thành bão trong vài ngày tới.
Siêu bão Goni đổ bộ Philippines, sức gió “không thể tin nổi”, áp thấp Atsani sắp thành bão ảnh 2 Siêu bão Goni được dự báo sẽ vào Việt Nam sau vài ngày nữa. Ảnh: en24news.

Siêu bão Goni được dự báo có thể vào Việt Nam ngày 4/11.

Siêu bão Goni đổ bộ Philippines, sức gió “không thể tin nổi”, áp thấp Atsani sắp thành bão ảnh 3
MỚI - NÓNG
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
HHT - Nắng nóng sẽ diễn ra tại hầu hết các địa phương trên cả nước trong dịp nghỉ lễ, nếu có kế hoạch du lịch, vui chơi ngoài trời cần chú ý bảo vệ sức khỏe, tăng cường chống nắng tránh nguy cơ say nóng, đột quỵ. Thế nhưng liệu Hà Nội có nóng tới tận 41 độ C như dự báo của các ứng dụng thời tiết?

Có thể bạn quan tâm

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

HHT - Trong lúc mưa bão chưa từng có tiền lệ đang diễn ra, bầu trời ở thành phố Dubai (UAE) bỗng nhiên chuyển thành màu xanh lá cây và không khí dường như có một lớp bụi. Hình ảnh này khiến nhiều người sợ hãi, cho rằng trông giống như trong các bộ phim về thảm họa thiên nhiên. Vậy hiện tượng này được giải thích thế nào?
Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

HHT - Thời tiết miền Bắc đang nóng và ẩm, chính độ ẩm cao lại khiến nhiệt độ cảm nhận thực tế ngoài trời cao hơn nhiệt độ không khí, tức là con người cảm thấy nóng hơn. Nhưng vào mùa Đông, độ ẩm cao ở miền Bắc lại gây cảm giác lạnh hơn. Tại sao cùng là độ ẩm cao mà lại tạo những hiệu ứng trái ngược như vậy?