Sau bão, bờ biển tại Huế tan hoang vì sóng dữ xâm thực

0:00 / 0:00
0:00
Nhà cửa khu vực bờ biển xã Hải Dương, TP Huế, trở nên tan hoang vì nạn sạt lở
Nhà cửa khu vực bờ biển xã Hải Dương, TP Huế, trở nên tan hoang vì nạn sạt lở
TPO - Mới đầu mùa mưa bão, nhưng tình trạng sạt lở đã diễn ra khốc liệt trên chiều dài hàng trăm mét tại vùng bờ biển xã Hải Dương, TP Huế, khiến nhiều hộ dân đối diện nguy cơ trôi đất, mất nhà, cuộc sống thiếu an toàn... do sóng lớn thường xuyên “khoan” sâu vào đất liền.

Gió lớn, triều dâng do ảnh hưởng của áp thấp và cơn bão số 7 vừa qua khiến tình trạng sạt lở ở vùng ven bờ biển xã Hải Dương diễn ra ở mức đáng báo động.

Sau bão, bờ biển tại Huế tan hoang vì sóng dữ xâm thực ảnh 1

Sạt lở do sóng lớn gây ra ăn sâu vào tận móng nhà dân

Những ngày qua, tại vùng bờ biển xã Hải Dương xảy ra tình trạng nước biển xâm thực ăn sâu vào nền móng của các hàng quán, nhà dân.

Sau bão, bờ biển tại Huế tan hoang vì sóng dữ xâm thực ảnh 2

Hàng quán tại bãi tắm tiêu điều do nước biển xâm thực gây nên

Sạt lở bờ biển, nạn xâm thực ăn sâu vào đất liền hiện đe dọa đến đời sống của nhiều người dân và sẵn sàng "nuốt chửng" cụm rừng phòng hộ ven biển xã Hải Dương. Nhiều hộ có hàng quán kinh doanh phục vụ khách du lịch tại bãi tắm Hải Dương ngày đêm sống trong lo lắng, sợ hãi. Một số hộ dân đành chấp nhận "bỏ của chạy lấy người", rời bỏ hàng quán, nhà cửa, di dời vào phía bên trong thôn, để đảm bảo an toàn tính mạng.

Sau bão, bờ biển tại Huế tan hoang vì sóng dữ xâm thực ảnh 3
Sau bão, bờ biển tại Huế tan hoang vì sóng dữ xâm thực ảnh 4

Biển "nuốt" đất, người dân ngậm ngùi bỏ lại nhà cửa, hàng quán để rời đi

Bà Hồ Thị My (48 tuổi, ngụ thôn Thai Dương Hạ, xã Hải Dương), chủ một cơ sở kinh doanh, cho biết: “Những ngày qua, nhiều ngôi nhà ở trong khu vực đã bị sóng lớn đánh sạt lở phần chân móng, có thể đổ sập bất cứ lúc nào. Người dân phải di dời đến nơi an toàn phía trong thôn”.

Sau bão, bờ biển tại Huế tan hoang vì sóng dữ xâm thực ảnh 5

Ngôi nhà này từng bị nước biển tràn qua, mang theo vô số phế phẩm biển khơi tấp vào

Sau bão, bờ biển tại Huế tan hoang vì sóng dữ xâm thực ảnh 6

Dân bất đắc dĩ phải rời đi khỏi khu vực từng là nơi làm ăn, sinh sống

Anh Nguyễn Minh Phước (33 tuổi, ngụ thôn 2, xã Hải Dương) kể lại: “Đợt mưa bão vừa rồi, sóng dâng cao 3 đến 4 mét, đánh thẳng vào những hàng quán dọc bãi tắm này. Sóng lớn còn tràn lên đường đi, cách bờ biển hơn 20m. Các hàng quán giờ phải đóng cửa, người dân khẩn cấp dời đi vì quá nguy hiểm”.

Sau bão, bờ biển tại Huế tan hoang vì sóng dữ xâm thực ảnh 7

Khung cảnh vắng vẻ ở vùng sạt lở

Theo kiểm tra bước đầu của cơ quan chức năng, đến thời điểm hiện nay, sóng lớn và triều cường đã gây sạt lở, xâm thực vào khu vực gần mũi kè bờ biển xã Hải Dương trên chiều dài khoảng từ 250-300 mét, ăn sâu vào bên trong đất liền từ 15-20 mét. Vị trí xảy ra sạt lở chưa được đầu tư xây kè kiên cố để giữ đất.

Sau bão, bờ biển tại Huế tan hoang vì sóng dữ xâm thực ảnh 8

Nhà cửa có nguy cơ sập đổ bất cứ lúc nào

Được biết, cùng với khu vực xã Hải Dương, tại Thừa Thiên Huế còn khoảng 20km bờ biển thuộc các xã thường xuyên bị xâm thực, sạt lở mỗi khi có mưa bão, nhưng chưa có điều kiện kinh phí để đầu tư xây kè kiên cố hóa chống xâm thực.

Theo Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai & Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế, cơ quan chức năng và chính quyền địa phương hiện theo dõi diễn biến sạt lở bờ biển xã Hải Dương; đồng thời, khuyến cáo người dân di dời khỏi khu vực nguy hiểm, không kinh doanh hàng quán trong mùa mưa bão. UBND tỉnh cũng đã đưa ra giải pháp đầu tư xây kè chắn bảo vệ bờ biển khu vực sạt lở, với chiều dài khoảng 300 mét, cùng với vùng cửa biển Thuận An, giao Ban QLDA Xây dựng giao thông tỉnh làm chủ đầu tư. Do chưa bố trí được nguồn vốn, nên hiện nay công trình dự án chưa thể triển khai.

MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.