TPO - Trong Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Di sản văn hóa vào chiều ngày 23/11 - Ngày Di sản văn hóa Việt Nam. Luật Di sản văn hóa đã có quy định về mua và đưa di vật, cổ vật có nguồn gốc Việt Nam từ nước ngoài về nước và bổ sung quy định về Quỹ bảo tồn di sản văn hóa.
TP - Ngay khi UNESCO vinh danh Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, nhiều nhà quản lý và chuyên gia đã lo ngại sự lệch chuẩn, biến tướng bùng phát. Gần đây nhất, Cục Di sản văn hóa đề nghị Bắc Ninh chấn chỉnh hoạt động thực hành hầu đồng sai lệch đã xảy ra ở nhiều địa phương.
TPO - Ngày 24/10, Sở VHTTDL tỉnh Bắc Ninh phối hợp với UBND huyện Yên Phong tổ chức "Liên hoan hát văn, hát chầu văn tỉnh Bắc Ninh lần thứ II - năm 2024". Cục Di sản văn hóa cho biết qua kiểm tra thực tế, tên gọi của hoạt động là liên hoan hát văn, hát chầu văn nhưng nội dung lại là biểu diễn thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ trên sân khấu.
TPO - Đây là một trong những nội dung đáng chú ý trong Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 84 của Chính phủ, quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố để lấy ý kiến rộng rãi.
TPO - Trong báo cáo gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Bắc Ninh đề nghị xem xét, thẩm định hồ sơ hiện vật kim bảo Hoàng đế chi bảo tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng (TP. Từ Sơn), trình Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia đợt 13, năm 2024.
TPO - Liên quan đến quy định thành lập cơ quan thanh tra di sản văn hóa, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cho biết đang chờ ý kiến chính thức của Chính phủ về việc này. Trong khi đó, quan điểm của Ủy ban Pháp luật là không quy định nội dung này trong Luật Di sản văn hóa sửa đổi.
TPO - Ngày 16/9, Cục Di sản văn hóa có văn bản khẳng định với những căn cứ pháp lý hiện hành, việc phục hồi, làm mới các sắc phong liên quan đến phủ Vân Cát (tỉnh Nam Định) là không thực hiện đúng quy định của Luật Di sản văn hóa. Thực tế, đây không phải lần đầu tiên chuyện phục dựng sắc phong tại phủ Vân Cát gây xôn xao dư luận.
TPO - Ngày 16/9, Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ra công văn đề nghị Sở VHTTDL tỉnh Nam Định dừng việc phối hợp với Viện Nghiên cứu Hán Nôm trong việc làm mới các sắc phong ở Phủ Vân Cát.
TPO - Sáng 27/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội (ĐBQH) hoạt động chuyên trách, thảo luận các dự án luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8, khoá XV.
TPO - Phản hồi ý kiến của các hộ dân nằm trong mốc giới thu hồi đất để thực hiện cải tạo di tích đền Bà Kiệu, đại diện Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội khẳng định: Khu vực 1 là khu vực bất khả xâm phạm, tức là phải bảo vệ nguyên trạng. Do vậy, việc gia đình đề nghị xây dựng các hạng mục phụ trợ là không phù hợp.
TPO - Ông Nguyễn Văn Hùng - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - cho biết mỗi địa phương buộc phải có suy nghĩ, có cách làm sáng tạo về du lịch đêm, tạo ra sản phẩm độc đáo, chuyên nghiệp, đặc sắc mang tính cạnh tranh cao.
TP - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa bổ sung 17 di sản vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Việc ghi danh vừa là tín hiệu vui, vừa mở ra cơ hội quảng bá văn hóa, du lịch cho địa phương, giúp di sản đến gần hơn với công chúng. Điều này cũng đặt ra những yêu cầu mới về phát huy giá trị di sản, tránh ghi danh ồ ạt nhưng lơ là nhiệm vụ bảo tồn bền vững.
TPO - Dự án đầu tư xây dựng, xây dựng công trình trong khu vực di sản thế giới, vùng đệm di sản thế giới phải tuân thủ yêu cầu bảo vệ môi trường, ngăn ngừa, kiểm soát các yếu tố tác động tới di sản thế giới theo quy định của luật này và quy định của UNESCO.
TPO - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, quá trình làm luật, cần hết sức cầu thị, lắng nghe các cơ quan, đối tượng chịu nhiều tác động trực tiếp, đối tượng gặp vướng mắc cần tháo gỡ, đảm bảo khả thi đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
TP - Dự kiến, phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra trong 3 ngày (từ 12 - 14/8), tại phòng họp Tân Trào, Nhà Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham dự, phát biểu khai mạc và cùng các phó chủ tịch Quốc hội điều hành các nội dung phiên họp.
