> BKAV: Có thể diệt virus 'ăn cắp' tiền ngân hàng
> Năm 2013, gia tăng gián điệp mạng
Theo ông Son, trong năm 2012 vấn đề an ninh, an toàn thông tin là thách thức hiện hữu. Sự phát triển nóng của CNTT, internet, mạng xã hội gây ảnh hưởng tới an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, vi phạm quyền tự do của công dân. Nhiều tội phạm công nghệ cao xâm phạm bí mật doanh nghiệp, chủ quyền quốc gia đã bị xử lý.
Để giải quyết các vấn đề trên, theo Bộ trưởng Son, Bộ đang xây dựng Luật An toàn Thông tin số. “Chúng tôi đã cử hai đoàn chuyên gia đi khảo sát, học tập kinh nghiệm các nước trên thế giới, đang xây dựng đề cương sơ bộ. Chúng tôi hy vọng đến năm 2014, Luật này sẽ được Quốc hội thông qua”, ông Son nói. Bộ TT&TT cũng đang trình Chính phủ dự thảo Nghị định 97 sửa đổi về quản lý internet.
Doanh nghiệp viễn thông yếu không còn chỗ đứng
“Năm 2012, dù có tới 50.000 doanh nghiệp phá sản song các doanh nghiệp viễn thông vẫn phát triển rất bền vững”, Bộ trưởng Son cho hay. Ông dẫn chứng năm qua, VNPT tổng doanh thu trên 130.000 tỷ đồng, lợi nhuận trên 8500 tỷ đồng; Viettel tổng doanh thu trên 141.000 tỷ đồng, lợi nhuận trên 27.000 tỷ đồng. Viettel còn phát triển ra thị trường bảy nước trên thế giới, doanh thu trên 600 triệu đô la Mỹ.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cũng khẳng định, năm 2012 thị trường viễn thông chứng kiến sự biến động rất lớn sau thời kỳ 10 năm phát triển tương đối êm ả. Chúng ta đã chứng kiến sự khai tử thương hiệu EVN Telecom. Sự ra đi của doanh nghiệp Nga Vinpelcom với việc khai tử thương hiệu Beeline. Nhiều doanh nghiệp viễn thông khác bị rút giấy phép hoạt động.
“Điều đó cho thấy thị trường viễn thông sẽ không có chỗ đứng cho doanh nghiệp yếu kém, chỉ còn các doanh nghiệp thực sự mạnh. Điều này phù hợp với quy luật thị trường, cũng phù hợp qui hoạch viễn thông đến năm 2020 của Việt Nam với mục tiêu phấn đấu có 3-4 doanh nghiệp dịch vụ viễn thông đủ mạnh”, Bộ trưởng Son nói.