Sẽ miễn thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản?

Sẽ miễn thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản?
Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đang hoàn thành hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về việc miễn thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản giai đoạn từ ngày 1/7/2011 - 31/12/2013, nhằm góp phần hỗ trợ DN phát triển sản xuất, kinh doanh.

Những vướng mắc

Ngày 20/1/2014, Nghị định 203/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản có hiệu lực. Đến nay, báo cáo của 46/63 UBND các tỉnh, thành phố về việc thực hiện Nghị định 203/2013/NĐ-CP cho thấy: Công tác phối hợp quản lý của các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực khoáng sản, thuế được tăng cường, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước; loại bỏ được những DN yếu kém; góp phần quản lý tài nguyên khoáng sản của quốc gia…

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, việc thực hiện Nghị định 203/2013/NĐ-CP đã gây tranh cãi cho không ít DN. Bất cập nhất mà DN phản ánh là cách tính tiền cấp quyền khai thác trên cơ sở giá thuế tài nguyên, mà loại thuế này do từng địa phương quy định là chưa hợp lý. Bên cạnh đó, cũng chưa có quy định về hoãn, giãn (gia hạn) thời gian nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với DN chưa thể triển khai hoạt động khai thác khoáng sản do trường hợp bất khả kháng; chưa có quy định về việc hoàn trả, đối trừ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản trong trường hợp hết thời hạn khai thác nhưng trữ lượng khoáng sản của mỏ vẫn còn hoặc tổng trữ lượng đã khai thác nhỏ hơn trữ lượng được cấp theo giấy phép khai thác khoáng sản… gây khó khăn cho DN.

Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên thừa nhận, nhiều dự án khi xem xét cấp phép khai thác thiếu những thông tin cơ bản về địa chất và khoáng sản, dẫn đến việc xác định trữ lượng để tính tiền cấp quyền khai thác gặp khó khăn; một số giấy phép cấp trước Luật Khoáng sản năm 2010 có trữ lượng xác định theo các tài liệu tìm kiếm, đánh giá, mức độ tin cậy thấp, rủi ro cho đơn vị khai thác.

Doanh nghiệp hưởng ứng

Để giải quyết vướng mắc đang tồn tại, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ TN&MT, các địa phương chưa thu tiền cấp quyền này, vì nếu thực hiện hồi tố, truy thu, DN sẽ gặp khó khăn và không bảo đảm tính khả thi.

Thực tế, DN khai thác khoáng sản đã quyết toán chi phí năm, công bố lỗ, lãi, nộp các khoản thuế. Do đó, việc Bộ TN&MT đang hoàn thành hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về việc miễn thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản giai đoạn từ ngày 1/7/2011 - 31/12/2013 nhận được sự phản ứng tích cực của DN. Theo đại diện Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên, trong bối cảnh DN đã chịu rất nhiều loại thuế, phí, cộng thêm suy thoái về kinh tế mấy năm nay, thị trường gặp nhiều khó khăn. Nếu Chính phủ áp dụng thu và truy thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, sẽ tạo gánh nặng lớn đối với DN.

Nhận định của Bộ TN&MT, việc bổ sung nội dung miễn thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản là giải pháp góp phần khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào khai thác khoáng sản; mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả sử dụng khoáng sản trong sản xuất công nghiệp, giúp người lao động cải thiện đời sống, có thêm vốn tái đầu tư phát triển sản xuất.

Bên cạnh đó, việc không thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản cũng giúp DN ổn định sản xuất; người dân không phải chi trả những chi phí tăng thêm do giá nguyên liệu từ các sản phẩm được chế biến từ khoáng sản...

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.