TPO - Di tích Chùa Cầu (Hội An) gây tranh cãi khi khoác lên chiếc áo mới tươi sáng, màu sắc, không mang vẻ hoài niệm. Trước đó nhiều di tích, công trình kiến trúc gây xôn xao sau khi trùng tu.
TPO - Những cuộn phim nhựa từng là chuẩn mực của nền điện ảnh từ thuở sơ khai, gắn bó sâu sắc với thời kỳ vàng son đất nước. Tuy nhiên, hiện nay một số tác phẩm này không được quan tâm, bảo quản đúng mức khiến những di sản này bị hỏng hóc, rất khó khăn để phục chế. NSND Lan Hương, NSND Minh Châu ôn lại thời gian khó quay phim nhựa.
TPO - Phát biểu trước đại biểu của hơn 150 quốc gia có mặt tại Ấn Độ, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc nhấn mạnh những tư tưởng lớn và sâu sắc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về vai trò của văn hoá - nền tảng tinh thần của xã hội…
TPO - Bên lề hội thảo Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam trong khuôn khổ Lễ hội Sen Hà Nội 2024, PGS.TS. Đặng Văn Đông - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu rau quả - chia sẻ với Tiền Phong về việc đưa hoa sen thành quốc hoa của Việt Nam.
TPO - Tượng đồng nữ thần Durga là một trong những cổ vật có nguồn gốc từ Việt Nam bị buôn bán trái phép vào Hoa Kỳ. Ngày 18/6, tượng đồng nữ thần Durga đã về tới Việt Nam và được lưu giữ, bảo quản tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia (Hà Nội).
TPO - Đại biểu Quốc hội cho rằng, hiện số lượng bảo vật quốc gia ngày càng khan hiếm, chỉ còn “đếm trên đầu ngón tay”, nên phải đăng ký để quản lý, chỉ được bán cho người trong nước, có địa chỉ rõ ràng, tuyệt đối không được bán cho người nước ngoài.
Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam Hà Kim Ngọc nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của sự kiện này, một lần nữa cho thấy vị thế và uy tín quốc tế ngày càng cao của Việt Nam.
TP - Dự kiến đến cuối năm 2024, các quỹ tài chính nhà nước (TCNN) ngoài ngân sách do Trung ương quản lý khoảng 1,5 triệu tỷ đồng. Hằng năm, cơ quan chức năng rà soát, loại bỏ quỹ không hiệu quả, trùng lặp. Nhiều chuyên gia cho rằng, ngoài loại bỏ quỹ không cần thiết, cần có giải pháp giúp quỹ hoạt động hiệu quả, tránh lãng phí.
TP - Nhiều khu vực trong vùng lõi Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) hoàn toàn không có sóng điện thoại khiến du khách như bị “tách biệt” với thế giới. Các cấp, các ngành và địa phương đang quyết tâm phủ sóng toàn bộ vịnh.
TP - Từ ngày 4 - 6/6, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ tiến hành chất vấn 4 nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường, công thương, kiểm toán, văn hóa thể thao và du lịch. Với tinh thần “hỏi nhanh, đáp gọn, rõ vấn đề”, các đại biểu kỳ vọng phiên chất vấn sẽ diễn ra sôi nổi, trả lời thẳng thắn, đúng trọng tâm. Báo Tiền Phong ghi nhận ý kiến các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về phiên chất vấn này.
TPO - Các lĩnh vực được lựa chọn chất vấn tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội gồm: tài nguyên - môi trường; kiểm toán; công thương; văn hóa, thể thao, du lịch; giáo dục và đào tạo.
TPO - Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 39 nội dung, trong đó có 24 nội dung thuộc công tác lập pháp; 15 nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.
TPO - Trong phiên thảo luận tại Hội thảo Văn hóa 2024, các đại biểu chia sẻ khó khăn chung của các thiết chế văn hóa, thể thao. Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam 10 năm nay không thu hút được nhà đầu tư, Khu liên hợp Thể thao quốc gia "gánh" nhiều loại thuế.
TPO - Đây là thông tin được Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận T.Ư Nguyễn Xuân Thắng nêu ra tại Hội thảo Văn hóa năm 2024 với chủ đề “Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao” diễn ra ngày12/5 tại Quảng Ninh.